irenemh

8 nguyên tắc làm chủ cuộc đời bạn

Đăng 7 năm trước

Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống quá bâp bênh và đảo lộn, có bao giờ bạn thấy mất tự chủ và lạc mất cuộc đời bạn. Với 8 nguyên tắc cần thiết, bạn một lần nữa tự làm chủ cuộc đời mình. Cùng OhayTV khám phá những điều bổ ích

1. Học cách chấp nhận và trân trọng bản thân nhiều hơn

Bạn cần biết rằng mỗi đặc điểm bạn có đều được đánh giá từ hai hướng tích cực và tiêu cực trong mắt người khác. Căn bản,tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và bối cảnh mà bạn thể hiện bản thân. Mỗichúng ta đều có riêng một hình mẫu bản thân, trong khi đó, những người khác lại nhìn nhận ta theo các quan điểm riêng, và sự thật là điều nằm giữa hai chiều nhìn nhận đó. Nói cách khác, đừng để tâm quá nhiều đến những lời chỉ trích cũng như đừng tự cao quá về bản thân; hãy học cách chấp nhận cả điểm tích cực và tiêu cực của bạn, và tập trung khắc phục những điểm hạn chế mà bạn thật sự muốn loại bỏ.

Từ bỏ ý định trở thành một người nào đó được nhiều người ngưỡng mộ, và quyết tâm trở thành người mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn cố lấy lòng hết tất cả mọi người, kết quả sau cùng chỉ làm bạn đánh mất chính bản thân mình.

2. Học cách kiểm soát tài chính:

Một nguyên do nữa khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng và bất lực xuất phát từ vấn đề tài chính. Dù có chấp nhận hay không, tiền cũng là một dạng của quyền lợi, thiếu nó, chúng ta dường như trở nên thiếu tự tin và không an tâm về cuộc sống.

Nếu bạn đang đau đầu về tài chính, có hai giải pháp giúp bạn. Bạn phải cân nhắc xem mình nên làm gì để tăng thu nhập,một là bạn phải cố gắng hết mình để đạt được một chức vụ, công việc có mức lương cao hơn; hoặc bạn cần rà soát lại việc chi tiêu hàng ngày.

Hãy thử tính xem bạn cần chi tiêu bao nhiêu cho sinh hoạt cơ bản, các nhu cầu khác và lập nên bảng chi tiêu: thực tế bạn có thể tìm được các cách phân bổ chi tiêu theo phần trăm dựa vào nhu cầu, ví dụ bạn có 5 triệu tiền lương, bao nhiêu phần trăm sẽ dành cho sinh hoạt hàng ngày, bao nhiêu cho việc học hành, cho việc vui chơi giải trí, cho việc tiết kiệm... Điều đó phụ thuộc vào các nhu cầu riêng của mỗi người.

Bạn cũng có thể tiết kiệm thông qua các chương trình khuyến mãi sản phẩm, ăn uống hoặc tái sử dụng các vật dụng mà không cần thiết phải mua mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm thêm thu nhập như thanh lý bớt vật dụng, xem quảng cáo, viết lách…Số tiền này có thể được dùng vào tài khoản ngân hàng để sinh lời. Một lần nữa, đừng bỏ hết tiền của bạn vào tài khoản ngân hàng vì bạn phải dự trù cho những trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra.

3. Biết được vị thế của mình

Thật sai lầm khi đánh giá người khác qua việc họ kiếm được bao nhiêu trong công việc, tuy nhiên, không thể phủ nhận tiền cũng là một mức đo để đánh giá năng lực và kiến thức của bạn. Vì vậy, khi bạn lạc hướng đi, đây cũng là dịp tốt để dựa vào một chuẩn mực, thước đo lường mà bạn có thể lần theo để lấy lại sự tự tin.

Đây không phải là một bài tập thông dụng,nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả. Bạn sẽ tính toán mức lương hiện tại cũng như so sánh với mặt bằng lương trung bình hiện nay. Dĩ nhiên, việc này không có nghĩa bạn tài giỏi hay thấp kém hơn ai vì chúng ta đều biết có những người với những hoàn cảnh và lợi thế khác nhau trong cuộc sống.

Khi bạn đã có một cái nhìn về vị thế củamình, bạn cũng có được một điểm xuất phát để tập trung bắt đầu và cải thiện, giống như khi bạn đang chơi game và phải rèn lên level cao hơn. Nói đơn giản, cách này giúp bạn cải thiện và tăng mức thu nhập của mình thông qua việc đặt ra mục tiêu phấn đấu cao hơn trong nghề nghiệp cũng như các bước để rèn luyện kĩ năng, kiến thức và quyết tâm bản thân.

Nếu bạn cảm thấy tệ vì tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền, bạn có thể sử dụng số tiền đó vào việc giúp đỡ người khác.Vì vậy, đừng lấy việc này làm lí do để so sánh hay tranh giành với người khác, cũng như để chứng tỏ giá trị bản thân; một lần nữa, đây chỉ là cách để bạn theodõi và kiểm soát quá trình của riêng bạn.

4. Hãy tập kiểm soát thói quen:

Bạn có thể tiến sâu hơn bằng cách tổ chức lại nhà cửa và thói quen của bạn. Lý do tại sao việc này cần thiết vì nó làm bạn cảm thấy tốt hơn trong một môi trường được sắp xếp tốt, và những rắc rối bất ngờ cũng được giảm bớt.

Nói cách khác, bạn nắm rõ được vị trí các vật dụng của mình cũng như sắp xếp các công việc theo mức độ ưu tiên cần phải làm nghĩa là bạn kiểm soát được thói quen, và điều đó thật tuyệt khi bạn có thểtheo dõi và biết được điều mình cần làm.

Nếu như việc này làm bạn cảm thấy áp lực,hãy dẹp bỏ việc này ngay. Cân nhắc mức độ kiểm soát mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, nếu có thứ bạn thấy không cần thiết phải sắp xếp thì hãy mặc kệ nó đi, đừng quá chú tâm vào những điều nhỏ nhặt. Một điều không thể chối cãi là bạn sẽ luôn cảm thấy có động lực hơn khi hoạt động trong một môi trường gọn gàng, ngăn nắp.

5. Vận động

Vận động luôn hữu dụng trong mọi tình huống. Đầu tiên, nó là phương thuốc giải tỏa stress hiệu quả. Thứ hai, cơ thể bạn sẽ sản sinh nhiều năng lượng hơn khi bạn vận động. Thứ ba là nó tốt cho sức khỏe và tâm trạng của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn cảm thấy tự tin nhờ vào vóc dáng khỏe mạnh và dĩ nhiên quá trình tập luyện và kết quả luôn là động lực tốt cho tâm lý của bạn.

Vấn đề duy nhất có thể xảy ra khi nói đến việc tập thể dục chắc chắn là việc bạn không có đủ thời gian để thực sự tập trung luyện tập. Bạn không cần nhất thiết phải tập như những vận động viên, bạnđơn giản chỉ cần một bài tập cơ thể cân đối và hợp lí, đem lại sức khỏe, một cơ thể khỏe mạnh và khiến bạn cảm thấy hài lòng với bản thân.

Nếu bạn vẫn chưa muốn bắt đầu tập thể dục vì nó có thể khiến cơ thể bạn đau đớn trong nhiều ngày tới do không quen với việc vận động, nếu vậy bạn có thể thử tập dần dần với những bài tập đơn giản. Thử sức với việc đi bộ, dùng xe đạp mỗi buổi sáng; đi cầu thang bộ thay vì thang máy, uống nhiều nước hơn…Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu tập yoga vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.

6. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:

Bên cạnh vận động, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh. Như đã nói, bạn có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn và tự chế biến món ăn thường xuyên hơn. Thông qua việc nấu ăn, bạn có thể rèn luyện bản thân hơn. Một điểm nữa, khi bạn nấu ăn, bạn tiết kiệm được tiền, vốn cũng là điều tốt.

7. Hãy tự cải thiện bản thân:

Tự cải thiện bản thân đạt được từ nhiều hành động khác nhau như học được kỹ năng mới, thay đổi phong cách sống….Tất cả những điều chúng ta đã nói từ đầu đến giờ đều là một dạng của việc tự cải thiện bản thân, điều còn lại chính là việc bạn phấn đấu để đạt được thành quả.

Không cần thiết để chi tiêu vào việc này, vì bạn vẫn có thể tìm kiếm các lớp học online và học cách tự cải thiện. Một khi bạn đã vào guồng, bạn sẽ bắt đầu chỉnh sửa mọi thứ, bạn sẽ cảm nhận được sự kiểm soát cuộc sống rõ rệt hơn, và trên hết chính là sự tự hào về bản thân.

8. Học sự tự lập và đừng dựa dẫm quá nhiều vào người khác:

Cuối cùng, bạn càng ít dựa dẫm vào ngườikhác, bạn càng cảm thấy được sự tự chủ nhiều hơn. Thật sự bình thường khi bạn nhờ một ai giúp đỡ, đặc biệt là khi bạn cần hợp tác với ai trong công việc và đời sống (không ai có thể làm hết tất cả mọi việc), nhưng nếu bạn quá ỷ lại vào người khác đến mức không thể tự giải quyết một vấn đề thì tức là bạn đã đi sai hướng.

Đây cũng là lý do tại sao việc tự cải thiện bản thân quan trọng, vì khi bạn tự thành công bạn sẽ cảm thấy tự do và bớt áp lực hơn. Hơn nữa, cùng với các kỹ năng bạn học được, bạn thậm chí có thể giúp đỡ người khác, đổi lại bạn nhận được sự cảm kích từ họ. Khi bạn cảm thấy hữudụng cũng là lúc bạn thấy mình tốt hơn.

Vì vậy, nếu bạn biết mình có khả năng gì, đừng ngại ngần thử sức bản thân, nhưng cũng đừng quên nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. 

Điểm quan trọng của toàn bộ các nguyên tắc này chính là khiến cho cuộc sống bạn dễ chịu và dễ kiểm soát hơn – không phải làm bạn thêm khổ sở và những tranh cãi vô bổ.

Trích: LifeHack

Dịch: irenemh

Chủ đề chính: #nguyên_tắc_sống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn