Linh Chi

6 cách đánh lừa bộ não để trải nghiệm những điều kỳ diệu

Đăng 8 năm trước

Đã bao giờ bạn muốn thoát khỏi một câu hát ngớ ngẩn cứ lặp đi lặp lại trong đầu chưa? Hay bạn muốn thử cưỡi một chú kỳ lân dưới cầu vồng. Hãy thử 6 mẹo sau nhé!

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đánh lừa bộ não chưa? Hãy thực hiện 6 mẹo sau đây để có những trải nghiệm vô cùng lý thú với bộ não của chính mình.

1. Giảm đau

Mô tả hình ảnh

Nếu bạn bị cắt vào tay, hãy xoay ngược một cái ống nhòm và nhìn vết thương qua đó, bạn sẽ thấy đau đớn giảm đi rất nhiều. Đây chính là kết quả của một nghiên cứu tại trường Đại Học Oxford. Vì vết thương trông nhỏ đi do đó các đối tượng sẽ cảm thấy ít đau hơn. Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này cho thấy chúng ta có thể đánh lừa bộ não trong việc kiểm soát cảm giác.

2. Giãn cách thời gian 

Mô tả hình ảnh

Giãn cách thời gian là cách để bạn có thể làm việc hiệu quả và ghi nhớ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc dành thời gian cho não nghỉ ngơi sau khi học tập, nghiên cứu là vô cùng quan trọng để củng cố trí nhớ. Sau mỗi 60-90 phút học, hãy nghỉ 5 phút. Điều này không chỉ tốt cho não, mà còn tốt cho mắt, đặc biệt là với những người phải làm việc với máy tính trong một thời gian dài.     

3. Cơ thể và bộ não của bạn có thể hoạt động ở mức tối ưu chỉ với hai giờ ngủ

Mô tả hình ảnh

Các bác sỹ thường nói 6-7 giờ ngủ là cần thiết với tất cả mọi người. Đúng là như vậy, nhưng nếu bạn cần nhiều thời gian làm việc hay học tập hơn thì “lịch trình ngủ Uberman” có thể giúp bạn. Đây là phương pháp tối đa hóa giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh) và giảm thiểu giấc ngủ non – REM. Trong khi các giai đoạn khác của giấc ngủ giúp cơ thể chữa lành vết thương và phát triển, thì giấc ngủ REM sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy được nghỉ ngơi và giữ bộ não sắc bén.

Thay vì ngủ hẳn 6-7 tiếng liền nhau, bạn phải ngủ 20-30 phút nhiều lần trong cả ngày. Ví dụ như ngủ 20 phút vào lúc 2 giờ sáng, 6 giờ sáng, 10 giờ sáng, 2 giờ chiều, 6 giờ tối, 10 giờ đêm. Vài ngày đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn, nhưng sau ngày thứ ba cơ thể bạn sẽ học được cách thích nghi với giấc ngủ REM.

4. Ghi nhớ liên kết

Mô tả hình ảnh

Ghi nhớ liên kết là cách nhớ dựa vào những sự vật sự việc xảy ra ở lần đầu tiên bạn học bất kỳ một điều gì. Chẳng hạn như, bạn cố gắng ghi nhớ nội dung bài học tại một căn phòng cố định, đến khi vào bài kiểm tra, hãy mường tượng lại căn phòng đó, rồi dần dần bạn sẽ nghĩ ra cách các bạn đã học và nội dung bài học.

5. Thoát khỏi những câu hát ngớ ngẩn quấy rầy bộ não của bạn

Mô tả hình ảnh

Đã bao giờ bạn nghe một bài hát và bị mắc kẹt với nó mãi. Dù là một câu hay một đoạn thì nó vẫn cứ lặp đi lặp lại trong bộ não của bạn, mà bạn thậm chí còn không có ý định nghĩ về nó. Đây được gọi là hiệu ứng Zeigarnik. Về cơ bản đây là việc bộ não của bạn gặp vấn đề với một việc nào đó bị bỏ dở. Do đó, nếu gặp trường hợp này, hãy nghĩ đến câu cuối hoặc đoạn cuối cùng của bài hát và nó sẽ biến mất ngay sau đó.   

6. Huấn luyện bộ não để trải nghiệm ảo giác

Mô tả hình ảnh

Có thể các bạn không tin nhưng chúng ta không cần phải tốn một xu để sử dụng những loại thuốc có hại cho cơ thể, chỉ vì mục đích thoát ra khỏi thực tại cuộc sống trong vài phút. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc đài radio, một quả bóng bàn, một đèn phát ra ánh sáng đỏ. Đầu tiên, hãy bật radio lên, chỉnh đến một kênh chỉ có tiếng rè của sóng và đeo tai nghe vào. Sau đó, cắt đôi quả bóng bàn và đặt lên mắt. Tiếp theo, bật đèn đỏ lên sao cho ánh sáng chiếu thẳng vào mắt bạn. Cuối cùng là ngồi yên ít nhất nửa tiếng và tận hưởng thế giới kỳ diệu mà não bộ mang đến cho bạn

Đây được gọi là hiệu ứng Ganzfeld. Nó hoạt động trên nguyên lý chặn hầu hết các tín hiệu đến não. Do đó, bộ não của bạn có thể tập trung vào việc tạo ra những hình ảnh của riêng nó. Nhưng nhớ rằng, luôn luôn nghĩ đến những điều hạnh phúc, vì bạn không muốn những cơn ác mông mắc kẹt trong não mãi đâu.

Nguồn: indiatimes  

Linh Chi dịch

Bạn có thể xem các bài viết khác của mình nếu thấy hứng thú:

Chủ đề chính: #đánh_lừa_bộ_não

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn