JnP

10 cách uống cà phê đúng, bạn đã biết chưa?

Đăng 6 năm trước

Cà phê không phải là thức uống xa lạ với nhiều người. Nó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới hàng trăm năm nay. Những năm 1900, cà phê được xếp vào loại hàng hóa có giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ đứng sau dầu lửa. Thế nhưng, bạn đã biết uống cà phê đúng cách? Liệu việc uống cà phê hàng ngày có một mối quan hệ trực tiếp nào đó đến sức khỏe của bạn? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó ngay sau đây.

1. Thời điểm uống cà phê

  • Cà phê vào buổi sáng
  • 30 phút sau khi ăn
  • Trước khi tập thể dục
  • Khi mệt mỏi 

2. Lượng cà phê phù hợp 

Cà phê hay các loại thực phẩm khác có thể có lợi cho con người nhưng chỉ với một lượng vừa đủ, có giới hạn.Các bác sĩ khuyên chúng ta nên uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày, tối đa là 4 ly. Nếu nhiều hơn, có nguy cơ bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hoặc lãnh hậu quả đáng tiếc.

Một số nghiên cứu cho thấy lượng cà phê một ngày lớn hơn 1g (8-12 ly) sẽ gây ngộ độc, dẫn đến nôn mửa, ngất xỉu. Đặc biệt, uống hơn 10 gram 1 ngày nguy cơ tử vong là rất cao! 

3. Uống nước trước khi uống cà phê 

Chúng ta cần phải làm thức tỉnh mọi giác quan sau một đêm say ngủ. Cà phê chỉ nên đưa vào cơ thể sau khi đã nạp đủ nước. Nếu uống nhiều cà phê mà lượng nước cần cung cấp trong ngày không được uống đủ thì cơ thể chúng ta có thể bị mất nước, làm cơ thể mệt mỏi. 

4. Chú ý đến lượng calo 

Một tách cà phê nguyên chất chỉ có 5-8 calo. Nếu chúng ta cho quá nhiều đường và sữa, lượng calo sẽ tăng lên đến hàng trăm. Vì vậy, cần phải kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể. 

5. Bổ sung thực phẩm tự nhiên 

Uống cà phê cùng muỗng dầu dừa, uống không quá 2 ly trong ngày và trước 2h chiều, sẽ có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào bột ca cao để tăng mùi vị và dưỡng chất. 

6. Không uống khi đang đói bụng

Khởi động ngày mới với cái bụng rỗng mà chỉ có mỗi tách cà phê sẽ không tốt chút nào. Nó sẽ khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn trong một thời gian dài, có thể gây ra chóng mặt, say cà phê. Vì vậy, nên uống cà phê sau khi đã thưởng thức một bữa sáng ngon lành, đủ chất. 

7. Không uống cà phê sau 2h chiều 

Uống một tách cà phê sau bữa trưa không phải là một ý tưởng hay (trừ trường hợp bạn muốn thức suốt đêm). Cà phê là chất kích thích, một mặt nó có thể giúp cơ thể tỉnh táo nhanh chóng, mặt khác nó khiến bạn mất ngủ cả đêm. 

8. Tự xay cà phê tại nhà 

Tự xay và pha chế là cách tốt nhất để giữ lại các chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe. Chúng ta cũng an tâm về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm mình sử dụng hằng ngày. 

9. Người tăng huyết áp, cà phê gây nguy hiểm 

Đối với người có tiền sử bệnh dạ dày không nên uống cà phê, ngay cả khi vừa ăn no uống cà phê cũng vẫn làm ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau khi uống cà phê quá đặc sẽ làm cho tuyến thượng thận tăng sản xuất ra nội tiết tố kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn. Khi đó, trong người cảm thấy căng thẳng thần kinh, đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng, ù tai, chân tay run rẩy, thiếu tự chủ. 

Ở người tăng huyết áp uống cà phê đặc có nguy cơ bị tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê đặc không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân mà còn có thể gây ngộ độc thai nhi vì lượng cafein quá nhiều. Đối với những người không có tiền sử các bệnh kể trên cũng nên tránh uống cà phê đặc hoặc uống cà phê vào lúc đói bụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

10. Uống cà phê trước khi cần động não

Nghe có vẻ khá buồn cười nhưng caffeine có giúp mọi người chịu hợp tác với nhau không? Câu trả lời là rất có thể.

Theo Yassa, nghiên cứu cho thấy caffeine còn giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tuổi già (Alzheimer).

Các nghiên cứu đang tìm cách để khiến caffeine trở thành loại thuốc để chữa bệnh Alzheimer trong tương lai.

Chủ đề chính: #uống_cà_phê_tốt_cho_sức_khỏe

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn