Hànny

4 mẹo thông minh giúp cuộc đối thoại không còn nhàm chán

Đăng 7 năm trước

Ai trong chúng ta cũng từng có cảm giác nhàm chán và không biết phải nói gì khi làm quen với người mới. Tuy nhiên, giờ đây bạn không còn gặp khó khăn trong giao tiếp nữa. Một số mẹo hay sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu nói chuyện với người khác.

Trong xã hội hiện đạinhư bây giờ thì việc giao tiếp làm quen trò chuyện trong lần đầu gặp mặt khôngphải là chuyện khó. Tuy nhiên, cũng không phải là chuyện dễ. Có rất nhiều nhữngyếu tố ảnh hưởng đến câu chuyện làm quen trong lần đầu gặp mặt. Có thể là donguyên nhân ban đầu từ việc các bạn còn e ngại còn xấu hổ, hay đơn giản là cácbạn không thích giao tiếp. Hoặc cũng có thể do các yếu tố khách quan từ bênngoài, do sự phát triển của công nghệ như có điện thoại thông minh, khiến cho cácbạn gắn chặt vào thế giới ảo, việc làm quen trên mạng thì rất dễ, nhưng việctrò chuyện thực sự đối đáp ở ngoài đời thật lại là một câu chuyện rất khó. 

Có thể thấy, từ đó các  bạn sẽ có cảm giác gượng gạo và không thích thú gì với những cuộc hội thoại chỉ  dừng lại ở đôi ba câu hỏi thăm rồi sau đó đôi bên không còn biết nói gì nữa. Vậy làm thế nào để cải thiện được kỹ năng giao tiếp làm quen trong lần đầu gặp mặt.Bạn có thể cảm thấy xấu về chính mình. Nhưng tin tốt lành là, giải pháp cho điều  này hoàn toàn đơn giản

1. Trả lời ngắn và đơn giản. (Đừng đánh giáthấp khả năng của chúng ta!) 

Sự thật là, vào bất cứngày nào, chúng ta đều có nhiều cuộc trò chuyện với rất nhiều người khác nhau vềrất nhiều điều khác nhau trong cuộc sống, hầu hết mọi người thậm chí không nhớnhững gì họ đã nói. Hơn nữa, rất nhiều cuộc trò chuyện mà chúng ta không biếtphải bắt đầu từ đâu,  đó là lý do tại saobạn không biết phải nói gì. Bởi vì, bạn nghĩ rằng  rất có thể những gì bạn nói không quan trọng ,hoặc nếu bạn nói gì thêm nữa thì người khác có lẽ sẽ quên nó sớm.Vì vậy, tại sao chúngta vẫn nói chuyện rất nhiều nếu cuộc trò chuyện của chúng ta không quan trọng?  Lý do là chúng ta muốn cảm thấy được kết nối với nhau và trò chuyện với mọi ngườigiúp chúng ta hiểu nhau hơn. Mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là đơn thuần và đơngiản, để giữ cho cuộc trò chuyện tiếp diễn. Bạn thực sự không phải tự gây rắc rốicho bản thân để có được câu trả lời thú vị hoặc thông minh. 

Ví dụ: nếu bạn bè của bạnlàm phiền bạn bằng chương trình truyền hình yêu thích của mình, nhưng bạn hoàntoàn không biết phải nói gì về nó, chỉ cần nói rằng bạn cũng thích xem TV nhưngkhông theo dõi chương trình mà bạn ấy đang nói (và có thể đề cập đến chương trìnhyêu thích của riêng bạn ). Bạn không cần thiết phải viết một lời phê bình cho cácchương trình truyền hình thực tế, vì vậy đó không phải là vấn đề nếu bạn có bấtkỳ ý kiến ​​sâu sắc nào để đóng góp cho chương trình đó. Hãy thoải mái tán gẫuvề mọi thứ, và hãy hạnh phúc vì bạn đang dành thời gian với bạn bè!

2. Hãy lắng nghe những gì người khác nói, và thửliên hệ nó với một thứ khác.

Một mẹo khác là hãy liên  đới các đề tài lại với nhau.  Hãy nhìn vào cuộc đối thoại hiện tại để lấy cảm hứng,và nói về cái gì khác thay vào đề tài trước đó. Nó có thể là điều mà bạn cảm thấythú vị hoặc biết nhiều hơn đề tài trước đó, nhưng nó không cần thiết phải liênquan đến những gì bạn đang nói đến. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để câuchuyện trở nên hấp dẫn và thú vị. 

 Ví dụ, nếu đồng nghiệpcủa bạn đang chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch của mình ở Berlin  và bạn không biếtlàm thế nào để hưởng ứng lại, hãy thử nói về một cái gì đó mơ hồ liên quan. Bạncó thể nói điều gì đó như: Berlin có vẻ rấttuyệt vời! Tôi nghe nói bạn không thể đi đến Berlin và không ăn được món xúcxích cà ri (currywurst – là một món ăn vặt nổi tiếng tại Đức). Nhưng, nó cũngchỉ là xúc xích đối với tôi. Nhân tiện, bạn có biết một tiệm ăn hotdog mới mởngay tại ngã tư không?

3.   Đặt câu hỏi và để người khác nói chuyện nhiều  hơn.

Bạn cũng có thể thử cho người khác nói chuyện nhiều hơn về bản thân của họ. Ví dụ, khi ai đó nói chuyện với bạn về kiến ​​trúc Gothic nhưng bạn không biết gì về nó cả, hãy thử trả lời  bằng một sự tò mò đầy hứng thú “ôi thật thú vị làm sao !”. Và yêu cầu bạn của  mình kể thêm chi tiết bằng cách sử dụng các câu hỏi mở.

Ví dụ như:  Bạn nghĩ  gì về Tòa nhà Vật lý tại trường đại học của chúng ta? Có vẻ như là trường học cũ  đối với tôi. nhưng tôi không chắc chắn làm thế nào để có thể so sánh nó với  phong cách Gothic (Gothic được bắt đầu chủ yếu từ Pháp- kiểu kiến trúc này thể  hiện đẹp nhất và rõ rệt nhất tại các nhà thờ lớn ở Châu Âu) của Cologne  Cathedral ...

Điều này không chỉ giúp  thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người khác, mà còn giúp bạn có thêm hứng  thú khi trò chuyện với họ. Mọi người thường cảm thấy vui vì bạn quan tâm đến những  gì họ đang nói và sẽ muốn chia sẻ nhiều hơn với bạn. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn ở đây là chỉ để duy trì cuộc trò chuyện.

4.  Chia sẻ những câu chuyện nhỏ của bạn vớinhững người khác. 

Nhưng nếu bạn thực sự khôngcòn gì để nói với tất cả những vấn đề trên và kết thúc bằng sự im lặng hoặc lúngtúng.  Đừng hoảng sợ, bạn luôn có thểchia sẻ một chút gì đó về bản thân bạn. Bạn không phải lo lắng về việc bị đánhgiá hay bị phê bình về bất cứ điều gì. Miễn là bạn không đào sâu hoặc khoe về mìnhquá nhiều. Mọi người thường sẵn sàng lắng nghe bạn và quan tâm đến những gì bạnnói. Chia sẻ một số chi tiết về bản thân làm cho người khác cảm thấy rằng bạntin tưởng họ, và sẽ làm cho cuộc trò chuyện dễ chịu hơn cho cả hai bạn.

Ví dụ, bắt đầu bằng convật nuôi của bạn, hoặc lần cuối cùng bạn nấu ăn, hoặc bất cứ điều gì ngẫu nhiênmà bạn vừa mới nghĩ đến. Sau đó có thể nói thêm một chi tiết về nó, giả dụ: Màusắc con vật cưng của bạn, bạn mất bao nhiêu thời gian để cắt tất cả các loạirau. Biết đâu rằng, có thể họ cũng có thể đã gặp phải những trường hợp như thế,Từ đó họ sẽ dễ dàng chia sẻ cho bạn nhiều câu chuyện hơn.

Theo: Wen Shan - Lifehack

Chủ đề chính: #cách_giao_tiếp_với_người_lạ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn