Cú mèo

19 nền kinh tế mở, ổn định và hiệu quả nhất thế giới năm 2016

Đăng 7 năm trước

Nền kinh tế một quốc gia không chỉ dựa vào sức mạnh và quy mô mà còn phải xem xét một số khía cạnh như tính mở, ổn định, hiệu quả. Hãy cùng lướt qua 19 nền kinh tế đáp ứng tốt nhất các điều kiện này nhé.

Viện nghiên cứu Legatum có trụ sở tại London vừa công bố Chỉ số Thịnh vượng toàn cầu lần thứ 10, một báo cáo được tổng hợp hàng năm nhằm xếp hạng mức độ thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới.

Tổ chức này so sánh 104 tiêu chí và phân thành 9 nhóm: Chất lượng nền kinh tế, Môi trường kinh doanh, Chính phủ, Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe, An toàn và an ninh, Tự do cá nhân, Vốn đầu tư toàn xã hội, Môi trường tự nhiên. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng là sức mạnh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế không chỉ được xem xét dựa trên quy mô và sức mạnh, Viện Legatum còn xem xét một số khía cạnh khác như tính mở của nền kinh tế hiệu quả tài chính và cơ hội kinh tế.

Chỉ số này khảo sát 149 quốc gia trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu 19 quốc gia có điểm số cao nhất trong phân nhóm chỉ số kinh tế.

19. NHẬT BẢN

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo GDP thuần, nhưng những năm gần đây đã đối mặt với tình trạng phát triển trì trệ và lạm phát, kéo quốc gia này xuống thứ hạng khá thấp trong phân nhóm chỉ số kinh tế.

18. ICELAND

Theo Viện Legatum, nền kinh tế của Iceland là một trong những nền kinh tế tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này cũng có những khó khăn riêng. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng của quốc gia này đứng trên bờ vực phá sản, gây ra tình trạng suy thoái trong 3 năm từ 2008 đến 2010.

17. PHÁP

Nền kinh tế lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu đã trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm chạp vì cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2009. Vấn đề của Pháp càng trầm trọng hơn khi tỉ lệ thất nghiệp cao và người lao động phản đối cải cách. Mặc dù vậy, Pháp vẫn là một trong những nền kinh tế có sức ảnh hưởng nhất thế giới.

16. BỈ

Ngôi nhà chung của Liên minh châu Âu cũng được Viện Legatum đánh giá cao ở chỉ số kinh tế. Tuy nhiên quốc gia này cũng gặp trở ngại khi vùng Wallonia từ chối thông qua Thỏa thuận tự do thương mại của EU và Canada.

15. AUSTRALIA

Nền kinh tế Australia là một trong những nền kinh tế lớn nhất Nam bán cầu chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa. Quặng kim loại là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia này. Australia đã trải qua 25 năm không rơi vào tình trạng khủng hoảng và làm rất tốt trong việc quản lý nền kinh tế tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất.

14. MỸ

Theo Legatum, dù là nền kinh tế mạnh nhất và lớn nhất thế giới nhưng không phải nền kinh tế tốt nhất thế giới. Nhìn chung các chỉ số đều đạt điểm số khá cao, nhưng sự mất cân bằng trong thu nhập là vấn đề lớn của vùng đất tự do.

13. CANADA

12. PHẦN LAN

Một trong những nguồn đóng góp GDP lớn nhất của Phần Lan là công nghiệp giấy, nhờ vào việc sở hữu lượng cây gỗ khổng lồ. Đất nước này cũng nổi tiếng với các chính sách kinh tế độc đáo, có một không hai, chẳng hạn như cuộc thử nghiệm mức lương cơ bản trong những năm gần đây.

11. ÁO

Một quốc gia châu Âu khác được Legatum xướng tên trong danh sách những nền kinh tế hàng đầu. Áo là nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới dù dân số nước này chưa đến 9 triệu người.

10. ANH

Brexit đã đẩy nền kinh tế Anh vào tình trạng khó khăn, nhưng nước Anh vẫn là điển hình cho câu chuyện thành công về kinh tế. Và Anh được mong đợi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong năm 2016.

9. LUXEMBOURG

Nổi tiếng là vùng đất dành cho các chủ ngân hàng và  những ai tìm kiếm mức thuế thấp. Chính những điều này giúp Luxembourg nâng cao mức điểm một cách toàn diện. Quốc gia với dân số chưa đến 600.000 người này là một trong 3 nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.

8. SINGAPORE

Quốc gia châu Á này không chỉ là trung tâm tài chính quan trọng mà còn là một trong những cảng biển đông đúc nhất thế giới. Hơn 32 triệu container thông quan cảng Singapore mỗi năm.

7. NAUY

Nền kinh tế của Nauy phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp dầu mỏ ở biển Bắc, do giá dầu bắt đầu giảm từ năm 2014, nên nền kinh tế quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây vẫn là nền kinh tế mạnh và quỹ phúc lợi khổng lồ của Nauy sẽ khiến cả thế giới phải ganh tỵ.

6. ĐAN MẠCH

Với GDP danh nghĩa chỉ hơn 300 tỷ đô la, Đan Mạch là một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Căn cứ chỉ số Gini của Ngân hàng thế giới, đây là quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp nhất thế giới.

5. ĐỨC

Đức có mức GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Nước này cũng là nhà xuất khẩu đứng hàng thứ 3 thế giới với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 1.000 tỷ đô la.

4. THỤY SĨ

Người dân sống tại Thụy Sĩ có mức thu nhập cao nhất so các nền kinh tế hàng đầu trên toàn thế giới.Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc vào dịch vụ tài chính đứng đầu thế giới.

Cùng với người láng giềng trên bán đảo Scandinavian, Thụy Điển là một nhà nước phúc lợi xã hội.Nước này có mức thuế thu nhập rất cao. Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên thử nghiệm tỉ lệ lãi suất âm với mục tiêu kích thích đầu tư.

2. HÀ LAN

Với GDP hơn 750 tỷ đô vào năm 2015, và dân số chỉ 17 triệu dân, Hà Lan đạt thứ hạng khá cao ở hầu hết các chỉ số. Khái niệm thị trường chứng khoán được tạo ra lần đầu tiên tại Hà Lan vào đầu thế kỷ 17.

1. NEW ZEALAND

Theo Legatum, đây là nền kinh tế hàng đầu thế giới, kỳ lạ là thành công của quốc gia này lại đến chủ yếu từ ngành công nghiệp sữa và công ty Fonterra chi phối gần 30% xuất khẩu sữa của thế giới. Do đó thành công của Fonterra cũng là thành công của quốc gia.

19 quốc gia thịnh vượng nhất thế giới năm 2016:

  • New Zealand
  • Nauy
  • Phần Lan
  • Thụy Sĩ
  • Canada
  • Australia
  • Hà Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Vương quốc Anh
  • Đức
  • Luxembourg
  • Ireland
  • Iceland
  • Áo
  • Bỉ
  • Mỹ
  • Pháp
  • Singapore

Việt Nam đứng thứ 75 thế giới trong danh sách với các chỉ số thành phần: Chất lượng nền kinh tế (hạng 36), Môi trường kinh doanh (hạng 80), Chính phủ (hạng 104), Giáo dục (hạng 50), Chăm sóc sức khỏe (hạng 62), An toàn và an ninh (hạng 53), Tự do cá nhân (hạng 124), Vốn đầu tư toàn xã hội (hạng 58), Môi trường tự nhiên (hạng 80).

(Nguồn Businessinsider)

Chủ đề chính: #kinh_tế

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn