Hội những người đam mê tâm lý học Ở đây có những bài viết về tâm lý học, lâu lâu có truyện nha!!!!

3 tuýp trẻ em bắt nạt cha mẹ của chúng

Đăng 7 năm trước

Trẻ em trong suy nghĩ của chúng ta trẻ em rất là thơ ngây thế nhưng bạn biết không chũng nhiều lúc còn bắt nạt cả cha mẹ chúng, thậm chí là những người xung quanh. Vậy trẻ bắt nạt chúng ta như thế nào? Liệu đó là tin tốt hay tin xấu???

Kẻ bắt nạt ngang bướng

Con của bạn có thường chống đối bạn không?

Con của bạn có hăm dọa bạn không?

Bạn có cảm thấy sợ hãi cơn giận của chúng không?

Đây là kiểu tính cách khó khăn nhất trong số ba loại, những đứa trẻ này cực kì cứng đầu và chống đối. Nếu bạn nói “Đi bên phải” thì chúng sẽ thi bên trái. Nếu bạn nói “Ngồi yên” thì chúng sẽ chạy. Bốc đồng, thiếu kiên nhẫn, và liều lĩnh, những đưa trẻ ngang bướng này muốn sống theo cách riêng của chúng. Chúng từ chối mọi sự cố gắng của cha mẹ trong việc giáo dục thái độ. Nếu bạn là người cha/mẹ đơn thân, những đứa trẻ ngang bướng này có thể trở nên đặc biệt hung hăng: Khi chúng chỉ phải đối mặt với một người cha/mẹ, bạn có thể phải chịu sự ngang bướng gấp đôi.

Tự mãn và kiêu ngạo với sự tự tin lệch lạc, những đứa trẻ như thế lấy việc tranh cãi làm niềm vui và kiên quyết phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Với chúng, trở nên “đúng” như ý muốn thì quan trọng hơn là tôn trọng hay hòa thuận. Khi bạn cố chống lại sự bắt nạt của chúng, chúng có thể sẽ biến thành nổi ám ảnh và quấy rầy bạn cho đến khi bạn nhượng bộ. Kiên quyết với cách sống của mình, chúng sẽ không dừng lại vì bất kì điều gì.

TIN TỐT VÀ TIN XẤU

Ngang bướng không hẳn là một đặc tính có vấn đề. Nhiều nghệ sĩ, nhà phát minh, nhà thiết kế, và nhà tư tưởng ban đầu có nét ngang bướng lành mạnh. Họ tiên phong trong việc tạo ra cách nghĩ mới vì họ đi ngược lại với những quy ước. Họ dùng sự ngang bướng của mình như một động lực sáng tạo cho những nguồn cảm hứng và tầm nhìn của họ. Nói cách khác, khi sự ngang bướng được hợp nhất với tham vọng và chuyển thảnh sự sáng tạo, nó trở nên cấp tiến. Những đứa trẻ ngang bướng có rất nhiều năng lượng khó kiềm chế và không tập trung. Thử thách thật sự là việc giúp đỡ chúng chuyển những năng lượng đó thành tích cực.

Nhưng sự thật là, những đứa trẻ thích nghi tốt có một liều lượng ngang bướng lành mạnh. Nếu trẻ em quá hợp tác hoặc dễ tính, chúng sẽ thiếu sự rõ ràng và không để lại những dấu ấn lâu dài trong mắt người khác. Bạn hẳn cũng không muốn những đứa trẻ luôn đồng tình với bạn mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ muốn chúng có những ý kiến và cách nhìn riêng của chúng.

Còn bây giờ là tin xấu về sự ngang bướng đây: Bạn cần phải tốn rất nhiều sức lực để giúp những đứa trẻ có xu hướng ngang bướng đó hiểu được rằng bất kì mối quan hệ nào cũng có hai mặt - và khi chúng được đưa vào khuôn mẫu càng sớm, thì tương lai những điều đó càng khó bị đảo ngược. Nó đòi hỏi ý chí và sự cam kết để giúp những đứa trẻ bướng bỉnh từ bỏ những thói quen cũ và bồi dưỡng những thói quen mới.

ĐIỀU GÌ “ĐIỀU KHIỂN” NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐÓ?

Đằng sau vẻ ngoài phách lối của chúng là một đứa trẻ, vì một lí do gì đó, luôn cảm thấy không được thừa nhận và bị đánh giá thấp. Chúng sống với nổi sợ bị quên lãng và bị bỏ rơi. Dù có được bao nhiêu sự chú ý, tiêu cực hay tích cực, chúng vẫn không bao giờ cảm thấy đủ.

Bạn sẽ không bao giờ hiểu được những đứa trẻ đó dễ bị tổn thương đến mức nào vì chúng che giấu sự bất an quá tốt. Chưa dừng lại ở đó, sự ngang bướng là một dạng của lệ thuộc. Vì: Để cảm nhận được toàn vẹn, chúng cần phải có một thứ gì đó để chống lại. Phản kháng lại một ai đó hay một điều gì đó mang lại cho chúng một ảo giác về sức mạnh. Ví dụ, hãy tưởng tượng một đứa trẻ đang tựa lưng vào tường. Nó có thể cảm thấy an toàn nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi bức tường biến mất? Nó ngã. Sự bướng bỉnh cũng tương tự như thế: Nếu không có ai hay thứ gì để chúng chống lại, chúng không thể giữ vững lập trường.

Vậy chúng đạt được gì từ những hành động đó? Sự ngang bướng tạo một hàng rào bảo vệ chúng khỏi sự bất an bên trong chúng, trao cho những đứa trẻ nghi ngờ về bản thân chúng một danh tính tạm thời. Những đứa trẻ này rất dễ bị hiểu sai: sự bướng bỉnh của chúng tạo ra một ảo giác rằng chúng rất mạnh mẽ và an toàn, trong khi sự thật là hoàn toàn ngược lại. Hãy dành thời gian cho chúng và bạn sẽ cảm nhận được những cơn sóng dưới mặt nước tĩnh lặng.

Kẻ bắt nạt lo âu

Con bạn liên tục trên bờ vực của một sự cố?

Con bạn có cần an ủi không đổi và có một chỗ dựa vững chắc không?

Những sự lo âu của con bạn có khiến bạn buồn nẫu ruột không?

Những đứa trẻ lo âu có khuynh hướng lưỡng lự giữa việc bám lấy cha mẹ của chúng hay tránh xa họ. Đương nhiên, đó là điều hết sức tự nhiên khi trẻ con tìm đến cha mẹ để được an ủi, nhưng sự cáu kỉnh của những đứa trẻ lo âu thì rất mệt mỏi. Chúng có ít hoặc hầu như không có khả năng tự làm dịu. Ngay giây phút mà chúng cảm thấy bị đe dọa hay hoảng sợ, chúng sẽ lập tức chạy đến bên cha mẹ để tìm sự an tâm. Khi chúng đã nhận được sự an ủi, chúng sẽ tránh xa khỏi ba mẹ chúng một lần nữa - và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn.

Trong tim, chúng không muốn phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng chúng không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào họ. Biểu hiện bên ngoải của chúng it hung hăng hơn những đứa trẻ ngnag bướng, nhưng sự bắt nạt của chúng - được hỗ trợ bởi những nhu cầu không đổi - thì không hề kém gay gắt hơn. Đây là phần tệ nhất: Nếu chúng không học được cách dựa vào chính mình, cha mẹ của chúng sẽ trở thành những người nuông chiều. Khi điều này xảy ra, những đứa trẻ sẽ hiếm khi rời khỏi nhà hay tìm được con đường riêng của chúng: Tình yêu mà thất bại của những đứa trẻ là kết quả cuối cùng.

TIN TỐT VÀ TIN XẤU

Tin tốt là: Không giống như những đứa trẻ ngang ngạnh với vẻ ngoài nổi loạn, những đứa trẻ lo âu quá sợ hãi đê đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm, nên chúng hiếm khi có những hành vi mạo hiểm. Cha mẹ thường van nài chúng rời khỏi phòng và khám phá thế giới hơn. Nhưng cha mẹ càng cố đẩy chúng ra khỏi cánh cửa, chúng lại càng chôn chặt chân bên trong cánh cửa đó. Ngồi trong phòng thậm chí còn thoải mái hơn là nằm ở một nơi xa lạ. Đối với chúng, sự quen thuộc luôn luôn chiến thắng sự xa lạ.

Tin xấu là: Chúng mắc phải vấn đề về phát triển. Bất kỳ thứ gì may rủi, liên quan đến rủi ro đều tăng sự lo lắng của chúng. Kết quả là, chúng bỏ lỡ rất nhiều điều kiện để phát triển.

ĐIỀU GÌ BIẾN CHÚNG THÀNH KẺ BẮT NẠT?

Cha mẹ của những đứa trẻ lo âu thường tự hỏi:

  • Có phải con tôi sinh ra đã lo âu quá độ?
  • Tôi có làm gì sai không?
  • Có phải tôi đã bỏ qua điều gì đó đã khiến con tôi trở nên lo âu không?

Đó là những câu hỏi lớn, nhưng thay vì bị kẹt giữa vấn đề tiến thoái lưỡng nan lỗi thời của yếu tố tự nhiên và sự dạy dỗ, hãy cân nhắc cả hai để có một phỏng đoán rõ ràng hơn. Ví dụ, hãy cân nhắc tuổi, tính khí và tiểu sử gia tộc của con bạn:

Có trường hợp nào mắc chứng lo âu nào trong lịch sử gia tộc không?

Bản thân bạn có gặp khó khăn với nỗi lo âu không?

Con của bạn vẫn luôn lo lắng như vậy, hay hiện tượng này chỉ đến một cách bất ngờ?

Nếu gia tộc của bạn có tiền sử mắc chứng lo âu, thì có khả năng con bạn đã thừa hưởng đặc điểm đó. Và cũng nên nhớ rằng lâu là chứng bệnh có tính lây lan: Cha mẹ lo âu, hay gia đình thường xảy ra mâu thuẫn và cảm giác tội lỗi, thì có khả năng sinh ra con cái mắc chứng lo âu.

Nhưng thậm chí nếu con bạn có vẻ bị bao trùm bởi sự lo lắng, vẫn có rất nhiều điều bạn có thể làm để phá bỏ nó. Đầu tiên, hãy tìm những thay đổi trong môi trường sống của chúng mà có thể gây ra sự lo lắng:

  • Có sự thay đổi nào trong đời sống gia đình như chuyển nhà, chuyển trường, hay chuyển lớp không?
  • Có phải con mình đang thiếu tự tin trong xã hội?
  • Có phải con mình đã trải qua một sự kiện đau buồn?

Những sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng và tính khí thường do những sự kiện gấp rút, cái mà có thể dễ dàng nhận ra và thường ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình. Sự thay đổi mang tính phát triển, tuy nhiên, nhiều thứ sẽ được bỏ quá: Ví dụ, rất bình thường khi những đứa trẻ lo âu khác thường khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Ở giai đoạn này, với sự gia tăng đột biến của hoocmon, sự thay đổi lớn trong tâm lý, và sự phát triển sinh lý gây ra sự bất an lớn đối với lứa tuổi tiền thanh niên và thanh niên. Nhiều đứa trẻ điềm tĩnh, thờ ơ và tự chủ khi học tiểu học đột nhiên trở nên huyên náo ở trung học. Chúng tôi coi những phản ứng đó với độ tuổi thành niên là sự khủng hoảng mang tính phát triển bình thường.

Kẻ bắt nạt lôi cuốn

Con của bạn có phải là một “thiên tài” nói dối?

Chúng có biết cách khai thác những nỗi sợ hãi của bạn không?

Bạn bị đe dọa bởi những lời hăm dọa hay hành vi tự hại bản thân?

Nếu bạn đang phải chịu đựng nỗi sợ hãi và bất an khi nuôi dạy con cái, không sớm thì muộn bạn sẽ trở thành mục tiêu củ những kẻ bắt nạt lôi cuốn này, đặc biệt khi bạn là là kiểu cha mẹ lo âu hay luôn cảm thấy có tội. Giả bệnh hay bị thương, dựng chuyện, vòi vĩnh, hăm dọa - đó là những công cụ mà chúng dùng để đòi hỏi những thứ chúng muốn và cần từ cha mẹ, bằng việc giày vò nỗi lo sợ và khiến họ tự nghi ngờ chính mình.

Nghe có vẻ như những đứa trẻ này giống như quái vật với sứ mệnh hủy hoại gia đình. Đương nhiên, điều đó hoàn toàn không phải sự thật: Tương tự như hai kiểu bắt nạt đầu tiên, những đứa trẻ này đang cô quản lý nỗi sợ và sự bất an của mình bằng việc kiểm soát môi trường sống và mọi người xung quanh chúng. Tìm ra nỗi sợ của chúng, và giúp chúng nói thành lời là chìa khóa để giúp những đứa trẻ bắt nạt lôi cuốn phát triển tốt hơn.

KẾT LUẬN: Từ mâu thuẫn đến hợp tác

Một cách tự nhiên, nhân cách của trẻ em quá phức tạp để có thể phân loại cụ thể vào ba nhóm như trên. Những kiểu bắt nạt đã bàn luận ở đây cung cấp một lăng kính mà thông qua đó bạn có thể hiểu được những hành vi của con mình. Với một sự hiểu biết tốt hơn về kiểu bắt nạt của những đứa con, bạn sẽ có được sự hiểu biết sâu hơn về cuộc sống nội tâm của chúng và có một sự chuẩn bị tốt để dẫn dắt mối quan hệ gia đình đi đúng hướng. Hãy nhớ rằng ẩn sâu bên dưới vẻ ngoài cứng rắn là một đứa trẻ mang trong mình những nỗi lo sợ, thường xuyên phải đấu tranh với những nỗi bất an và lo lắng. Bắt nạt là biểu hiện của những trạng thái tinh thần bất ổn bên trong nay. Bằng việc hiểu rõ điều gì khiến những đứa trẻ sợ, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về những nỗi sợ tự nhiên của chúng, hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến hành động bắt nạt của chúng, và trở nên sẵn sàng để hành động đưa mọi thứ trở về đúng vị trí của nó.

NGUỒN: psychologytoday

Dịch: Nguyễn Hoàng Phương Trinh

Chủ đề chính: #Trẻ_em

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn