Bất Ngôn

2 loại hóa chất cực độc được sử dụng trong nhiều trong thực phẩm bạn vẫn ăn hằng ngày

Đăng 7 năm trước

Bạn có biết, hàng ngày bạn đang tự nạp một lượng lớn chất độc vào cơ thể đầu độc chính mình ?

Tinopol

Hóa chất Tinopal (optical brightener CBS-X, Tynophan) là chất làm từ nhiều hợp chất hóa học tổng hợp, còn được gọi là chất làm sáng quang học (optical brightener) được thêm vào chất tẩy giặt với mục đích làm sản phẩm được giặt trông thấy trắng và sáng hơn, từ đó thấy có vẻ sạch hơn. 

Ngoài ra, còn là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy, sử dụng trong các công nghệ sản xuất giấy, vải sợi, nhựa, sơn, mực in hay mỹ phẩm. Các hóa Chất Tinopal (optical brightener CBS-X, Tynophan) làm trắng cũng có thể ứng dụng trong các kỹ thuật khác như phát hiện sự rò rỉ của nước thải của các nhà máy, dùng trong các xét nghiệm chẩn đoán y học, chất diệt côn trùng,....

Hiện nay, hóa chất Tinopol này được phát hiện sử dụng rộng rãi trong các loại thực phẩm được ưa chuộng nhiều như: bún, bánh phở, bánh ướp, bánh canh,... nhằm mục đích tẩy trắng, tăng độ bóng, đẹp, dai, tránh ôi thiu để được lâu.

Điều đáng lo ngại hóa chất Tinopol được Bộ y tế cấm sử dụng trong thực phẩm vì đây là một chất rất có hại cho sức khỏe người sử dụng. Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chất Tinopol sẽ gây hại đường tiêu hóa, viêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư

Cách nhận biết thực phẩm không sử dụng Tinopol ( bún, bánh ướp, bánh pho,...)

Theo PGS Thịnh cho biết chất Tinopal trong bún dễ dàng nhận biết vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng.

 Do đó, cách đơn giản nhận biết là nhìn vào màu sắc thực phẩm. Thực phẩm được làm từ gao nguyên chất sẽ có màu trắng đục, màu hơi tối. Và ngược lại, làm từ Nitopol sẽ có màu trắng trong, sáng, thực phẩm có độ bóng bẩy.


Hàn the

Hàn the tên hóa học là borac được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng  thuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp. Nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh men gốm, và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ dàng chuyển thành axit boric hay các borat khac, và chúng có nhiều ứng dụng.

Hàn the là một trong những chất không được Bộ y tế liệt nào chất được sử dụng trong sản phẩm vì nó rất độc hại. Nhưng trong những năm gần đây, han the lại được phổ biến sử dụng rộng rãi trong thực phẩm nhằm giữ thực phẩm được lâu và dai ngon. 

PGS Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh ( viện công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết việc làm hàn the trong bún, bánh cực kỳ nguy hiểm. Những phụ gia này lại được sử dụng rất nhiều. Do hoạt tính kháng khuẩn – giúp tăng thời gian bảo quản thực phẩm, đồng thời có khả năng làm cho thực phẩm có độ dòn đại, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, giá thành khá rẻ... vì thế nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn cố tình sử dụng chúng.

 Nhưng nhiều người lại không biết tính độc hại của nó.

- Với tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy.

Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. 

- Với đường niệu, nó gây hư thai đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.

Do đó, khi sử dụng thực phẩm người tiêu dùng cần cảnh giác dưới đây là các cách nhận biết thực phẩm có hàn the :

- Khi cho hàn the vào bún, bánh ướp, bánh canh,... thì thường sẽ có độ bóng, trống, dưới ánh nắng mặt trời có phản chiếu, để được lâu 2-3 ngày cũng không bị ôi thiêu, còn không sử dụng hóa chất thì bùn, bánh ướp, bánh canh,... làm từ bột gạo sẽ có màu trắng đục, không bóng, trong, đẹp như có hàn the.

- Đối với giò lụa không hàn the khi chạm vào sẽ mịn, trên mặt gió lùa có các lỗ nhỏ, khi ngửi sẽ có mùi thịt ngon và mùi vỏ gối, còn giò lụa có hương nồng nặc là những giờ lựa được cho thêm phụ hương và làm từ thịt kém chất lượng, có hóa chất.

Chủ đề chính: #an_toàn_thực_phẩm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn