Trúc Ly

10 bí quyết dựa trên tâm lý con người, sử dụng để chi phối người khác

Đăng 7 năm trước

Am hiểu tâm lý con người sẽ giúp bạn thuyết phục và tác động những người xung quanh làm theo những điều bạn mong muốn mà không biến bạn thành người xấu hoặc khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Nhờ vả ai đó

Bí quyết: nhờ ai đó giúp bạn làm việc gì - còn được gọi là sự tác động Benjamin Franklin 

Huyền thoại kể lại rằng trong một lần Benjamin Franklin muốn thuyết phục một người đàn ông không thích ông. Ông ấy hỏi mượn người đàn ông ấy một quyền sách quý và khi ông ấy đưa cho Benjamin, ông đã cảm ơn người đàn ông đó một cách hòa nhã và lịch thiệp. Kết quả là người đàn ông này - chưa từng một lần muốn nói chuyện với Benjamin - đã trở thành bạn tốt của ông. Trích lời của Benjamin: “Người đã từng đối xử tử tế với bạn sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn trong những lần khác hơn những người bạn ép buộc.”  

Các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra lại lý thuyết này và phát hiện rằng những tình nguyện viên được những nhà nghiên cứu nhờ giúp những việc cá nhân có xu hướng đánh giá họ dễ tính hơn những nhóm còn lại. Điều này nghe có vẻ trực giác nhưng thực tế lý thuyết này lại khá xuôi tai. Nếu một người giúp bạn làm một việc gì đó, có vẻ như họ đã ngầm hợp lí hóa rằng bạn là người đáng để họ giúp đỡ và sau cùng khẳng định rằng chắc vì vậy mà họ thích bạn và sẽ muốn giúp đỡ bạn trong những lần khác nữa. 

Đòi hỏi cao

Bí quyết: đầu tiên bạn đưa yêu cầu cao hơn mức mong muốn rồi sau đó giảm nhẹ lại 

Mẹo vặt này thỉnh thoảng được ví như một cách cửa ngay mặt tiền. Bạn bắt đầu quăng vào người đối diện những đòi hỏi nực cười - một lời yêu cầu mà chắc chắn họ sẽ từ chối. Sau đó bạn quay trở lại và hỏi điều gì đó bớt vô lý hơn - điều mà bạn thật sự muốn ngay từ ban đầu. Lý thuyết này nghe cũng có vẻ trực giác, nhưng ý định đằng sau ý tưởng này chính là đối phương sẽ cảm thấy áy náy khi đã từ chối bạn trước đó, mặc dù yêu cầu đó có vô lý đến đâu, vì vậy khi bạn đòi hỏi điều gì đó hợp lí hơn họ sẽ sẵn lòng giúp bạn.  

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nguyên lý này và phát hiện ra rằng cách làm này hóa ra lại hiệu nghiệm hơn mong đợi rất nhiều, chỉ cần đó là cùng một người đưa ra một yêu cầu lớn hơn và một yêu cầu nhỏ hơn, bởi vì người đó sẽ chỉ sẵn lòng giúp bạn trong lần thứ hai chứ không phải ai khác.

Tên gọi

Bí quyết: sử dụng tên của người đối diện hoặc chức danh của họ tùy vào tình huống

Dale Carnegie - tác giả của cuốn “How to Win Friends and Influence People” (cách thuyết phục bạn bèchi phối người khác”) - tin rằng việc sử dụng tên của một người nào đó là điều cực kì quan trọng. Ông ấy chia sẻ rằng tên của một người là âm thanh ngọt ngào nhất trong bất kì ngôn ngữ nào. Tên gọi là phần chủ chốt trong việc nhận dạng một người, và vì vậy việc nghe được tên của mình phát ra từ miệng ai đó khiến ta thấy sự hiện diện của mình được công nhận - từ đó chúng ta sẽ có cảm giác tích cực hơn về người công nhận chúng ta.  

Bên cạnh đó việc sử dụng chức danh, hoặc một đơn vị đại diện cũng ảnh hưởng rất nhiều. Ý tưởng là nếu bạn hành xử như một kiểu người nào đó, bạn sẽ trở thành chính người đó, nó có một chút giống như việc tự thực hiện lời tiên tri. Khi bạn dùng cách này để chi phối người khác, bạn có thể giả vờ đối xử với họ giống như họ đã đáp ứng được mong đợi của bản, cứ như vậy họ sẽ bắt đầu nghĩ về bản thân theo hướng đó. Điều này nói ra cũng đơn giản, chẳng hạn như bạn có thể gọi một người quen biết nào đó là bạn hoặc bạn thân mỗi khi bạn gặp họ, hoặc gọi những người bạn muốn làm việc cùng là “sếp”. Nhưng lưu ý rằng cách làm này có thể khiến người khác nghĩ bạn tự tiện nếu bạn không khéo léo. 

Xu nịnh

Bí quyết: thật ra nịnh bợ có thể đưa bạn đi bất cứ đâu  

Điều này dường như đã quá rõ ràng ngay từ đầu, nhưng phải nói trước với các bạn rằng - với những người mới bắt đầu, hãy ghi nhớ rằng nếu lời xu nịnh không được xem như những lời khen chân thành, chúng sẽ phản bạn nhiều hơn là giúp bạn. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về động cơ đằng sau sự phản xạ của mọi người với những lời nịnh bợ và phát hiện ra những sự thật quan trọng. 

Nói một cách đơn giản, họ phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng theo đuổi sự cân bằng về nhận thức, tức là họ luôn giữ những suy nghĩ và cảm nhận của họ ngang bằng nhau. Vì vậy nếu bạn xu nịnh một người thường thích đánh giá cao bản thân và những lời xu nịnh được coi là chân thành, người ta sẽ càng thích bạn hơn, vì bạn đang nói theo đúng hướng mà họ cảm nhận về bản thân họ. Tuy nhiên, nếu bạn nịnh bợ ai đó có xu hướng đánh giá thấp về bản thân họ, có thể cách này sẽ phản tác dụng và khiến họ mất cảm tính với bạn, bởi vì chúng sẽ cản trở cách họ tự nhìn nhận bản thân. vì vậy điểm mấu chốt của bí quyết này đó là đừng bao giờ xu nịnh những người có xu hướng đánh giá thấp bản thân.

Phản chiếu

Bí quyết: phản chiếu lại hành vi của người đối diện  

Phản chiếu hay còn gọi là bắt chước, và đây cũng là điều mọi người vẫn hay làm như một bản năng tự nhiên. Những người có kĩ năng này thường được nhìn như những con tắc kè hoa - chúng luôn cố hòa vào môi trường xung quanh bằng cách bắt chước hành vi, kiểu cách và thậm chí là lời nói của người khác. Tuy nhiên, kỹ năng này vẫn có thể được áp dụng một cách có chủ ý và sẽ là một cách tuyệt vời để giúp bạn làm thân với người khác.   

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về hành vi bắt chước, và nhận ra rằng những người bị bắt chước có xu hướng hành động giống những người bắt chước họ. Thú vị hơn nữa là những người có hành vi bị nhái lại thường là những người lành tính và nhìn chung dễ dàng đồng tình với ý kiến của người khác. Và lí do cách làm này hiệu nghiệm đó là vì việc bắt chước hành vi của một người có thể khiến người bắt chước cảm thấy được công nhận. Và trong cũng một lúc sự công nhận này lại liên quan mật thiết đến người công nhận họ - vì những người này khi thấy bản thân được người khác copy sẽ tự đề cao bản thân hơn nữa và cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn và bằng cách nào đó họ sẽ nhận được sự đánh giá cao từ những người xung quanh.

Sự mệt mỏi

Bí quyết: nhờ người khác làm việc gì đó khi họ đang mệt   

Khi ai đó đang cảm thấy mệt mỏi, họ dễ nghe theo bất kì thứ gì một người có thể nói cho dù đó là một lời khẳng định hay yêu cầu. Lí do cho hành vi này đó là khi con người cảm thấy mệt, không chỉ có năng lượng cơ thể mà cả năng lượng trí óc của họ cũng giảm. Khi bạn có điều gì muốn nhờ vả một người, hãy hỏi lúc họ đang mệt, có thể bạn sẽ không nhận được sự đồng ý tức thì nhưng phần lớn họ sẽ nói “tôi sẽ làm vào ngày mai”, vì họ không muốn phải đối mặt với những quyết định ngay lúc này. Và vào ngày hôm sau, họ sẽ làm theo vì phần lớn mọi người vẫn thường giữ lời hứa - đây cũng là một xu hướng tâm lý tự nhiên - mọi người luôn muốn thực hiện những điều họ nói là sẽ làm. 

Những yêu cầu người khác không thể từ chối

Bí quyết: bắt đầu với một yêu cầu mà họ không thể từ chối sau đó tiếp tục tiến tới   

Đây là một kỹ thuật ngược lại với lý thuyết “cánh cửa ngay mặt tiền”. Thay vì bắt đầu với một đòi hỏi lớn lao, bạn có thể mở lời nhờ những điều rất nhỏ. Một khi ai đó thừa nhận đã giúp bạn hoặc đồng ý với điều gì đó bạn đề xuất, người đó có xu hướng dễ dàng chấp thuận những yêu cầu lớn hơn. Các nhà khoa học đã tìm hiểu hiện tượng này trong những vấn đề về marketing.  

Nghiên cứu này bắt đầu với việc yêu cầu mọi người thể hiện sự ủng hộ cho rừng nhiệt đời và môi trường - một yêu cầu khá đơn giản. Sau đó họ phát hiện ra rằng một khi họ đã kêu gọi được mọi người thể hiện sự ủng hộ với môi trường, họ sẽ dễ dàng thuyết phục những người này mua những sản phẩm mang ý nghĩa ủng hộ rừng nhiệt đới hoặc những điều tương tự. Tuy nhiên đừng bắt đầu với một yêu cầu đơn giản sau đó ngay lập tức tấn công họ với yêu cầu thứ hai. Các nhà khoa học phát hiện cách làm này sẽ hiệu nghiệm hơn rất nhiều khi bạn đợi khoảng một hai ngày mới đưa ra yêu cầu thứ hai. 

Giữ im lặng

Bí quyết: đừng chỉnh ai đó khi họ sai

Carnegie cũng đã chỉ ra trong cuốn sách nổi tiếng của ông rằng việc nói với ai đó rằng họ đang nói hay làm sai thường là một cách giao tiếp không cần thiết và dễ để lại ấn tượng xấu. Thật ra vẫn còn một cách có thể thể hiện sự phản đối sau đó làm cuộc đối thoại trở nên lịch sự hơn mà bạn không cần phải khẳng định người nào đó sai - điều có thể chạm tự ái của họ. Cách này được gọi là Ransberger Pivot - được đưa ra bởi Ray Ransberger và Marsall Frizts. Bí quyết này có thể được hiểu khá đơn giản: thay vì tranh luận, hãy lắng nghe những điều họ phải nói, sau đó tìm hiểu họ đang cảm thấy như thế nào và tại sao. Sau đó bạn có thể nói về những suy nghĩ chung giữa hai người và dùng điều này như một điểm bắt đầu để giải thích quan điểm từ vị trí của bạn . Điều này giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn khi lắng nghe lời bạn và họ sẽ cho phép bạn chỉnh họ mà không cảm thấy bị mất mặt. 

Lặp lại

Bí quyết: diễn giải và lặp lại ý kiến của người khác  

Một trong những cách khả thi nhất để chi phối người khác đó là cho họ thấy bạn thật sự hiểu cảm giác của họ và thật sự thông cảm cho họ. Và để làm được điều này bạn phải diễn giải lại những ý kiến, suy nghĩ của họ sau đó nói lại cho họ nghe - cách này còn được gọi là “nghe phản xạ”. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi các nhà trị liệu áp dụng phương pháp nghe phản xạ, bệnh nhân có xu hướng phơi bày nhiều cảm xúc hơn và có mối quan hệ thân thiết hơn với nhà trị liệu.  

Điều này có thể được dễ dàng áp dụng với bạn bè của bạn. Nếu bạn lắng nghe và giải thích lại những điều họ nói dưới dạng câu hỏi để xác định lại với họ rằng liệu bạn có đang hiểu đúng hay không, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn, các bạn sẽ có một mối quan hệ bạn bè thân thiết hơn từ đó họ cũng sẵn lòng hơn trong việc lắng nghe và chia sẻ với bạn, vì bạn đã thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.

Gật đầu

Bí quyết: gật đầu khi bạn nói chuyện, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị nhờ một điều gì đó 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu một người gật đầu khi lắng nghe điều gì đó, anh/cô ấy sẽ dễ dàng đồng ý với ý kiến đó hơn. Các nhà nghiên cứu còn nhận ra rằng khi một người gật đầu nhiều lần trước mặt họ, như một cách tự nhiên họ cũng sẽ làm như vậy. Điều này thật ra rất dễ hiểu vì con người thường được biết đến vì những hành vi bắt chước, đặc biệt là những hành vi họ cho rằng mang ý nghĩa tích cực. Từ đó người bạn nói chuyện cùng sẽ khó mà không gật đầu theo, và họ sẽ bắt đầu thấy đồng cảm hơn với những điều bạn nói mà thậm chí còn không nhận ra.

Xem thêm

Chủ đề chính: #Dale_Carnegie

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn