Thảo Sunny You are the sky. Everything else - it's just the weather.

10 hiện tượng tự nhiên kỳ thú khiến bạn không tin là chúng có thật

Đăng 7 năm trước

Những kì quan thiên nhiên đẹp và kỳ lạ trên thế giới khiến chúng ta khó tin là chúng tồn tại.

Thác "máu" ở Antartica

Thác máu là dòng chảy màu đỏ tía do oxit hóa sắt từ nước biển. Nó chảy từ dải đất ở sông băng Châu Nam Cực tới bề mặt băng phía tây của hồ Bonney, trong thung lũng Taylor thuộc lưu vực Murdo Dry vùng Victoria, Đông Antarctica

Cây bạch đàn (khuynh diệp) 7 sắc cầu vồng ở Kailua, Hawaii

Cây bạch đàn (khuynh diệp) Deglupta là loài cây cao lớn, được biết đến với tên gọi bạch đàn cầu vồng. Đây là loài bạch đàn duy nhất được tìm thấy trong tự nhiên ở một số đảo: New Britain, New Guinea, Ceram, Sulaweisi và Midana. Vỏ cây được hòa quyện bởi các màu sắc rực rỡ tạo nên nét độc đáo cho loài cây này.

Từng mảng loang lổ trên vỏ cây bong ra vào những thời điểm khác nhau trong năm, để lộ ra lớp màu xanh sáng. Sau đó chúng sẽ thẫm và già đi tạo thành màu xanh dương, tím, cam và nâu sẫm.

Núi đá vân sóng ở Arizona

Những vân sóng này được tạo thành từ đá sa thạch, trên các sườn núi Coyote Buttes ở hẻm núi Parita, phía Bắc bang Arizona, Mỹ. Vẻ đẹp kì lạ của đá sa thạch đã thu hút rất nhiều những nhà leo núi và nhiếp ảnh gia tới khám phá bởi màu sắc, hình dáng gợn sóng và cả sự gồ ghề của nó.

Bãi biển lung linh ở Vaadho, Maldivers

Sự lấp lánh của ánh sáng trên bờ biển trông như một tấm gương phản chiếu từ các vì sao ở đảo Vaadho, Maldivers. Những con sóng màu xanh này là sản phẩm của các loài phù du biển.

Cột ánh sáng ở Matxcova

Các cột sáng này là hiện tượng quang học trong khí quyển xảy ra do ánh sáng phản chiếu từ tinh thể băng nhỏ lơ lửng trong không khí theo chiều thẳng đứng. Màu sắc và kích thước của cột sáng tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu thông tin về khí quyển và môi trường xung quanh. Nếu mang nhiều màu sắc, cột sáng ra đời từ ánh sáng nhân tạo của thành phố. Độ cao của cột sáng giúp chỉ ra các tinh thể băng đang ở trên cao hay lơ lửng gần mặt đất.

Cánh đồng muối ở Bolivia

Salar de Uyuni là cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Trong những tháng mùa đông, khu vực này hoàn toàn khô ráo. Tuy nhiên, khi mùa hè đến, cánh đồng lại luôn ngập nước, biến thành tấm gương soi khổng lồ.

Ở độ cao 3.656m so với mặt nước biển, rộng tới 10.582 km và phẳng một ách hoàn hảo, Salar de Uyuni có khả năng giúp Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đo độ chính xác của một số vệ tinh quan sát trái đất.

Hang động tự nhiên dưới lòng đất ở Mexico

Thiên nhiên tạo ra những kì quan đôi khi bạn khó mà tin là chúng tồn tại. Hang động tự nhiên ở Mexico này là một trong số đó. Nó được biết đến như một cái hố tự nhiên năm ở bán đảo Yucatan của Mexico, được hình thành từ quá trình sụp lún của đá vôi. Hang động dưới lòng đất này được ví như thiên đường nơi hạ giới.

Sét núi lửa

Sét núi lửa (hay còn gọi là dông bão bẩn) là hiện tượng thường xảy ra trong các vụ phun trào núi lửa lớn và mạnh mẽ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện tích được tạo ra khi tro bụi và các mảnh đá trong đám mây bụi núi lửa va chạm với nhau, tạo ra tĩnh điện. Núi lửa phun trào cũng tạo ra lượng nước lớn, góp phần hình thành sét và những đám mây giông lớn.

Cây ma ở Parkistan

Hiện tượng kỳ lạ này là hệ quả bất ngờ của trận lụt ở Parkistan. Hàng triệu các chú nhện đã leo lên cây nhằm tránh nước lũ. Chúng đan kết những sợi tơ mỏng lên tán lá. Bởi vì quy mô trận lụt và nước phải mất rất lâu mới rút xuống, nhiều cây đã bị bao phủ dày đặc trong lớp tơ nhện ma quái.

Rừng dưới nước ở hồ Kaindy, Kazakhstan

Khu rừng ngập chìm trong nước này thuộc một phần hồ Kaindy dài 4000 mét ở Kazakhstan, trên dãy núi Tian shan nằm cách thủ đô Atmaly 192 km. Hồ được tạo thành từ vụ sụt lún đá vôi cực kỳ lớn, trong trận động đất Kebin năm 1911.

Chủ đề chính: #hiện_tượng_kỳ_lạ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn