Trần Linh

36 phố phường

Đăng 7 năm trước

Đến với dăm ba phố phường những hiệu tạp hóa, những hàng bạc, hàng bông, hàng cân…

Đếnvới dăm ba phố phường những hiệu tạp hóa, những hàng bạc, hàng bông, hàng cân…ta không khỏi trầm trồ, kinh ngạc trước vẻ đẹp hết mực kiêu sa của cái “LÀNG” cổ kính mọc sừng sững ngay dưới cái mái hiện ê ấp trong cái Loa Thành hiên ngay mà lại trùng trùng trên cái mái ngay dưới cố đô Hà Nội song song với vẻ khiêm nhường thu mình lại nghiêng cái hơi nhè nhẹ núp dưới vẻ sầm uất của những khu chợ gần xa. 

Và thật lạ, nó thu cái hơi ấm của mùa hạ vào mà vẽ nên cái bức tranh trong trẻo đày hương cốm nhẹ mát mà khẽ bước sang thu. Cái mùa thu đầy nắng của ngườiHà Nội – nơi mà “Ba mươi sáu” cái vẻ đẹp ấy khiêm “nhường” thu mình lại trong cái ôm e ấp của hoàng hôn để thắp lên cái “Bếp lửa” trong cái hơi miên man ấy.Giờ đã quá trưa, những tia nắng ấm dịu khẽ nhón chân lên trên sàn nhà, nhường mình cho cái mộc mạc, cho sự giản dị đầy quyến rũ trong câu chuyện “Đậm hơi men say” về lịch sử “Dăm ba phố phường thủ đô Hà Nội”. 

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về ba mươi sáu phố phường “Từ xưa rất xưa là xưa ấy, người ta kể rằng có một khu đô thị sầm uất nằm khuất bên trong “Hoành thành Thăng Long” ra đến sát dặm Sông Hồng. Đầu đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi đã đề cập đến khu “Chợ mới” nằm sát ở tỉnh ta đẩy ra ven cửa biển,  khu đô thị ấy ngày nào cũng nức người chật “kẻ ra người vào” khiến bốn bề nhộn nhịp bòng ngang, Khu ấy lúc đây nằm gọn trong bốn tổng túc của huyện Thọ Xương làTiền túc, Hậu túc, Tả túc, Hữu túc tức thuận theo bốn cánh thiên địa lúc bấy giờ. Bao bọc xung quanh là hầu những cánh quan vòng Thành Đại La có trổ các cửa ô. Người đời sau thường bảo vua Lê Hiến Tông đã lập ra với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình“hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu”.Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điềunày: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau,cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả. Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị,hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau. Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường,không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phảichịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt. Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biệnpháp tốt của đời thái bình”.

“Buổi ấy, bao nhiêu những loài cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cỏ ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to,cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua song đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm ….. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượng hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa giẫm..”( Trích Vũ Trung Tùy bút – Phạm Đình Hổ ) Song cũng chỉ khiến lòng dân rạn vỡ, loạn lạc không yên, yết hầu nhiều lắm như điếu đổ, loạn thời suy sụp,mất trắng tiền tài, gia thịnh lâm nguy “máu người vô tội chảy thành suối, xác nằm chất đống bốn bề. Oan thương không sao kể xiết, nỗi lòng nhất mực tan nát vì bốn bể chân trời cơ hồ đã sụp đổ dưới cơ đồ Vua Lê – Chúa Trịnh. 

Ấy thế mà “Ba mươi sáu cái cơ đồ ấy lại dựng lên như một kỳ tích “Đấng Điêu tàn” ở thời ấy. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường. Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu,Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc,Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại  thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị,Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa. Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức,36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị (1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

THẠCH LAM đã từng viết:“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải… Trong các sách vở, trêncác báo chí họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn của người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris. Trong những cuộc phiếm du, - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có – ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên a nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với nhữngngười Hà Nội cũng như ta.Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác… Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa,hay ở những mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về mộtphương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên mây.

 Để cho những người mong ước kinh kì ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội,khiến mọi sự thay đổi trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.”  Thật đẹp, thật quyến rũ mang nét thanh lịch, đằm thắm của người Hà Nội mà vẫn nhẹ nhàng điểm xuyết những cái mong manh đầy tinh túy như chất hơi men ngọt ngào trào dâng cuốn đầu lưỡi ta vào cái sức hút đầy huyển ảo ấy,Không nhói mà lại đầy miên man mê hoặc ngân nga trên đầu lưỡi như chất hơi say của tuổi trẻ hồ hởi mà lại đầy mời gọi của cái tuổi “mặn mà”. Nó đâu chỉ là cái vẻ đẹp rất mực “quyến rũ” đi say vào thiên nhãn của con người mà còn là tức tuyệt ngân lên những tiếng vang đậm sâu dạt dào trong ký ức ta những bưởi cơ đồ dựng nước hãy những buổi lầm than mà dân tộc ta đã đứng lên. “Đã từng” sống, từng trải qua muôn vạn kiếp “Xây thành đắp lũy” Nó đâu chỉ là cơ hồ của một thời cơ mới mà còn là nấm mồ chôn những con người vĩ đại 

– Những người đã đứng lên rồi đi xuống vì những sự cơ cực từ nghèo hèn đến cái phân hóa của “Thời bao cấp” rồi lại sụp đổ dưới chân những cơ hoàn mà tạo hóa đã dựng lên theo ‘Đô thị hóa’ mới cái nét mộc mạc, thanh bình. Thật đáng buồn thay – các vĩ nhân xưa…Người Ai Cập có cái trân quý chính bởi “Kim Tự Tháp” đầy vẻ uy linh, bí ẩn bởi sự tôn thờ phục tùng đấng tối cao đầy vẻ “Truyền thống” của họ. Người Pháp có cái “Mũi trời” cao sừng sững khiến cả thế giới muôn vẻ thán phục. Người Mỹ có sức mạnh của “Nữ thần TựDo” cũng như người Hi Lạp có sự che cở trên đỉnh thần Ô – Lem – Pơ quyền quý vàcũng giống như người Tàu có cái nét đẹp nơi “Vạn Lý Trường Thành” thì người Việt Nam song tất nhiên cũng có một nét đẹp thanh tao – nhã nhặn đầy vẻ quý phái.‘Nơi mẹ khơi bình yên từ gian bếp nhỏ…. Nơi nhịp phách du dương giữa phố phường dập dìu…. Nơi hoa đăng neo song vỗ mạn thuyền… Nơi thuyền cha về sau những chuyến đi xa…” – Một nét phố cổ đặc trưng nằm giữa Cái Đồng Đăng – Kỳ Lừa đã từng biết đến nàng Tô Thị - Tam Thanh đã trải qua sự Biến thiên của Lịch Sử. Nơi mà Parabol cũng không thể lên đường tọa độ, nơi mà Ơ- Clit cũng không thể biến toàng song song. Nơi mà Tần Thủy Hoàng cũng ra sức khai tổ, Nơi mà vị lãnh tụ Hồ Chí Minh say mê trên kíp giặc Pháp – Mỹ. Nơi ghi dấu ấn hàn tuyên, ấn sức mạnh của một thời Gia Long – Bảo Đại, của sự thối nát, ô nhũng, rẻ mạt của triều đại Lê – Trịnh, một thời “Máu đổ, đầu rơi”, một thời loạn lạc, một thời “Thương thay cũng một kiếp người” hay “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”, Nơi mà thuyết tương đối trên cái nền A.Xtanh cũng phải “nhún nhường”, nơi mà Ê – đi –xơn đã bước trên cái nền móng nguyên sơ của lịch sử vũ trụ vĩ đại. 

Thật đáng khen thay cho lịch sử! Nó đã sàng lọc được cái chất nguyên sơ tự nhiên không mùn mẩy, nó đã thấu cho muôn vàn kiếp người “Đi trước theo sau”, nó đã nguyên cất cái chất tự nhiên của tạo hóa- Cái muôn màu của nhuyễn cầu, cái sắc tươi vằn vặn của conngười. Cái chất tinh nguyên thanh sạch đấy sàng lọc từ trong cái hiện thực “lâm sàng” mà ra. Đó chính là sự hy hữu trên cái nền khốc liệt nhất,thảm hại nhất, bi thương nhất nhưng điều quan trọng hình thành nên nó là “Cái nhìn đầy lạc quan” vì vậy dầu đứng trước bao tiền tuyến lịch sự, bao lũy tre muôn dặm quan san, dầu có trải quả bao lần “Bom rơi, đạn nổ” nó vẫn ở đấy, vẫn hiên ngang vẫn ngắm nhìn bao kiếp người lần lượt về với cát bụi. Nó đâu chỉ là cái nét tinh khôn của “Đấng sáng tạo” mà nó còn là nét đẹp của trường kỳ dựng nước và giữ nước, là lớp ăn mùn sỏi đất kiến tạo nên những giá trị thành công trong tương lai. Nó bao hàm những nét đồng biến trong cấu trúc đời sống sinh học của người Nam Bộ mà lại rất nghịch biến chứ những công cụ đời thường, những nét sản xuất rất đỗi tinh nghịch hiện đại của người Bắc Bộ. Cái nét thân thuộc đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc thấm nhuần mỗi cá thể trong một tập thể để trở thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn