Quyen.497

10 mẹo cải thiện tâm trạng buồn và áp lực nhanh như chớp

Đăng 5 năm trước

Kể tôi nghe nào, bạn có mệt mỏi trong thế giới cuồng quay này không? Áp lực và nỗi buồn chính là những thứ khiến con người ta sợ hãi nhất. Nhưng chúng cũng chẳng đáng sợ lắm khi bạn biết cách điều chỉnh tâm hồn và ý nghĩ của chính mình. Mọi chuyện trên đời này đều có cách giải quyết của nó cả, trước hết hãy tập những thói quen làm chủ cảm xúc bản thân trước nhé.

Cười và tìm kiếm nụ cười

Bạn có thể ép mình cười hay cố gượng cười khi giao tiếp với người khác. Nhưng nó có thể giúp mọi người xung quanh có thiện cảm với bạn, dễ tiếp cận bạn và làm cho bạn cải thiện tâm trạng cực kỳ hiệu quả. Cười thành tiếng thậm chí còn cải thiện tâm trạng tốt gấp nhiều lần so với cười mỉm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm những video hài trên Youtube để bắt mình phải cười, hãy tạo động lực cười cho bản thân mình.

Lên lịch cho vài cuộc hẹn ăn trưa hoặc tối

Hãy gọi cho vài người bạn, người thân trong gia đình hay đồng nghiệp để lên lịch cho vài bữa ăn trưa và tối tại quán cà phê hay nhà hàng nào đó bạn muốn đến. Sẽ luôn có năng lượng nào đó thúc đẩy bạn nôn nao đến cuộc hẹn này. Đừng tự cho mình có thể tự giải quyết được mọi áp lực tinh thần mà không cần đến một ai, bạn không cần xin lời khuyên từ ai nhưng những cuộc hẹn thế nào giúp bạn sạc pin lại tinh thần rất nhiều, việc dọn dẹp lại tâm hồn và đầu óc cứ để những cuộc hẹn này thực hiện nhé.

Luyện tập chánh niệm

Nguyên tắc cơ bản của chánh niệm là để tâm trí không tập trung quá nhiều vào quá khứ và tương lai. Cứ ôm mãi tức giận về một sự việc trong quá khứ hay lo lắng về một chuyện trong tương lai có thể làm bạn lãng phí đi quỹ thời gian quý báu của mình. Hãy nói với bản thân bạn rằng quá khứ đã qua tất nhiên sẽ không thay đổi được, và tương lai chưa đến nên cũng chẳng biết chuẩn bị thế nào.Thay vào đó, hãy buộc bản thân phải suy nghĩ về điều gì đó yên bình và tích cực,ví dụ đơn giản như tự thưởng gì cho bản thân sau khi tổng vệ sinh nhà chẳng hạn.

Ăn một miếng chocolate đen

Chỉ ăn một vài miếng chocolate đen (hàm lượng cacao nhiều hơn 70%) có thể làm giảm các hormone gây căng thẳng cortisol và catecholamines trong máu của bạn, những chất này chính là nguyên nhân gây ra cảm giác lo lắng. Hãy ghi vào sổ ghi chú “Ăn chocolate đen nào!” bên cạnh những ghi chép công việc căng thẳng để giúp bản thân ít nhất hãy nhớ nạp nguồn năng lượng tích cực này mỗi khi lao đầu vào công việc. 

Uống trà xanh nóng hoặc đá

Ai cũng biết trà xanh giúp mọi người tỉnh táo, ngoài ra, trong trà xanh có chứa theanine có tác dụng làm dịu cơ thể bạn. Như thế mới nói trà xanh có công dụng thần kỳ, vừa giúp kích thích thần kinh, vừa giúp giải tỏa tâm hồn.Nhưng bạn nên nhớ uống trà xanh vào buổi tối rất dễ dẫn đến mất ngủ hoặc làm giảm chất lượng giấc ngủ, bạn không nên uống hoặc chỉ uống ít loại thần dược này nếu như bạn là một người khó ngủ nhé.

Không ngừng đặt câu hỏi

Quan tâm đến cuộc sống những người xung quanh có thể giúp bạn giảm nguy cơ trầm cảm. Hãy hỏi những người bạn gặp về những gì họ đã làm trong ngày cuối tuần, công việc của họ hay thậm chí gia đình họ dạo này thế nào. Ngay cả khi bạn không thực sự quan tâm đến những gì họ nói, chính hành vi này sẽ tạo điều kiện cho não hoạt động tương tự như sự tò mò thực sự. Bên cạnh đó, việc hỏi thăm này chính là tạm thời quên đi cuộc sống của mình, xem cuộc sống bên ngoài thế nào và mọi người bên ngoài làm gì để tránh đi nỗi buồn. Biết đâu bạn được cho lời khuyên hay học hỏi được gì sau khi đặt câu hỏi vì mọi người nhìn thấy sự quan tâm của bạn.

Khen người khác

Hãy đối xử tốt với mọi người, chẳng hạn như dành lời khen cho họ,bằng cách này bạn không chỉ cải thiện tâm trạng cho họ mà còn cho chính bản thân mình. Vì vậy, tìm điểm gì đó tốt đẹp và tặng lời khen ngợi cho người bạn đang cùng nói chuyện. Họ đang mặc một chiếc áo sơ mi hay đeo vòng cổ đẹp? Trông họ có đang hạnh phúc không? Trông họ có vẻ tràn đầy năng lượng? Hãy nói với họ,và tất nhiên bạn cũng sẽ nhận được vài lời khen, có cải thiện tâm trạng không nào?

Tránh đi chơi với những người mang ý nghí tiêu cực

Tiêu cực có thể xem là bệnh truyền nhiễm. Đi chơi với một người bị trầm cảm hoặc nói chung là một người hay cằn nhằn cũng có thể khiến bạn trở nên tiêu cực và trở nên hay cằn nhằn giống như họ. Và cũng đừng cố bẻ gãy những suy nghĩ tiêu cực trong họ nhé, không khéo bạn lại mất đi một mối quan hệ hay chính bạn cũng bị tuột mood trầm trọng hơn đấy. Tìm những người vui vẻ để nói chuyện và họ sẽ truyền một số suy nghĩ hay năng lượng tích cực cho bạn.

Chia nhỏ những mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu nhỏ hơn

Đặt một số mục tiêu ngắn cho ngày hoặc cho tuần. Những cái nhỏ này có thể giúp bạn dễ dàng chinh phục hơn. Bất cứ khi nào bạn đạt được mục tiêu, bạn sẽ có được cảm giác lạc quan và cải thiện tâm trạng hiệu quả. Đừng cố đặt mục tiêu lớn vì nghĩ mình tài giỏi và siêng năng, một vài mục tiêu đầu sụp đổ đi sẽ hạ gục bạn hoàn toàn. Hãy đi chậm nhưng chắc ché các bạn.

Tạm dừng những công việc tạo áp lực

Tạm hoãn những việc khó lại và chuyển sang những hoạt động khác giúp đầu óc bạn giảm đi căng thẳng tạm thời. Khi cắm đầu làm mà chẳng thấy được kết quả, tâm trạng bạn sẽ chùn lại và xấu đi. Ngưng ngay nhé, tìm gì đó khác để làm để đánh lạc hướng bộ não rằng bạn vẫn đang suy nghĩ chứ không phải suy nghĩ không ra giải pháp. Hãy tạm dừng chừng 5 đến 10 phút. Nếu ở văn phòng, hãy vờ đi lấy nước hay vào nhà vệ sinh rửa mặt. Nếu ở nhà, hãy vờ đi nấu ấm nước hay mang đồ ra ngoài phơi. Thời gian tập trung của mỗi người có hạn nên đừng ép bản thân suy nghĩ lâu quá nhé.

Chủ đề chính: #cải_thiện_tâm_trạng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn