Nguyen Mai Này cô gái, cười lên đi, cuộc đời này đẹp lắm...

10 bộ phim dành cho gia đình bị cấm chiếu vì những lý do 'lãng xẹt'

Đăng 4 năm trước

Phim dành cho gia đình, với nội dung nhân đạo và ý nghĩa sâu sắc, luôn là một lựa chọn lý tưởng cho khán thính giả ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải bộ phim gia đình nào cũng được hưởng ứng theo đúng giá trị mà nó xứng đáng nhận được. Liệu bạn có thể tưởng tượng được tại sao chúng lại bị cấm phát hành? Hãy cùng tìm hiểu danh sách 10 bộ phim “xấu số” bị cấm chiếu vì những lý do sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Tất cả các bộ phim của anh em nhà Marx (Marx Brothers) bị cấm chiếu tại Đức

Marx Brothers là một nhóm diễn viên hài kịch người Mỹ. Từ năm 1905 đến 1949, họ đã thực hiện mười ba bộ phim truyện, và rất nhiều trong số đó được coi là những bộ phim hài hước nhất mọi thời đại. Nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1945, bạn sẽ chẳng có cơ hội xem bất kỳ bộ phim nào của họ ở Đức vì một lý do đơn giản là các thành viên của đoàn hài kịch nổi tiếng này là người Do Thái.

Tuy nhiên, Đức không phải là quốc gia duy nhất cấm các bộ phim của Marx Brothers. Nước Ý đã cấm bộ phim  “Duck Soup” (1933) của họ vì Thủ tướng Benito Mussolini cho rằng bộ phim này là một cuộc tấn công cá nhân. Theo đó, bộ phim “Monkey Business” (1931) cũng bị cấm phát hành tại Ireland vì bị đánh giá là quảng bá cho chủ nghĩa vô chính phủ (mặc dù sau đó phiên bản cắt bộ phim cũng đã đến được với khán giả Ireland).

“Người đẹp và quái vật” - “Beauty and the Beast” (2017) bị cấm chiếu tại Kuwait và Malaysia

Bộ phim “người đẹp và quái vật” phiên bản “remake” năm 2017 của Disney bắt đầu gây rất nhiều tranh cãi trước ngày ra mắt khi đạo diễn Bill Condon đề cập đến một khoảnh khắc đồng tính nam trong phim. Theo đó, Kuwait và Malaysia (cả hai quốc gia chủ yếu là Hồi giáo) đã cấm chiếu bộ phim vì nội dung đồng tính luyến ái này, mặc dù hành động duy nhất của nhân vật đồng tính nam thực sự xuất hiện trên phim chỉ là đoạn clip dài ba giây của hai người đàn ông nhảy múa.

Tuy nhiên, Malaysia sau đó đã bật đèn xanh cho phiên bản chưa cắt của bộ phim và gắn mắc 13+. Bộ Nội vụ Malaysia đã đưa ra lời giải thích rằng các yếu tố đồng tính nam trong phim là rất nhỏ và điều đó không ảnh hưởng đến các yếu tố tích cực đặc trưng trong bộ phim. Cùng với đó, tại Nga và Singapore, bộ phim cũng được khuyến cáo trẻ em dưới 16 tuổi phải đi cùng người lớn nếu muốn thưởng thức bộ phim.

“The Barnyard Battle” (1929) bị cấm chiếu tại Đức

Trẻ em Việt Nam có lẽ không còn xa lạ với nhân vật chuột Mickey và “The Barnyard Battle” (1929) cũng là một trong những tác phẩm có sự góp mặt của nhận vật này. Bộ phim nói về cuộc chiến giữa một đội quân mèo với một đội quân chuột, tuy nhiên chiếc mũ mà các chú mèo đội giống với mũ bảo hiểm của quân đội Đức có tên là “Pickelhaube”. Theo Cơ quan kiểm duyệt Đức, việc dùng chiếc mũ của quân đội khắc hoa lên những nhân vật mèo chiến đấu với đàn chuột là hành đông xúc phạm đến phẩm giá quốc gia. Vì đánh giá đó, bộ phim đã không đến được với khán giả nhí nước Đức.

“Những tiểu thư nhà March”- “Little women” (1994) bị cấm chiếu tại Manila

Vào năm 1998, khi trả lời phóng vấn với tạp chí Premiere, nữ diễn viên Claire Danes đã mô tả Manila là một thành phố đầy mùi của gián, quá nhiều chuột và hệ thống thoát nước tồi tệ, cùng một số nhận xét miệt thị khác về thành phố. Chính vì điều này, chính phủ Philippines cho rằng cô đã xúc phạm người dân Philippines, không những thế, ngài tổng thống Joseph Estrada của Philippines đã tuyên bố “cô ấy không nên đến đây và không được phép đặt chân tới đây nữa”.

Ngay sau đó, Manila đã ra lệnh cấm đối với tất cả các bộ phim có sự tham gia của cô, thậm chí là “Little Women”, một trong những bộ phim được đánh giá hay nhất mọi thời đại của cô và được xem là một tác phẩm kinh điển của phim gia đình. Mặc dù Danes sau đó đã xin lỗi vì những bình luận khiếm nhã của mình, nhưng lệnh cấm đối với các bộ phim của cô vẫn có hiệu lực.

“Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Barney” – “Barney’s Great Adventure” (1998) bị cấm chiếu tại Malaysia

Malaysia đã cấm bộ phim “Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Barney” (1998) vì không phù hợp với trẻ em. Các nhà kiểm duyệt phim Malaysia chưa từng có một lời giải thích cụ thể nào về việc tại sao bộ phim không phù hợp với trẻ em hay bất kể căn cứ nào khiến họ giữ vững chỉ trích ấy. Cho đến nay bộ phim vẫn bị cấm mà chẳng ai biết lý do thực sự thuyết phục cho lệnh cấm này là gì.

“Trở lại tương lai” – “Back to the Future” (1985) bị cấm tại Trung Quốc

Trung Quốc cấm chiếu phim “trở lại tương lai” vì bộ phim đã mô tả về tất cả những vấn đề liên quan tới du hành thời gian. Theo đó, Cục Quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước Trung Hoa đã đưa ra lời giải thích rằng việc mô tả du hành thời gian trên các phương tiện truyền thông như vậy là không tôn trọng tính nghiêm túc và thiêng liêng của lịch sử. Theo ý kiến của các nhà thẩm quyền, lệnh cấm có thể không nhiều ý nghĩa, nhưng chính bộ phim này cũng không mang lại nhiều giá trị đối với khán giả Trung Hoa.

“Gia đình Simpsons” – “The Simpsons” (2007) bị cấm chiếu tại Burma (Miến Điện)

Với bộ phim đầy hài hước như The Simpsons, ít ai có thể tưởng tượng được vì sao nó lại không được chào đón ở nơi nào đó. Tại Burma, lý do thực sự khiến “The Simpsons” bị cấm là vì việc sử dụng xen kẽ hai màu vàng và đỏ trong phim bởi điều này được xem là ủng hộ phe nổi loạn.

Nhiều nhà bình luận cho rằng việc trình chiếu hai màu này xen kẽ trong một bộ phim có thể gây ra một chút náo động về chính trị tại Thái Lan do đất nước này tồn tại hai đảng phái đối lập là “phe áo vàng” và “phe áo đỏ”. Tuy nhiên lệnh cấm lại đến từ Burma, không phải Thái Lan.

“Nữ thần chiến binh” – “Wonder Woman” (2017) bị cấm chiếu tại Liên đoàn các quốc gia Ả Rập

Đất nước Lebanon (thuộc liên đoàn Ả Rập) đã cấm phát hành phim “Wonder Woman” vì Gal Gadot, nữ diễn viên chính trong phim, sinh ra và lớn lên tại Israel, đã có hai năm phục vụ trong Lực lượng Quốc phòng Israel và cũng là người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Israel (IDF) trên phương tiện truyền thông xã hội.

Trong khi đó Labanon có lịch sử xung đột với Israel, và nước này đã ban hành lệnh cấm mua bất kỳ sản phẩm nào của Israel (mặc dù Lebanon đã cho phép phát hành bộ phim năm 2016 “Batman V. Superman: Dawn of Justice” (Batman đại chiến Superman: Ánh sáng công lý), có sự tham gia của Gadot).

Rania Masri, một thành viên của Chiến dịch tẩy chay những người ủng hộ Israel - Lebanon, cho biết việc phát hành “Wonder Woman” tại Lebanon cũng chính là bình thường hóa quan hệ với kẻ thù của nhà nước, điều này không thể chấp nhận được. Theo đó, Tunisia và Qatar cũng cấm bộ phim, vì những lý do tương tự.

“Năm đại hoạ 2012” (2009) bị cấm tại Bắc Triều Tiên

Năm 2012 có thể chưa phải là tận thế, nhưng nó đã tạo nên một bộ phim thảm họa rất công phu và hoành tráng của đạo diễn Roland Emmerich. Cũng năm này, tại Bắc Triều Tiên, đánh dấu sinh nhật lần thứ 100 của ngài Kim-Il Sung, nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia này. Đó là lý do, bộ phim đã bị cấm. Vào một năm đầy thiêng liêng của đất nước như vậy mà bộ phim lại mang đến thứ ánh sáng tiêu cực cho người dân là điều không thể chấp nhận được. Bất cứ người dân nào mua/bán/trữ một bản sao của phim “2012” hoặc bất kỳ bộ phim bị cấm nào đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm phạt tù hoặc thậm chí nặng hơn.

"Christopher Robin" bị cấm tại Trung Quốc

Christopher Robin là một trong những tác phẩm chuyển thể từ hoạt hình của Disney. Nhìn bề ngoài, bộ phim dường như không vi phạm bất kỳ quy định hay luật lệ nào của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ bộ phim Christoper Robin bị cấm chiếu mà tất cả mọi thứ liên quan đến chú gấu Pooh đều bị cấm.

Theo đó, những cá nhân chỉ trích ông Tập Cận Bình (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc) cả ở trong nước và ngoài nước, đều chế nhạo ông bởi sự giống nhau đến kỳ lạ của ông với chú gấu Pooh. Kết quả là họ đã biến hình ảnh chú gấu vàng ngốc nghếch thành biểu tượng của sự phản kháng. Từ đó, Trung Quốc đã cấm tất cả các hình ảnh và phương tiện truyền thông liên quan đến chú gấu Pooh. Nếu một ngày bạn có ý định xách ba lô lên và đến với Trung Quốc thì tốt hơn hết hãy để ngay chiếc áo hoodie gấu Pooh của mình ở nhà.

Nguồn: Listverse

Chủ đề chính: #phim_hay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn