Linh Chi

Top 5 nghi lễ chôn cất người chết lạ đời trên thế giới

Đăng 8 năm trước

Ngoài chôn cất và hỏa táng ra thì bạn có từng nghe đến những cách tiễn biệt người đã khuất nào khác không? Có những phong tục kỳ lạ đến mức sởn da gà nữa đấy!

Hầu hết chúng ta đều chọn chôn cất hoặc hỏa táng để tiễn đưa những người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng như vậy, nhiều vùng miền, dân tộc lại có những phong tục lạ kỳ đến mức khiến ta nổi cả da gà, để nói lời tạm biệt với người đã quá cố. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Chôn cất dưới bầu trời

Tại Tây Tạng, chôn cất dưới bầu trời là một cách thức phổ biến để xử lý cái xác của những người không giàu có. Trong nghĩ lễ, người chết được cắt ra rồi để lộ thiên cho các loài ăn xác thối làm thức ăn, đặc biệt là kền kền. Nghi lễ này thường diễn ra trển đỉnh đồi, như thung lũng Yerpa.

(Ảnh John Hill)

Chuẩn bị cho cái xác trong ngày chôn cất là một nhiệm vụ hết sức tâm linh và đòi hỏi độ chính xác đáng kinh ngạc. Trước khi mặt trời mọc vào buổi sáng hôm sau, các nhà sư dẫn theo một đám rước đến bãi chôn cất dưới bầu trời, vừa đi vừa tụng kinh để dẫn các linh hồn đến cái đích thiêng liêng. Khi đến nơi, những người chặt xác nhanh chóng cắt cái xác ra thành nhiều mảnh để Dakini – vị du hành trên không – thường là kền kền có thể dễ dàng ăn sạch.

Mô tả hình ảnh(Ảnh FishOil)

Người Tây Tạng quan niệm rằng các Dakini sẽ vận chuyển linh hồn người chết lên thiên đàng - nơi họ chờ đợi tái sinh. Sự đóng góp thịt người cho kền kền được xem là hành vi có đạo đức, vì một phần nào đó, nó giúp các loài động vật nhỏ khác thoát khỏi móng vuốt của kền kền. Thích Ca Mâu Ni – một trong những vị Phật đã từng chứng minh đức hạnh này, khi ông hi sinh thịt của mình cho con chim ưng để cứu một con chim bồ câu.  

Mô tả hình ảnh (Ảnh Wikipedia)

Người chết được bỏ tại các thung lũng hoang sơ trong 3 ngày, trong khi đó các nhà sư tụng kinh, cầu nguyện xung quanh. Sau ngày thứ 3, cái xác được làm sạch, bọc trong vải trắng, đặt trong tư thế của một đứa trẻ sơ sinh và được mang đến nơi chôn cất.

2. Endocannibalism

Có thể bạn nghĩ rằng ăn thị người thật là một điều kinh khủng, nhưng người Yanomami không nghĩ vậy. Sống trong những khu rừng giữa Brazil và Venezuela, bộ lạc Amazon này cho rằng việc ăn thịt những thành viên đã qua đời của bộ lạc là một hành động thống nhất để củng cố sức mạnh.

Mô tả hình ảnh(Ảnh Tripfreakz

Vào những năm 1980, khi Cannibal Holocaust – bộ phim tài liệu giả tưởng về một đoàn làm phim bị mắc kệt trong rừng, bị xẻ thịt và ăn tươi nuôt sống bởi một bộ lạc được phát hành, nó đã gây nên một cú sốc lớn cho những người xem. Mặc dù đây là một bộ phim đầy bạo lực nhưng cũng không hoàn toàn vô căn cứ.

Mô tả hình ảnh(Ảnh Tripfreakz)  

Cuốn tự truyện Yanoáma năm 1997 kể về Helena – cô con gái của một thương nhân, bị bắt cóc bởi người Ấn Độ tại Amazon trong những năm 1930. Cô kể lại hoạt động thời chiến của bộ lạc như sau “Họ giết rất nhiều người. Tôi đã khóc vì sợ hãi và thương hại nhưng tôi chẳng thể làm gì. Họ giật lấy những đứa trẻ khỏi tay mẹ của chúng, trong khi những người khác giữ chặt tay và cổ tay của các bà mẹ. Tất cả những người phụ nữ đều khóc… Những người đàn ông bắt đầu giết từng đứa, từng đứa một, từ nhỏ đến lớn. Họ giết hết.”

Mô tả hình ảnh(Ảnh Tripfreakz

3. Lọc da, bỏ nội tạng, để lại xương

Mô tả hình ảnh(Ảnh Scott Smith)  

Đây là một trong những nghi thức chôn cất người chết lâu đời nhất được diễn ra dọc chân đồi của dãy núi Andes. Ngay từ năm 200 trước công nguyên, người ta tin rằng người dân sống trong khu vực này đã thực hiện nghi thức kinh khủng này. Cái xác được đưa vào vạc hóa chất và nhanh chóng được hòa tan.

Mô tả hình ảnh(Ảnh Scott Smith)   

Bắt đầu nghi lễ, người ta sẽ đun sôi cái xác, sau đó là tróc hết da thịt, bỏ phần nội tạng, giữ lại xương. Những chiếc xương được làm sạch và phủ bằng một lớp thạch cao trẳng mỏng. Khoảng năm 2006, nhà khảo cổ học Scott Smith đã phát hiện nơi nghi lễ này được tổ chức, ngày nay là Bolivia.

4. Cắt cụt ngón tay

Ở bộ tộc Dani, phía tây Papa, New Guinea, các thành viên nữ sẽ phải cắt cụt một ngón tay mỗi khi trong gia đình có người qua đời. Nghi lễ này làhoàn toàn tự nguyện để thể hiện nỗi đau bên trong và xoa dịu người đã chết.

Mô tả hình ảnh(Ảnh NETCLIQUE

Trước khi cắt cụt, họ sẽ quấn chặt một sợi dây quanh ngón tay trong 30 phút, để làm tê cứng ngón tay và giảm đau đớn. Người bị cắt thường là thành viên ruột thịt với người chết như mẹ hoặc chị em. Sau khi cắt, vết cắt sẽ được đốt để ngăn chảy máu và hình thành đầu ngón tay mới.  

Mô tả hình ảnh(Ảnh NETCLIQUE)  

Những mảnh ngón tay bị cắt đứt sẽ bị đốt cháy trong đống tro tàn của ngọn lửa tang lễ. Sau đó, nó được giữ ở nơi linh thiêng đối với gia đình. Mặc dù bây giờ nghi lễ này hiếm khi được thực hiện (do bị cấm vài năm trước), nhưng bàn tay của nhiều người phụ nữ lớn tuổi tại bộ tộc Dani chính là minh chứng cho một thời thịnh hành của phong tục chôn cất người chết này.  

Mô tả hình ảnh(Ảnh Peter A. Bostrom) 

5. Famadihana

Famadihana hay “Sự chuyển hóa của bộ xương” là một nghi lễ truyền thống của người dân Madagascar. Thân nhân sẽ tụ tập tại hầm mộ của gia đình để nhận lại những cái xác đã được bọc cẩn thận. Sau đó, họ sẽ khiêng bộ xương và nhẩy nhót dưới nền nhạc, rồi lại bọc lại trong chiếc khăn lụa mịn và phun nước thơm vào bộ xương.

Mô tả hình ảnh(Ảnh Wikipedia

Khi xong xuôi, các thành viên sẽ để lại những bức ảnh, tiền bạc và rượu tại hầm mộ gia đình rồi rời đi. Nghi lễ chỉ được diễn ra 7 năm 1 lần, bời người dân Madagascar tin rằng linh hồn của người chết sẽ gia nhập thế giới của tổ tiên chỉ khi cơ thể của họ hoàn toàn phân hủy.  Người ta cũng tin rằng nếu đặt những mảnh vải niệm dưới giường ngủ của những phụ nữ lâu ngày chưa thụ thai, thì những người đó sẽ nhận được lời chúc phúc từ tổ tiên.

Mô tả hình ảnh(Ảnh Cogitz)

Nguồn: all that is interesting

Linh chi dịch

Bạn có thể xem các bài viết khác của mình nếu thấy hứng thú:  

Chủ đề chính: #chôn_cất

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn