Dorothy Tran

7 thói quen phổ biến làm cho bạn không hạnh phúc

Đăng 8 năm trước

Hoàn cảnh chắc chắn có thể làm cho cuộc sống không hạnh phúc. Nhưng một phần, thường là phần lớn bất hạnh đến từ suy nghĩ, hành vi và thói quen của chúng ta.

Mô tả hình ảnh

Hoàn cảnh chắc chắn có thể làm cho cuộc sống không hạnh phúc. Nhưng một phần, thường là phần lớn bất hạnh đến từ suy nghĩ, hành vi và thói quen riêng của chúng ta. Rất ít thôi những điều làm cho cuộc sống được hạnh phúc hơn đó chính là tất cả những gì ở trong bản thân các bạn và trong cách bạn suy nghĩ.

Những thói quen mà chúng ta mắc phải thường đóng một vai trò rất quan trọng cuộc sống của chúng ta. Những thói quen đó ảnh hưởng đến hành vi của chính chúng ta và điều khiển hành động của chúng ta mà chúng ta không hề hay biết. Do đó, thật quan trọng nếu xác định được những thói quen đã ngăn cản chúng ta tận hưởng cuộc sống, và khắc phục những thói quen đó càng sớm càng tốt.

Dưới đây là 7 trong những thói quen phổ biến nhất có thể tạo ra khá nhiều bất hạnh trong thế giới nhỏ bé của riêng bạn; và chia sẻ những cách để giúp bạn giảm thiểu hoặc vượt qua những thói quen trong cuộc sống. Nếu bạn nhận thấy bạn có bất kỳ một trong những thói quen này, bạn nên từ bỏ và bạn sẽ cảm thấy mọi thứ tốt hơn rất nhiều.

1. Đòi hỏi sự hoàn hảo:

Liệu cuộc sống có phải hoàn hảo trước khi bạn đang hạnh phúc? Bạn phải hành xử theo một cách hoàn hảo và nhận được kết quả hoàn hảo để được hạnh phúc? Trong khi đó, hạnh phúc thì không dễ dàng có được. Trói buộc vai trò của bạn ở một mức độ quá sức thường dẫn đến lòng tự trọng của bạn bị giảm xuống và bạn cảm giác như bạn không đủ năng lực mặc dù bạn có thể đã có rất nhiều kết quả tốt hoặc xuất sắc. Bạn và những gì bạn làm là không bao giờ đủ và đủ cả, ngoại trừ có thể có lúc nào đó bạn cảm thấy như điều gì đó chỉ hơi là hoàn hảo.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

3 cách sau sẽ giúp bạn bỏ được thói quen cầu toàn và trở nên thoải mái hơn:

  • Chỉ làm vừa đủ tốt. Đòi hỏi sự hoàn hảo thường đẩy dự án hoặc một việc gì đó sẽ không bao giờ được hoàn thành. Vì vậy, nên hoàn thành vừa đủ tốt; nhưng đừng sử dụng nó như là một cái cớ để buông lơi. Mà chỉ đơn giản nhận ra rằng có một cái gì đó gọi là vừa đủ khi bạn ở thời điểm để hoàn thành bất cứ việc gì đó mà bạn đang làm.
  • Đề ra một thời hạn. Bạn lập thời hạn cho mỗi lần bắt đầu với một điều gì mới. Bởi vì khi bạn chỉ làm và thực hiện một việc gì đó cho đến khi hoàn thành mà không đề ra thời hạn thì bạn thường xen vào giữa chừng những công việc không liên quan khác. Vì vậy, đề ra một thời hạn giúp cho bạn như bị hối thúc và bỏ qua những niềm vui bất chợt để tập trung hoàn thành công việc chính.
  • Nhận ra cái giá khi bạn mua sự hoàn hảo. Đây là một lý do rất hiệu quả để có được sự hoàn hảo và bạn luôn tự nhủ rằng những suy nghĩ về sự hoàn hảo luôn bật lên trong tâm trí của bạn. Bằng cách xem quá nhiều phim, nghe quá nhiều bài hát và chỉ tham gia vào cái thế giới rất dễ dàng ru ngủ bạn trong những giấc mơ của sự hoàn hảo. Điều đó nghe có vẻ rất hay và tuyệt vời và bạn muốn nó.

Nhưng trong cuộc sống thực tế, những thứ đó xung đột với thực tế và có xu hướng gây ra nhiều đau khổ và căng thẳng cho bạn và cho những người xung quanh bạn. Nó có thể gây tổn hại hoặc có thể dẫn bạn đến kết thúc mối quan hệ, công việc, các dự án ...chỉ bởi vì mong đợi của bạn là thoát ra khỏi thế giới thực tế này. Điều này rất hữu ích để nhắc nhở bạn về thực tế đơn giản này.

2. Sống trong biển những lời nói tiêu cực:

Chúng ta không phải tách riêng là một hòn đảo. Những người chúng ta giao tiếp, những gì chúng ta đọc, xem và nghe có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ. Điều đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều để được hạnh phúc hơn nếu bạn để cho mình bị lôi kéo bởi những lời nói tiêu cực. Những lời nói cho bạn biết rằng cuộc sống sẽ phần lớn luôn luôn là bất hạnh, nguy hiểm và đầy sợ hãi và giới hạn. Những lời nói xem cuộc sống từ một quan điểm tiêu cực.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

Thay thế những điều tiêu cực bằng những điều có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ hơn. Đó có thể giống như một thế giới mới hoàn toàn được mở ra. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian với những người tích cực, âm nhạc đầy cảm hứng và những cuốn sách, phim ảnh và truyền hình những thứ làm cho bạn cười và nghĩ về cuộc sống theo một cách mới. Bạn có thể bắt đầu từ điều nhỏ nhặt. Ví dụ, hãy thử đọc một trang blog hoặc một quyển sách thăng hoa hoặc nghe đọc một cuốn sách khi ăn sáng một ngày nào đó trong tuần này thay vì đọc báo hay xem tin tức buổi sáng trên truyền hình.

3. Mắc kẹt quá nhiều về quá khứ và tương lai: 

Bạn dành nhiều thời gian của bạn cho quá khứ và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ đau đớn, những xung đột, những cơ hội bị bỏ lỡ và như vậy có thể làm tổn thương bạn rất nhiều. Bạn dành nhiều thời gian của bạn cho tương lai và tưởng tượng ra những điều bạn có thể làm sai trong công việc, trong mối quan hệ của bạn và với sức khỏe của bạn; những điều này có thể tạo nên các kịch bản các cơn ác mộng kinh hoàng lởn vởn trong đầu của bạn. Khi ngay ở đây ngay bây giờ trong cuộc sống mà bạn dành thời gian cho quá khứ và tương lai cứ như thế, bạn có thể bị bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời.

Điều này thật sự không tốt chút nào nếu bạn muốn được hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

Hãy thôi nghĩ nhiều về quá khứ hay tương lai. Và điều tất nhiên quan trọng là lập kế hoạch cho ngày mai và trong năm tới và cố gắng học hỏi từ quá khứ của bạn. Vì vậy, bạn cố gắng tốt nhất nên dành với thời gian của bạn, phần lớn thời gian hàng ngày cho cuộc sống trong hiện tại. Chỉ cần được ở đây ngay bây giờ và đang được tập trung hoàn toàn vào những việc bạn đang làm dù chỉ là việc nhỏ; hay đơn thuần là thời gian ăn trưa, bạn nên thoát khỏi công việc để chỉ chuyên tập trung ăn trưa một cách thoải mái.

Dù bất cứ việc gì bạn đang làm bạn cố gắng làm được nó cho hoàn thiện và đừng bồng bềnh suy nghĩ vào tương lai hay quá khứ. Nếu bạn lại rơi vào trạng thái thả thồn vào tương lai hay quá khứ, bạn nên chỉ tập trung thở đều một vài phút hoặc vẫn ngồi yên và dùng tất cả các giác quan vào cho tất cả mọi thứ xung quanh bạn ngay bây giờ trong một chốc lát. Bằng cách làm một trong những điều này giúp cho bạn có thể sắp xếp lại bản thân mình với thời gian hiện tại một lần nữa.

4. So sánh bản thân và cuộc sống của bạn với những người khác và cuộc sống của họ:

Một thói quen hàng ngày rất phổ biến và không tốt chút nào đó là liên tục so sánh cuộc sống của bạn và chính bạn với người khác và cuộc sống của họ. Bạn so sánh xe hơi, nhà ở, việc làm, giày dép, tiền bạc, các mối quan hệ, địa vị xã hội… Và đến cuối ngày, bạn liên tục dằn vặt và sinh ra rất nhiều cảm xúc tiêu cực.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

Thay thế thói quen có hại đó bằng hai thói quen khác như sau:

  • So sánh mình với chính mình. Đầu tiên, thay vì so sánh mình với người khác thì hãy tạo ra thói quen so sánh mình với chính mình. Xem bạn đã trưởng thành bao nhiêu, bạn đã đạt được những thành tựu gì và bạn đã thực hiện những bước tiến gì để hướng tới mục tiêu của bạn. Thói quen này giúp ích trong việc tạo ra sự biết ơn, sự cảm kích và sự đối đãi tốt với chính mình khi bạn nhận ra bạn đã tiến xa như thế nào, những chướng ngại vật mà bạn đã vượt qua và những điều tốt mà bạn đã làm. Bạn cảm thấy tốt về bản thân mà không cần phải suy nghĩ kém hơn người khác.
  • Hãy tử tế. Theo kinh nghiệm, cách bạn cư xử và suy nghĩ về những người khác dường như có một ảnh hưởng rất lớn vào cách bạn đối xử với chính mình và suy nghĩ về chính mình. Phán xét và chỉ trích người khác nhiều hơn thì bạn có xu hướng phán xét và chỉ trích bản thân càng nhiều hơn (thường hầu như một cách tự động). Hãy đối xử tốt hơn với những người khác và giúp họ càng nhiều thì bạn có xu hướng đối xử tốt và làm điều có ích cho mình càng nhiều hơn.

Hãy tập trung vào những điều tích cực trong chính bản thân mình và những người xung quanh bạn. Đánh giá cao những gì là tích cực của chính mình và những người khác. Bằng cách này bạn trở nên ổn hơn với chính mình và mọi người trong thế giới của bạn thay vì so sánh họ với bạn và sinh ra sự khác biệt trong tâm trí của bạn.

Và hãy nhớ rằng, bạn không thể giành chiến thắng nếu bạn tiếp tục so sánh. Chỉ cần có ý thức thực hiện điều này thì rất có ích. Cho dù bạn làm gì ban có thể càng luôn luôn thấy có người khác trên thế giới có nhiều thứ hơn bạn hoặc là tốt hơn so với bạn tại một điểm gì đó.

5. Tập trung vào các chi tiết tiêu cực trong cuộc sống:

Nhìn thấy những khía cạnh tiêu cực của tình huống nào đó mà bạn vướng vào và nhấn mạnh những chi tiết; đó là một cách chắc chắn làm cho chính bạn không hạnh phúc. Và làm trùng xuống tâm trạng của tất cả mọi người xung quanh bạn.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

Khắc phục thói quen này bạn có thể trở nên khôn khéo. Có một điều làm cho bạn từ bỏ thói quen cầu toàn; đó chính là việc bạn chấp nhận rằng mọi thứ và mọi tình huống đều sẽ có mặt tích cực và nhược điểm chứ không phải là suy nghĩ rằng tất cả các vấn đề phải luôn là tích cực và tuyệt vời. Bạn chấp nhận những điều này vì vốn dĩ như thế. Bằng cách này bạn có thể bỏ qua một cách tình cảm và lý trí những gì là tiêu cực thay vì quá chú ý vào nó và tạo ra cả một núi trăn trở.

Một điều đơn giản nữa là tập trung vào việc kiến tạo, thay vì tập trung vào việc nhấn mạnh và than vãn về những chi tiết tiêu cực. Bạn có thể làm như vậy bằng cách đặt những câu hỏi tốt hơn. Câu hỏi ví dụ như là: Làm thế nào tôi có thể biến điều tiêu cực này thành một cái gì hữu ích hay tích cực? Làm thế nào tôi có thể giải quyết vấn đề này? Nếu bạn đang phải đối mặt với những gì bạn bắt đầu nghĩ đó là một vấn đề thì bạn có thể sử dụng một giải pháp thứ ba, bạn có thể tự hỏi: ai quan tâm chứ? Và rồi, bạn thường sau đó nhận ra rằng điều này thực sự không phải là một vấn đề.


6. Cuộc sống hạn chế bởi vì bạn tin rằng thế giới xoay quanh bạn:

Nếu bạn nghĩ rằng thế giới xoay quanh bạn và bạn đứng im bởi vì bạn sợ những gì mọi người có thể nghĩ hay nói nếu bạn làm điều gì đó khác hoặc điều gì mới;  sau đó bạn đang đặt ra một số giới hạn rất lớn về cuộc sống của bạn. Làm sao đây?

Bạn có thể trở nên ít cởi mở để thử những điều mới và phát triển. Bạn có thể nghĩ rằng những lời chỉ trích và tiêu cực mà bạn gặp phải là về bạn hay rằng đó là lỗi của bạn trong tất cả mọi lúc (trong khi nó trong thực tế có thể là về những người khác có tuần tồi tệ hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể đọc được suy nghĩ của họ). Bạn nên nhận ra rằng sự nhút nhát của bạn khiến cho mọi bạn nghĩ mọi người quan tâm rất nhiều về những gì bạn sắp nói hay làm.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

  • Hãy nhận ra rằng mọi người không quan tâm quá nhiều về những gì bạn làm. Họ cũng có bàn tay đầy lo toan về cuộc sống riêng của họ thay vì mọi người nghĩ ngợi về chúng. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy ít quan trọng tâm trí của bạn. Nhưng nó cho bạn được chút ít rảnh rỗi nếu bạn thích điều đó.
  • Tập trung hướng ra ngoài. Thay vì nghĩ về bản thân mình và làm thế nào mọi người có thể cảm nhận được bạn mọi lúc, thì hãy hướng về những người xung quanh bạn. Lắng nghe họ và giúp đỡ họ. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng của bạn và giúp bạn giảm được sự tập trung vào chính bạn.

7. Cuộc sống quá phức tạp:

Cuộc sống có thể khá phức tạp. Điều này có thể tạo ra những căng thẳng và bất hạnh. Nhưng phần lớn điều này thường được tạo ra bởi do chúng ta. Thế giới có thể trở nên phức tạp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo ra những thói quen mới mà làm cho cuộc sống của bạn đơn giản hơn một chút.

Làm thế nào để khắc phục thói quen này?

  • Phân nhỏ sự tập trung sự quan tâm của bạn vào mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Bạn nên thay thế thói quen phức tạp đó bằng thói quen chỉ làm một việc tại một thời gian nhất định trong ngày, liệt kê một danh sách nho nhỏ những công việc phải làm với 2-3 mục công việc rất quan trọng và viết ra mục tiêu quan trọng nhất của bạn trên bảng trắng và xem nó mỗi ngày.
  • Có quá nhiều thứ. Bạn thay thế thói quen đó bằng cách hỏi đơn giản chính bản thân bạn: Bạn có dùng thứ này trong năm qua? Nếu không dùng thì bạn đem cho đi hoặc vứt nó đi.
  • Tạo mối liên quan bất kỳ trong tâm trí của bạn. Đọc suy nghĩ là rất khó. Vì vậy, thay vì đặt câu hỏi và giao tiếp. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu những xung đột không cần thiết, hiểu lầm, tiêu cực, lãng phí hoặc thời gian và năng lượng.
  • Vùi đầu vào hộp thư. Bạn chỉ dành ít thời gian và năng lượng của bạn để kiểm tra email một lần mỗi ngày và viết email ngắn hơn một chút (nếu có thể thì không quá 5 câu.)
  • Chìm trong sự căng thẳng và rối bời. Khi bị căng thẳng, thả hồn vào một vấn đề hoặc quá khứ hay tương lai trong tâm trí, như đã đề cập ở trên, hít thở bằng bụng dưới trong hai phút và chỉ tập trung việc hít thở không khí. Điều này sẽ làm dịu cơ thể của bạn xuống và đem tâm trí của bạn trở lại vào thời điểm hiện tại lần nữa. Sau đó, bạn lại có thể bắt đầu tập trung vào làm những gì quan trọng nhất đối với bạn.

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Chủ đề chính: #không_hạnh_phúc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn