Huyền Iris Iris là sinh mệnh. Sống như một nàng công chúa, sống vui vẻ như một nàng tiên. Sống như thế bởi vì nếu chỉ còn 1 ngày để sống! Không hối tiếc lòng tốt cho đi, cũng không mong nhận lại, chỉ cần sống như thế!!! Bởi nếu lòng tốt là con người của bạn, thì được sống là chính mình sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc.

18 sai lầm nguy hiểm khi uống sữa

Đăng 4 năm trước

Sữa là thức uống cần thiết vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc nhiều sai sót khi uống sữa. Như vậy, không những không tốt mà còn phản tác dụng, thậm chí gây hại.

Uống sữa quá đặc và lấy sữa đặc thay thế sữa bò

Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5 - 8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi. Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì hàm lượng đường sẽ hơi cao.

Uống sữa quá nhiều trong một lúc

Cơ thể con người chỉ hấp thu một lượng sữa thích hợp. Người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.

Uống sữa khi bụng rỗng

Không nên uống sữa khi đói, điều đó sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, đào thải nhanh can-xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Khi đói, nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa ở dạng chất lỏng, chỉ tồn tại trong dạ dày thời gian rất ngắn. Do đó, các chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết. Dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh can-xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. 

Chỉ uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng

Thực tế, qua một đêm ngủ, năng lượng đã bị tiêu hao đáng kể, việc uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp chất đạm. Do đó, cơ thể cần một bữa sáng với đủ 4 nhóm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. 

Nên dùng sữa kèm các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh bao… Khi sữa được giữ lại trong dạ dày lâu, cơ thể có thêm thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng phong phú.

Uống sữa quá gần bữa ăn

Uống sữa quá nhanh và gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein được tiêu thụ như nhiệt, khi uống đi vào dạ dày sẽ hình thành một hiện tượng bão hòa, ảnh hưởng đến lượng thức ăn của bữa chính. Nếu uống sữa, nên uống cách bữa ăn 1- 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Đun sôi sữa

Sữa ấm sẽ tốt cho cơ thể hơn sữa lạnh. Tuy nhiên, việc hâm nóng sữa mà không chú ý tới nhiệt độ khiến lactose biến tính gây ung thư.Nếu bạn để sữa sôi già ở nhiệt độ 100 độ C , các thành phần đường sữa có khả năng bị đốt cháy. Ngoài ra, khi đun sôi sữa, hợp chất canxi phốt phát chuyển sang tính axit, lắng đọng làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

Cho đường vào sữa đun sôi

Nếu cho đường vào sữa rồi mới đun sôi, dưới nhiệt độ cao, các thành phần của chúng sẽ phản ứng tạo thành chất có độc. Không nên làm nóng đường và sữa cùng một lúc, vì lysine trong sữa sẽ gây ra phản ứng với đường ở độ nhiệt cao 80 - 100 độ C đường sẽ phản ứng với aminoaxit trong sữa, tạo ra một hợp chất gây hại, hình thành hợp chất glycosyl lysine. Đây là hợp chất không những không được cơ thể hấp thụ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. 

Thói quen đun nóng đường và sữa là sai lầm. Vì vậy nên đun sữa trong khoảng 40 - 50 độ C sau đó bắc ra rồi mới cho đường vào hòa tan. Nếu muốn dùng sữa ngọt, hãy để sữa nguội rồi mới cho đường vào.

Cho nhiều đường vào sữa

Khi cho thêm đường vào sữa, tốt nhất là nên dùng đường mía vì đường mía phân hủy rất nhanh, dễ hấp thụ. Loại đường này sau khi vào đường tiêu hóa sẽ xảy ra quá trình thủy phân, biến thành glucose được cơ thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng không nên dùng nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định về hàm lượng chất khô của sữa.

Thêm đường là bổ sung thêm carbohydrates, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5 - 8g đường. Hấp thụ quá nhiều đường sẽ khiến da, các cơ bắp bị nhão, nhìn bề ngoài có vẻ như trẻ rất khỏe, nhưng kì thực lại không có sức đề kháng. Lượng đường trong cơ thể vượt quá mức cho phép, cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như sâu răng, cận thị, tê cứng động mạch…

Sữa mới đun sôi để vào phích lưu trữ

Khi đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao. Nếu đổ vào phích, sữa dễ bị biến chất; sau 3 - 4 tiếng thì bị chua ( vi khuẩn trong sữa cứ khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ). Việc uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy… Vì vậy, sữa đun đến đâu nên dùng hết đến đấy, không nên bảo quản trong phích.

Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng

Có người nghĩ rằng bổ sung can-xi còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời lại là nguồn vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, tìm cách rót sữa vào trong bình để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.

Dùng sữa uống thuốc

Có nhiều người lại nghĩ rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống kèm với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có  ảnh hưởng rất lớn đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc với nước lọc thời gian nhất định.  

Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn có thể gây tác hại cho cơ thể. Dùng sữa bò thay nước trắng uống thuốc có thể làm chậm quá trình hấp thụ thuốc. Hơn nữa trong thuốc và sữa đều có rất nhiều các chất hóa học, dùng không cẩn thận sẽ tạo ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. 

Uống sữa kết hợp trái cây

Những loại hoa quả như chuối, dâu, dưa, chanh, cam… có tính ấm, sẽ tạo nhiệt trong hệ tiêu hóa, còn sữa lại tạo cảm giác lạnh. Nếu kết hợp hoa quả với sữa có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng…Ngoài ra, trái cây giàu vitamin C làm protein trong sữa biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của cơ thể.

Uống sữa cùng với nước hoa quả

Nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua. Thành phần protit trong sữa khi gặp vị chua sẽ kết tủa, không có lợi cho việc tiêu hóa.

Cho thêm nước cam hoặc nước chanh vào sữa

Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt. Nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Cam, chanh là những loại quả có tính chua, khi kết hợp với protein trong sữa, sẽ làm mất tác dụng của protein. 

Uống sữa kết hợp với ăn hồng, uống trà

Sữa không nên sử dụng cùng lúc với thực phẩm có chứa tannin như trà, hồng. Những thực phẩm này dễ tạo phản ứng kết tủa khi uống với sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa. 

Sữa sẽ làm trà không còn tác dụng  tốt đối với hệ tim mạch. Đồng thời, trà lại đẩy nhanh quá trình đào thải can-xi trước khi cơ thể kịp hấp thu. Theo Prevention, Tiến sĩ Alissa Rumsey, viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống ( Mỹ) trà giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm. Khi kết hợp với sữa, protein trong sữa sẽ tác động tới các chất chống oxy hóa, ngăn cản cơ thể hấp thụ chúng. Ngoài ra, caffeine trong trà cũng tương tác và giảm lượng canxi trong sữa.

Uống sữa thêm sô - cô - la

Sữa bò là thức uống giàu canxi, sô - cô - la giúp bổ sung năng lượng, kết hợp cả 2 thứ sẽ tạo ra 1 thức uống bổ dưỡng. Nhưng sự thật là khi kết hợp với nhau canxi trong sữa sẽ phản ứng hóa học với axit oxalat có trong sôcôla tạo ra một hợp chất có tên gọi là canxi oxalat. Quá nhiều chất này trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi, khô tóc, đau bụng tiêu chảy, tăng nguy cơ mắc các bệnh loãng xương và giòn xương và tăng tỉ lệ mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu…

Kết hợp sữa với thịt, cá

Sữa là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, để phân hủy được sữa, hệ thống tiêu hóa phải làm việc khá vất vả.Kết hợp sữa chung với những loại thực phẩm có nhiều protein khác như thịt sẽ gây áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa, hệ thống tiêu hóa cần thời gian dài để phân hủy chất dinh dưỡng. Nếu kết hợp sữa chung với thịt sẽ gây áp lực lên dạ dày, ruột, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, sữa không như các loại thực phẩm khác, không thể phân hủy trong tá tràng ruột non. Khi uống sữa, dạ dày cũng không tiết ra dịch tiêu hóa.

Kết hợp cá với sữa có thể gây hại cho cơ thể, độc tố ama sẽ sản sinh khi cá nấu chung với sữa ảnh hưởng lên da, gây dị ứng. Ngoài ra nó cũng có thể gây ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn và gây ra bệnh tim. Những người bị chứng tiêu hóa kém sẽ bị khó tiêu khi ăn cá chung với sữa.

Sữa với muối

Sữa và muối có những tính chất hoàn toàn đối lập, tương phản nhau. Khi dùng sữa với muối sẽ có nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Có thể bạn không thấy những hậu quả tức thì, những thói quen ăn uống xấu trong nhiều năm sẽ dần làm suy giảm sức khỏe của bạn.

Tổng hợp Sức khỏe

Chủ đề chính: #uống_sữa

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn