Phạm Quang Lập

Hiệp Định TPP - Những điều cần biết!

Đăng 8 năm trước

TPP là gì? Sự Quan Trọng của TPP hay những điều khoản của TPP có lợi cho nền kinh tế hay không?. Chúng ta đi tìm câu trà lời nào.

Được đánh giá là một hiệp định kinh tế tầm vóc với nhiều những đổi mới trong xu hướng toàn cầu hóa thương mại giữa các quốc gia, TPP được kỳ vọng như một hiệp ước nâng tầm Châu Á Thái Bình Dương lên những nấc thang mới trong tương lai. Việt Nam có bao nhiêu cơ hội và thách thức trong sân chơi TPP với nhiều những đổi mới tích cực cũng như không ít rủi ro này?

TPP là gì?

Hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương TPPTrans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là thỏa thuận giữa 12 nước: Mỹ , Nhật, Việt Nam, Úc, Chile,  Canada, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Peru với mục đích đàm phán, kí kết những điều khoản về tự do thương mại trong khu vực Thái Bình Dương.

TPP là gì?

Nguồn gốc của TPP

TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei có tên là P4 có hiệu lực từ năm 2006 nhằm xóa bỏ hàng rào thuế quan đánh vào các mặt hàng giao dịch, đồng thời P4 cũng có những điều khoản nền tảng về sỡ hữu trí tuệ, luật lao động, luật cạnh tranh trong thương mại chung giữa các doanh nghiệp 4 nước.

 

Định hướng và mục tiêu của TPP là gì?

TPP được kỳ vọng để giảm những rào cản thương mại giữa các nước, giảm thuế hải quan những mặt hàng quan trong trong cơ cấu xuất nhập khẩu như xe, gạo, dệt may.

mục tiêu của TPP là gì


Không những vậy TPP còn là một hiệp ước nhiều hơn tính thương mại đến từ những điều khoản mới trong thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước. TPP với những định hướng từ trước sẽ đặt ra các quy định về: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước bằng chất lượng sản phẩm và lao động.

Ngoài ra TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động theo những định hướng ban đầu đặt ra.

 

Lợi ích và thách thức khi tham gia TPP


Việt Nam hay những thành viên trong TPP tất nhiên đều có những lợi ích cũng như những khó khăn nhất định trong ngôi nhà chung này:

- Những ngành công nghiệp, sản phẩm, dịch vụ trọng tâm của mỗi nước khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ có lợi với lãi suất cao hơn khi mà thuế quan đã được gỡ bỏ. Ở Việt Nam, công nghiệp dệt may, gạo, nông sản là những mặt hàng xuất khẩu chính và sẽ có nhiều lợi thế hơn.

TPP


- Thành quả về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, những ràng buộc về luật cạnh tranh, sỡ hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp phải nâng tầm chất lượng sản phẩm và người lao động phải nâng cao năng lực của mình. Điều này thúc đẩy hình thành dòng sản phẩm chất lượng cao, nguồn lao động trí thức và từ đó quy luật loại trừ, xóa bỏ sẽ tàn khốc hơn cho những ai đuối sức, không bắt nhịp kịp với trình độ của các nước thành viên.

- Luật sỡ hữu trí tuệ có hiệu lực sẽ giúp các doanh nghiệp và người dùng có cơ hội để tiếp xúc với nhiều những thành quả, sản phẩm chất lượng cao nhưng người dùng sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho sản phẩm đó ( nếu nó được nhận từ một quốc gia khác). Điều này rất nguy hiểm với những mặt hàng, công ty từ bao đời nay dựa dẫm vào những đầu tư, công nghệ từ nước ngoài như thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, rượu..

lợi ích TPP


Tóm lại: Để người dân được hưởng những mặt hàng chất lượng cao, giá thành không quá cao, điều kiện sống tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người lao động thì chất xám của doanh nghiệp, nhà khoa học phải được phát huy một cách triệt để.

 

Tính khả thi và những triển vọng của TPP

Có khá nhiều những ý kiến trái chiều về hiệp định TPP về sự bành trướng của Mỹ và sự mất cân bằng giữa trình độ kinh tế giữa các thành viên trong TPP. Dễ dàng nhận ra những điều khoản được kí kết về sỡ hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, an toàn và trình độ nguồn lao động sẽ có lợi ích khủng khiếp đến từ những nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Nhật , Canada..( bởi vì những quốc gia này sẽ có thêm những khoản thu cực kỳ lớn với tư cách là những quốc gia bảo trợ, bằng sản phẩm, bản quyền, trình độ kinh tế,họ giống như những công ty mẹ bán chất xám cho các công ty con - là những quốc gia có trình độ phát triển tháp hơn rất nhiều.

Những chuyên gia kinh tế có cái lý để đưa ra những lo ngại về sự bất hợp lý của những qui ước lấn sân, đi sâu vào điểm yếu của những quốc gia có trình độ thấp. Sự đuối sức, năng lực doanh nghiệp không cao, trình độ lao động còn thấp trong khi những sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ lớn không có bản quyền sỡ hữu trí tuệ sẽ dễ biến các thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung trở thành một người mua hàng hóa, mua công nghệ, mua bản quyền...

Tuy nhiên nhìn về khía cạnh tích cực thì đây cũng là một cơ hội cho doanh nghiệp biết trình độ của mình ở đâu, phải thay đổi như thế nào?, phải rút bao nhiêu chất xám hay trông chờ, dựa dẫm như bao đời nay. Với nhân công, người lao động có cơ hội để nâng tầm tri thức bản thân ( vì nếu không bắt kịp, sân chơi TPP sẽ loại bỏ ra ngay lập tức). 

Những cuộc đàm phán của TPP luộn bí mật, và mỗi công dân Việt Nam, mọi tầng lớp đều nên biết về TPP và trông chờ vào những thay đổi, những thông tin tiếp theo để biết sự ảnh hưởng của TPP mang tính toàn cầu, cả khu vực Thái Bình Dương với hơn 800 triệu dân này.

Mr. Lập - Tổng hợp và Biên Tập

Chủ đề chính: #TPP

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn