Minh Hòa Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 cách dạy con biết chờ đợi

Đăng 6 năm trước

Dạy con biết chờ đợi không phải là một điều dễ dàng, bởi ngay cả với người lớn, việc có thể chờ đợi một cách kiên nhẫn cũng khá khó. Tuy nhiên, có không ít cách hay mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp con mình làm chủ được quỹ thời gian, cũng như biến thời gian của con trở nên thú vị và đầy ý nghĩa.

5. Trực quan hóa thời gian

Theo các nhà khoa học, trẻ em phát triển tư duy trực quan khi lên 9 tuổi. Trước độ tuổi đó, lối tư duy của trẻ thường cụ thể và giản đơn. Đó là lý do nhiều trẻ không thể phân biệt được 15 phút với 45 phút. Để khắc phục điều này, các bậc phụ huynh nên giúp con trực quan hóa thời gian.

Không nên: "Một tiếng nữa mình sẽ đi", "Con phải dọn đống đồ chơi này trong 10 phút".

Nên: "Khi nào con thấy mặt trời khuất sau mái nhà kia thì lúc đó bố đi làm về".

Chờ đợi sẽ không còn là cực hình với trẻ khi chúng biết so sánh: "Ôi, việc đó nhanh như con đánh răng vậy !".

4. Dạy trẻ những trò chơi có thể chơi một mình

Cũng theo các nhà khoa học, việc chơi một mình đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Một trong số đó là giúp trẻ biết cách tự thư giãn mọi lúc, mọi nơi. Trí tưởng tượng của trẻ là vô tận, vì vậy hãy để chúng sáng tạo ra trò chơi của riêng mình.

Không nên: những trò chơi trên smartphone hay máy tính bảng kìm hãm sự phát triển của trí tưởng tượng và óc sáng tạo.

Nên: trò chơi ghép tranh, tìm kho báu, sáng tạo truyện cổ tích, đóng vai,...

Có nhiều cách dạy trẻ chơi một cách độc lập, và kết quả thu được sẽ vượt cả mong đợi nếu bạn biết nhẫn nại.

3. Trò chơi gọi tên

Trẻ luôn cảm thấy nhàm chán khi phải đứng chờ xe buýt hay chờ mẹ đi siêu thị. Những lúc đó, thật tuyệt vời nếu bạn có thể chuyển hướng chú ý của trẻ.

Trò chơi: bạn và trẻ cùng thống nhất về phần thưởng dành cho người sẽ thắng cuộc và chọn ra một tính chất chung nào đó của những đồ vật xung quanh. Người nào kể tên được 20 (hoặc một con số khác) đồ vật có tính chất đó trước sẽ là người thắng cuộc và nhận được phần thưởng. Ví dụ, bạn có thể đếm số xe chạy qua đường khi đang chờ tín hiệu sang đường chẳng hạn.

2. Làm sao để trẻ không ngắt lời người lớn ?

Quy tắc là: khi trẻ muốn nói gì đó với bạn nhưng bạn đang tiếp chuyện một người khác, chúng sẽ đặt tay lên bắp tay hay vai bạn. Bạn hãy lấy tay kia đặt nhẹ lên tay của trẻ, chúng sẽ biết bạn đang lắng nghe và sẽ trả lời khi nào có thể.

Cách hồi đáp như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy tôn trọng và không bị phớt lờ.

1. Chờ ngày lễ lớn

Cuối cùng, khi trẻ không còn hiện tượng ngắt lời người lớn hay có thể tự tạo niềm vui cho bản thân, chúng vẫn không khỏi nôn nóng trước những ngày lễ lớn (như Giáng sinh, Tết, sinh nhật,...).

Phải làm sao ?: Bạn nên làm cho trẻ một chiếc lịch "đón lễ". Mỗi ngày trôi qua được đánh dấu bằng những tấm thiệp, những món quà hay kẹo. Trẻ em dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng thích những món đồ như vậy.

Chủ đề chính: #cách_dạy_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn