Vũ Thị Thanh Loan

Những người có thể nhớ được kiếp trước - Phần 2

Đăng 8 năm trước

Tiếp theo chủ đề về Những người nhớ được kiếp trước giống như trường hợp bé Ryan và bé Như Ý ở phần trước, bài viết này mình chia sẻ câu chuyện về cụ bà Dorothy Eady Lousie

Tiếp theo chủ đề về Những người nhớ được kiếp trước giống như trường hợp bé Ryan và bé Như Ý ở phần trước (bạn có thể xem tại đây), bài viết này mình chia sẻ câu chuyện về cụ bà Dorothy Eady Lousie

Dorothy Eady Lousie sinh ngày 16/01/1904 mất ngày 21/04/1981 hay còn được biết đến là Omm Sety hay Om Seti. Kiếp trước bà chính là người giữ đền của thần Osiris – một vị thần của Ai Cập được coi là thần của thế giới bên kia- ở Abydos, Ai Cập của Pha-ra-ông Seti I.

Mô tả hình ảnh

Bà Dorothy Eady Louise

Tên kiếp trước của bà là Bentreshyt là một nữ tu sĩ của Ai Cập cổ đại và cũng là người giữ đền. Câu chuyện về kiếp trước của bà đã trở thành đề tài cho nhiều chuyên mục và phim tài liệu. Một chuyên mục của tờ báo New York Times mô tả câu chuyện của cuộc đời bà như là một điều kỳ lạ nhưng có thật về linh hồn tái sinh.

Bà Dorothy Eady Louise sinh ra ở Luân-Đôn năm 1904. Vào năm 3 tuổi bà bị té cầu thang và bắt đầu có những biểu hiện lạ lùng như là yêu cầu người ta đưa bà về nhà.

Giáo viên của bà ấy ở trường Sunday yêu cầu bố mẹ bà không cho bà đến lớp học vì bà đã so sánh giữa đạo Thiên Chúa và tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Bà ấy bị đuổi khỏi trường nữ sinh Dulwich sau khi bà từ chối hát thánh ca.  

Sau một chuyến đi với bố mẹ đến Viện Bảo Tàng Anh và quan sát một bức ảnh trong phòng trưng bày Đền thờ của những vị vua, cô gái trẻ Eady kêu lên ‘Đây chính là nhà của tôi, nhưng những cái cây đâu? Các khu vườn đâu?

Đền thờ đó là của Pha-ra-ông Seti I cha của Rameses đại đế, cô gái Eady khi đó chạy quanh phòng triển lãm Ai Cập cổ. Giữa rất nhiều người cô gái Eady khi đó hôn chân bức tượng.

Cô Eady khi đó cuối cùng cũng gặp E. A. Wallis Budge – là nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ Ai Cập, làm việc ở Viên Bảo Tàng Anh - người đã bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình của cô gái Eady và khuyến khích cô theo học nghiên cứu chữ tượng hình Ai Cập.

Sau khi kết thúc chiến tranh Thế Giới thứ I, bà đã đến sống cùng ông bà ở Sussex. Nơi đây bà tiếp tục học về Ai Cập cổ đại ở thư viện cộng đồng Eastbourne. Khi cô gái Eady lên 15 tuổi bị mộng du và mơ thấy những cơn ác mộng, tình trạng này đã khiến bà bị giữ lại ở bệnh viện nhiều lần để điều trị.

Năm 1931 bà ấy đến Ai Cập, Eman Abdel Meguid từng học gặp bà ở Anh khi ông còn là sinh viên. Lúc này, ông là giáo viên dạy tiếng Anh và hai người kết hôn. Khi đến Ai Cập bà đã hôn xuống đất và nói rằng bà đã về nhà. Hai vợ chồng sống ở Cairo và con trai của họ được đặt tên là Sety. Cái tên ‘Omm Sety’ có nghĩa là ‘mẹ của Sety’.

Bà thường rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Drothy dài 70 trang kể về cuộc sống kiếp trước của mình.

Đối chiếu với lịch sử thì 1285 trước Công Nguyên, Pha-ra-ông Sety I khi đó 50 tuổi đang nghỉ ngơi ở khu vườn trong trong chuyến hành hương đến Abydos. Ông ở đây để kiểm tra công trình xây dựng đền thờ mới để thể hiện sự tôn thờ thần Osiris.

Ông đã gặp một nữ tu sĩ trẻ của Isis người không hề để ý đến sự có mặt của Pha-ra-ông trong vườn. Vị nữ tu sĩ tên là Bentreshyt 14 tuổi và cũng là người giữ đền, cha cô đi lính và mẹ thì đã chết khi cô được khoảng 3 tuổi.

Mặc dù khác nhau về tuổi tác nhưng hai người đã yêu nhau. Vài tuần sau họ đã gặp nhau nhiều lần trong bí mật đến ngày mà biên giới Ai Cập bị đe doạ và Pha-ra-ông Sety phải rời đi. Lúc này Bentreshyt đã mang thai và điều này bị các Tu sĩ cấp cao để mắt.

Mô tả hình ảnhXác ướp của Pha-ra-ông Sety I

Mô tả hình ảnh

Bức tranh miêu tả mối tình của Pha-ra-ông Sety và nữ tu sĩ Bentreshyt

Cuối cùng Bentreshyt không thể che giấu được nữa và cô thừa nhận rằng cô đã có người yêu nhưng kiên quyết không nói ra tên của người ấy. Khi một trinh nữ của nữ thần Isis (nữ thần tình yêu và sắc đẹp) cô gái trẻ như là tài sản của ngôi đền và không cho phép yêu một người đàn ông nào, phải giữ gìn sự trong trắng của mình. Điều này bao gồm cả Pha-ra-ông người đã tạo ra luật của các ngôi đền cũng cần phải tôn trọng.

Bentreshyt đã tự sát vì không muốn liên luỵ đến người mình yêu.

Lịch sử kể lại rằng Pha-ra-ông Sety đã quay trở lại Abydos và vô cùng đau buồn khi nghe tin cái chết của người yêu trẻ. Ông còn thề rằng sẽ không bao giờ quên Bentreshyt.

Bằng ký ức kiếp trước bà đã chỉ vị trí chính xác của ngôi đền trước đây. Bà cũng chỉ ra một lối đi bí mật trong đền và nói dưới ngôi đền là hầm thư viện với tài liệu ghi chép liên quan đến lịch sử tôn giáo.

Bà đã sống tại đền thở thuộc một ngôi làng nhỏ cho đến khi qua đời năm 1981.

Tổng hợp.

(còn tiếp)

Chủ đề chính: #Dorothy_Eady_Lousie

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn