Bảo Trân

13 cách để hiểu tâm lý trẻ tốt hơn

Đăng 6 năm trước

Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, trẻ sơ sinh ban đầu được thôi thúc hành động bởi sự ích kỉ và bản năng của chúng, nhưng khi tiếp xúc dần với môi trường bên ngoài cùng những giá trị xã hội mà cha mẹ dạy dỗ thì thái độ và cách ứng xử của chúng sẽ khác đi. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách cho một đứa trẻ.

Một trong những điều quan trọng nhất mà những bậc cha mẹ nên làm đó là hãy cố gắng hiểu tâm lý của con bạn. Bạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc dạy dỗ chúng. Những việc đơn giản nhất bạn nên làm đó là hãy cố gắng hiểu những gì chúng muốn, con bạn thích gì và ghét gì, điều gì làm chúng cười sảng khoái và điều gì khiến chúng buồn bã và lo sợ. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích để bạn có thể hiểu được những gì đang xảy ra trong tâm trí của con bạn.

Tâm lý trẻ em là gì?

Tâm lý trẻ em là một phần quan trọng của tâm lý học phát triển, nó rất rộng lớn và là chủ đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình tâm lý của những đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi chúng thành niên. Nhưng trong đó, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những thay đổi tâm lý xảy ra trong thời thơ ấu của trẻ. 

Phạm vi nghiên cứu bao gồm các kĩ năng vận động, phát triển nhận thức, kĩ năng ngôn ngữ, thay đổi về mặt xã hội, phát triển tình cảm... 

Hiểu được tâm lý trẻ là điều cần thiết.

Những bậc cha mẹ sẽ có cách giải thích về khả năng và những kĩ năng của con mình hoặc vì sao con mình lại có kĩ năng này mà lại thiếu một kĩ năng khác. Nhưng khi bạn không hiểu về con mình, bạn có thể giải thích sai hoặc đánh giá sai vì những khả năng của chúng. Đôi gì điều này có thể vô hại nhưng phần lớn chúng gây những tác hại rất lớn. Vai trò của cha mẹ là chìa khóa trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu thiếu nhận thức về sự phát triển của trẻ có thể dẫn đến sự phán đoán kém của trẻ và dẫn đến những người cha mẹ sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn. 

Một nghiên cứu của tiến sĩ Brenda Volling, giám đốc và là nhà nghiên cứu của Đại học Michigan cho biết trẻ em sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ giai đoạn mà cha mẹ đang chăm lo cho sự phát triển của chúng. Do đó, các bậc phụ huynh cần tự học về những khía cạnh khác nhau trong tâm lý của một đứa trẻ, đó là những điều quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tinh thần và nhân cách của trẻ. 

Mẹo để hiểu tâm lý con bạn tốt hơn

Nhà tâm lý học trẻ nổi tiếng Jean Piaget nói " Theo quan điểm đạo đức, một đứa trẻ sinh ra không tốt hay xấu nhưng chúng sẽ là bậc thầy trong vận mệnh của chính mình". 

Việc làm cha mẹ không chỉ cung cấp những điều cần thiết về vật chất cho con cái của bạn mà còn cần phải cho chúng cảm thấy được những tình cảm, sự bao bọc, chở che và thấu hiểu của bạn. Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp hiểu tâm lý trẻ dễ dàng hơn:

1. Quan sát chính là chìa khóa

Một trong những cách đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất để hiểu về tâm lý trẻ đó chính là quan sát. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến những gì con bạn đang làm hoặc đang nói, quan sát hành động và biểu hiện, tính khí của chúng khi ăn, ngủ và chơi. Hãy nhớ rằng con của bạn là duy nhất và có thể nó sẽ có một tính khí nổi bật nào đó ngay cả khi nó lớn lên. Vì vậy hãy tránh so sánh con bạn với những đứa trẻ khác, vì đó không chỉ làm tăng áp lực đối với việc bạn dạy con mà còn làm đứa trẻ cảm thấy bản thân mình bị kém cỏi hơn so với những đứa trẻ khác. 

Hãy tự hỏi mình bằng một vài câu hỏi để có thể giúp bạn hiểu được tâm lý của những đứa trẻ:

  • Con thích làm gì nhất? 
  • Con bạn phản ứng như thế nào khi chúng gặp phải điều chúng không thích chẳng hạn như phải ăn rau, ngủ sớm hay phải làm bài tập về nhà. 
  • Xã hội là như thế nào với chúng? Liệu con bạn có muốn chia sẻ hay thử làm những điều mới mẻ trong cuộc sống hay không?
  • Con bạn làm quen với những môi trường xung quanh trong bao lâu? Liệu chúng có nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi mới trong môi trường quanh mình hay không?

Trong khi bạn tự trả lời những câu hỏi này hãy nhớ chỉ quan sát thật chăm chú và đừng so sánh con bạn với bất kì đứa trẻ nào cả.

2. Dành thời gian thật "chất lượng" bên cạnh con mình

Những bậc cha mẹ ngày nay hầu như rất bận rộn với công việc gia đình lẫn công việc xã hội, chúng ta gọi nó là đa nhiệm nghĩa là cùng một lúc một người cha hay người mẹ phải lo rất nhiều công việc khác nhau cùng một lúc trong đó có cả việc chăm sóc con của mình. Nếu bạn vẫn thường dành thời gian cho con của mình theo cách này thì đã đến lúc phải thay đổi rồi đấy. Nếu bạn muốn hiểu tâm lý của con mình thì bạn cần phải dành thời gian cho chúng. 

  • Thời gian bạn dành cho lũ trẻ ở bàn ăn tối hoặc đưa chúng đến trường là vẫn chưa đủ. Bạn cần phải dành thời gian để trò chuyện và chơi đùa cùng với chúng. Hãy dành cho bọn trẻ những khoảng thời gian thật ý nghĩa để có  thể hiểu được tâm lý của chúng rõ hơn.
  • Các cuộc trò chuyện giữa bạn và con mình sẽ cho bạn biết được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ở trường học và cả ở trong nhà. Hãy thử tìm hiểu âm nhạc yêu thích, chương trình yêu thích của con bạn là gì? Điều gì làm con bạn vui mừng và điều gì khiến chúng cảm thấy bực bội?
  • Khoảng thời gian thật chất lượng không hẳn lúc nào cũng có nghĩa là nói chuyện hay làm việc cùng nhau. Đôi khi bạn chỉ cần ngồi cùng con mình và lặng lẽ quan sát chúng, từ đó bạn có thể thu thập được nhiều thứ ẩn khuất trong tâm lý của con mình.

3. Trẻ em cần sự chú ý tuyệt đối từ bạn

Khi bạn có kế hoạch dành thời gian với con cái của mình, hãy lên kế hoạch làm điều đó ngay đừng do dự. Con bạn xứng đáng nhận được sự chú ý toàn tâm của bạn. Nếu bạn cố gắng trò chuyện với một đứa trẻ trong khi bạn đang nấu ăn, lái xe hay làm một việc gì đó khác thì rất có thể bạn đã bỏ lỡ nhiều thứ quan trọng mà con bạn có thể cho bạn biết về bản thân mình. 

Hãy lên kế hoạch ít nhất cho một hoạt động mà cho phép bạn dành hoàn toàn thời gian riêng với con mình. Khi bạn toàn tâm chú ý đến đứa trẻ, chúng sẽ cảm thấy an toàn và sẽ mở rộng bản thân chúng hơn giúp bạn hiểu được nhiều hơn về chúng.

4. Chú ý đến môi trường của con bạn

Nghiên cứu đã chứng minh rằng hành vi và thái độ của một đứa trẻ đượchình thành chủ yếu do môi trường mà chúng đang sống và phát triển. Để hiểu về một đứa trẻ tốt hơn,bạn nên chú ý đến môi trường chúng đang tiếp xúc. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ do đó chúng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và kĩ năng nhận thức của con bạn. Cụ thể điều này hãy so sánh môi trường nhà ở so với những nơi khác. 

Hành vi của một đứa trẻ phụ thuộc phần lớn vào những người xung quanh và cách họ giao tiếp với chúng. Vì dụ con của bạn trở nên hung dữ hay tự tách ly mình với xã hội thì bạn có thể biết được điều gì đang xảy ra thông qua những người xung quanh và những người từng tiếp xúc với đứa trẻ. 

5. Hiểu được các chức năng não bộ của một đứa trẻ

Cha mẹ thường có thể biết được sinh lý của một đứa trẻ nhưng họ lại không biết não của một đứa trẻ hoạt động như thế nào. Bộ não được hình thành bởi những trải nghiệm mà đứa trẻ có, và điều này lần lượt ảnh hưởng tới cách mà chúng phản ứng với những tình huống khác nhau. 

Hiểu được các chức năng não bộ của trẻ có thể giúp bạn tìm hiểu rõ về hành vi của trẻ, khả năng quyết định, khả năng xã hội, khả năng logic hay khả năng nhận thức của trẻ.

Những kinh nghiệm sai lầm có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong tâm trí của con bạn, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của bé.

Biết não bộ hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn có thể biến những trải nghiệm tiêu cực trở thành những trải nghiệm hay cơ hội tốt cho đứa trẻ.

Theo Daniel J. Siegel, tác giả của cuốn The Whole Brain Brain: 12 Chiến Lược Cách Mạng để Nuôi Dạy Con BạnPhát Triển, bạn có thể giúp con mình xây dựng một nền tảng vữngchắc cho cuộc sống lành mạnh trong xã hội và tình cảm, giúp chúng xử lý các tìnhhuống khó khăn một cách dễ dàng, bằng cách hiểu về các chức năng của não bộ. 

6. Tập lắng nghe- hãy để đứa trẻ của bạn tự kể bạn nghe về câu chuyện của chúng

Nói chuyện là một điều tốt nhưng nghe còn quan trọng hơn mỗi khi bạn trò chuyện cùng con mình. Hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện với con bạn và sau đó tập lắng nghe chúng, nghe xem chúng đang cố gắng kể cho bạn điều gì. Trẻ em thường không thể diễn đạt rõ ràng, đó là lý do vì sao bạn nên chú ý đến những từ ngữ mà chúng sử dụng, những tín hiệu không lời của chúng. 

Hãy tập trung vào:

  • Giai điệu: cách chúng nhấn mạnh một từ hoặc cụm từ
  • Biểu hiện: Nói với bạn về cảm giác của chúng. Hãy cố gắng đánh giá cảm xúc của con bạn khi chúng nói về một thứ gì đó, nếu chúng thích hoặc chúng sợ thì khi nói sẽ nhấn mạnh những điều đó.
  • Ngôn ngữ cơ thể: Chú ý đến mắt, cách sử dụng tay và tư thế.

Bạn không chỉ nên lắng nghe mà còn cho con bạn biết rằng họ đang được lắng nghe và được nghe một cách nghiêm túc. Hãy cảm nhận những gì chúng nói và cho chúng thấy rằng bạn đang hiểu những gì con bạn nói. Nếu bạn không hiểu, hãy đặt câu hỏi rõ ràng. Nhưng hãy cẩn thận không nói quá nhiều hoặc đặt ra quá nhiều câu hỏi, điều này có thể làm cho đứa trẻ của bạn bị mất hứng trò chuyện.

7. Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những cách thể hiện khác nhau

Con của bạn có thể diễn đạt theo nhiều cách, bên cạnh việc nói chuyện chúng có thể thể hiện cảm xúc của mình thông qua các hoạt động:

  • Nếu con bạn thích vẽ, viết, hoặc hành động thì hãy khuyến khích chúng làm điều đó thường xuyên hơn. Hãy dẫn con bạn đến tham gia các lớp nghệ thuật hoặc vẽ tranh giúp chúng phát huy tốt hơn những khả năng của chúng. Bạn cũng có thể gợi ý cho chúng những đề tài khác nhau khi để khả năng của con bạn không bị giới hạn.
  • Tương tự như vậy bạn có thể yêu cầu con bạn duy trì khả năng viết của mình thành một tờ tạp chí, trong đó chúng có thể vẽ, viết những gì chúng đã làm trong một ngày và xem xem chúng cảm thấy như thế nào qua một ngày đó. Khi trẻ em càng dành nhiều thời gian viết hay vẽ thì những khả năng tiềm ẩn của chúng sẽ phát huy nhiều hơn.
  • Dành thời gian để trải qua công việc nghệ thuật của đứa bé để có thể hiểu được những gì đang xảy ra trong tâm trí chúng. Đừng đọc quá kĩ những tác phẩm của chúng, rất có thể bạn sẽ áp đặt những suy nghĩ và ý tưởng của bạn vào tâm trí con mình.
  • Hãy để con bạn giải thích cho bạn về những gì chúng đang vẽ , viết và để chúng nói xem chúng đang cảm thấy như thế nào về công việc này.

8. Hỏi các câu hỏi đúng

Nếu bạn muốn con mình nói, điều quan trọng là phải hỏi đúng câu hỏi. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng cách đặt các câu hỏi mở, điều này sẽ khuyến khích đứa trẻ chia sẻ những thông tin của chúng.

  • Thay vì hỏi " con có thích bài hát này không?" có nghĩa là phải trả lời hoặc không thì hãy hỏi " con nghĩ sao về bài hát này? ", nó sẽ cho phép đứa trẻ được nói nhiều hơn.
  • Thay vì hỏi chúng chơi với ai thì hãy hỏi chúng đang chơi trò gì? Hãy để bé giải thích cho bạn và đừng cố cắt ngang lời chúng.
  • Ngoài ra đừng bao giờ né tránh những câu hỏi mà con bạn thắc mắc. Nếu bạn không có câu trả lời cho chúng thì hãy ghi lại câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho con bạn sau. Một đứa trẻ đưa ra một câu hỏi có thể ngớ ngẩn và khó hiểu nhưng nếu bạn né tránh thì có thể trong tương lai bạn sẽ không nhận được bất kì câu hỏi nào từ chúng nữa.

9. Giáo dục bản thân về sự phát triển của trẻ

Hãy chủ động tìm hiểu các giai đoạn phát triển khác nhau của một đứa trẻ để biết con bạn liệu có đang được chăm sóc tốt và đúng cách hay không? Hãy dành thời gian để đọc sách, tạp chí trên mạng và nói chuyện cùng các chuyên gia để cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu hơn về tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi bạn không biết điều gì sẽ xảy ra thì đừng tự mình đoán mò một cách thiếu căn cứ vì bạn có thể làm mọi thứ ổn hay ngược lại mọi thứ sẽ đi xa hơn so với bạn nghĩ.

10. Quan sát những đứa trẻ khác

Đôi khi quan sát những đứa trẻ khác cùng độ tuổi với con bạn cũng có thể giúp bạn hiểu được con mình tốt hơn. Điều này có thể giúp bạn hiểu cách mà đứa trẻ của bạn cư xử như thế nào trong môi trường xã hội và xác định những điểm mạnh, điểm yếu của chúng để xác định được cá tính của trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn so sánh con mình với những đứa trẻ khác mà là dùng sữ quan sát đó để trở thành công cụ phán đoán về cách hoàn thiện một đứa trẻ tốt hơn.

Các cha mẹ thường có xu hướng xác định khả năng hành động của trẻ bằng cách so sánh trẻ với những đứa bé khác. Tuy nhiên điều này có thể tác động tiêu cực đến con bạn về lâu dài. So sánh không hẳn lúc nào cũng xấu nhưng nó có thể nguy hiểm nếu bạn lạm dụng nó.

11. Thấu cảm với con bạn

Đôi khi bạn phải suy nghĩ giống như một đứa trẻ và thậm chí hành động như là một đứa trẻ để tiếp cận với con bạn. Sự đồng cảm là một phẩm chất quan trọng mà cha mẹ nên phát triển nếu họ muốn hiểu con mình tốt hơn. Bạn có thể nhận thức được những gì con bạn trải qua khi chúng kể với bạn nghe về điều đó. Nhưng bạn sẽ không thể gần gũi với con bạn hơn nếu bạn không thể đồng cảm với chúng. Dưới đây là một vài cách đơn giản để thấu hiểu trẻ:

  • Hãy lắng nghe cảm xúc của con bạn và cố gắng hiểu những gì chúng đang trải qua.
  • Sử dụng ngôn ngữ của những đứa trẻ để giúp bạn hiểu về con mình tốt hơn. Hãy tự hỏi điều này, nếu bạn là một đứa trẻ liệu bạn có thể hiểu được cuộc trò chuyện giữa những người trưởng thành hay không? 
  • Khi bạn không hiểu được những hành vi của con mình, hãy tự hỏi bản thân mình rằng bạn sẽ cư xử và phản ứng ra sao nếu bạn gặp tình huống đó.

12. Quan điểm tình cảm của con bạn là gì?

"Thật là một sự tương phản đáng lo ngại giữa trí thông minhrực rỡ của đứa trẻ và tâm lý yếu ớt của người lớn trung niên" - SigmundFreud

Trong một thời gian dài, trẻ em không được xem là quan trọng như những người lớn, những tâm tư cảm xúc của chúng thường không được chấp nhận vì mọi người cho rằng rồi những đứa trẻ sẽ quên sạch khi chúng lớn lên.

Nhưng bây giờ, điều đó không còn đúng nữa, những gì những đứa trẻ trải qua trong thời thơ ấu của mình sẽ tác động to lớn đến nhân cách của chúng khi đứa trẻ đó lớn lên. Là cha mẹ, bạn không nên đánh giá thấp những cảm xúc của con bạn mà hãy cố gắng hiểu hết chúng.

Trí thông minh, tình cảm hay EQ là khả năng nhận dạng, diễn đạt và kiểm soát cảm xúc của một người. Trẻ em được sinh ra với những tính khí độc đáo, một số có thể thẳng thắn và chủ động trong khi đó một số đứa trẻ khác thì lại nhút nhát và chậm chạp hơn.

Là phụ huynh, bạn có trách nhiệm hiểu được các thông số EQ của con mình và làm những gì cần thiết để chúng có thể lớn và trở thành những người trưởng thành và thông minh.


13. Không giả vờ

Đừng tự cho rằng bạn biết con mình muốn gì và cảm thấy như thế nào tại bất kì thời điểm nào. Nếu bạn không nghe thấy chúng phàn nàn không đồng nghĩa với việc chúng đang hạnh phúc. Bạn cho rằngbạn là một bậc cha mẹ tuyệt vời vì con của bạn cư xử tốt ở nơi công cộng vàkhông gây ra sự phá phách nào.

Khi bạn nghĩ như vậy có nghĩa là bạn đang tự đóng mình để có thể hiểu được chính xác những gì con cái của bạn đang cần, do đó sẽ dẫn đến những cách hành xử không đúng đối với con mình. Hãy yêu cầu con bạn làm sạch bầu không khí nghi ngờ và bạn sẽ có thể biết được điều gì đang xảy ra.

Rối loạn tâm thần ở trẻ em

Trẻ em có những hành vi nhất định, chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, các thành viên trong gia đình và từ xã hội. Hầu hết trẻ em có các vấn đề về hành vi như lì lợm, thô lỗ và bất cẩn. Nếu những vấn đề này trở nên phức tạp thì ta gọi đó là rối loạn. Dưới đây là một vài rối loạn tâm lý ở trẻ em:

  1. Bệnh thiếu hụt sự chú ý dẫn đến chứng rối loạn thái quá (ADHD):Trẻ em bị ADHD có bađặc điểm chính: thiếu chú ý, bốc đồng và hiếu động thái quá. Chúng cũng có thể hờ hững, tích cực và bị kích thích.
  2. Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực: Trẻ bị rối loạn lưỡng cực có xu hướng độtngột thay đổi trạng thái tâm trạng, thời kỳ hiếu động kéo dài, theo sau là lơmơ, giận dữ, thất vọng và các hành vi thách thức.
  3.  Rối loạn lo âu: Trẻ có rối loạn lo âu nói chung thường lo lắng quá nhiều về mọi thứ. Ngay cả những vấn đề tầm thường nhất cũng có xu hướng làm cho chúng không ngủ được.
  4. Hội chứng Asperger's: Đây là một dạng bệnh tự kỷ. Các triệuchứng bao gồm thiếu kỹ năng xã hội, không thích thay đổi thói quen và môitrường quen thuộc, không giao tiếp bằng mắt, cử chỉ bất thường và biểu hiện trênkhuôn mặt, thiếu kỹ năng vận động đồng cảm và hãy bị lúng túng.
  5. Học tập khuyết tật: Đây là rối loạn tâm lý làm cho việc học tập trở thành thách thức. Các triệu chứng bao gồm không có khả năng chú ý, trí nhớ kém, phối hợp kém, không có khả năng làm theo hướng dẫn và thiếu tính tổ chức.
  6. Rối loạn hành vi phá hoại: Trẻem có rối loạn này có xu hướng bắt nạt người khác, cô lập mình khỏi các tình huống ngoài xã hội, phá hủy tài sản hoặc làm tổn thương động vật một cách cố ý, nói dốihoặc thậm chí ăn cắp vặt.
  7. Rốiloạn ăn uống: Trẻ em bị rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc thường có thói quen ăn uống bất thường. Những rối loạn thường làkết quả của suy nghĩ ám ảnh về tăng cân và thể chất. Triệu chứng bao gồmkhông có khả năng ăn bất cứ thứ gì, nôn mửa khi ăn uống.
  8. Tâmthần phân liệt: Bệnh tâm thầnphân liệt không phổ biến ở trẻ như ở người lớn. Các triệu chứng của rốiloạn tâm lý này bao gồm sự rút lui khỏi xã hội, mất ngủ, thiếu động lực, giảm hiệusuất ở trường học, trầm cảm, quên lãng và xuất hiện những hành vi kỳ lạ.

Nếu bạn cho rằng concủa bạn có các triệu chứng của bất kỳ rối loạn nào đã đề cập ở trên, hãy thamvấn ngay với chuyên gia y tế.

Các nhà tâm lý trẻ em làm việc trên hai lý thuyết chính:      

  • Phát triển ở trẻ em lànội bộ, thay đổi là bẩm sinh (tự nhiên) 
  • Sự phát triển của trẻem phụ thuộc vào môi trường bên ngoài (nuôi dưỡng)

Các chuyên gia nghiên cứu phát triển ở trẻ em dưới các bối cảnh khác nhau bao gồm: 

  • Bối cảnh xã hội: mối quan hệ với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, giáo viên, và những người khác ảnh hưởng đáng kể  đến sự phát triển của một đứa trẻ như thế nào.·    
  • Bối cảnh văn hoá: các yếu tố văn hoá như truyền thống, các giá trị được đặt trước, và các nguyên tắc trong cuộc sống ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ như thế nào.     
  • Bối cảnh kinh tế xã hội: làm thế nào tình trạng xã hội của  một đứa trẻ, lớp, lối sống và sự sẵn có (hoặc thiếu) nguồn tài chính có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thách thức

Hiểu được tâm lý của trẻ em có thể là một thách thức. Nếu bạn có nhiều hơn một đứa trẻ, tâm lý của đứa trẻ đầu tiên có thể khác với trẻ giữa và cũng có thể khác với những đứa nhỏ nhất.Hãy tin rằng tất cả trẻ em là như nhau và sử dụng một phương pháp phù hợp với tất cả các phong cách làm cha mẹ cho con của bạn có thể không bị “hòa tan”. Nó có thể tẻ nhạt và tốn thời gian, nhưng hiểu được  tâm lý của một đứa trẻ  là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để nuôi dưỡng đứa trẻ của bạn trở thành một người lớn khỏe mạnh.

Chủ đề chính: #tâm_lý_trẻ_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn