Lưu thị hằng

5 loại cá kỳ lạ nhất trên thế giới mà có thể bạn chưa biết ?

Đăng 7 năm trước

Cá là động vật có dây sống và hiện nay 31.900 loài cá khác nhau .Vì vậy đây là nhóm đa dạng nhất trong các loài động vật .Và trong đó cũng có những loài cá có hình dáng và khả năng vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa biết!

Cá mọc lông

     Ở Bắc Mỹ (đặc biệt là Canada, Montana, Wyoming, Colorada và khu vực phía bắc Great Lakes) người ta cho rằng ở đó có một loài cá hồi có lông đặc biệt sinh sống. Mặc dù mang hình dáng của cá nhưng phần thân thay vì mang vảy hoặc da trơn thì lại có lông như động vật.Đã có giả thuyết cho rằng Bắc Mỹ là khu vực rất lạnh, đặc biệt khu vực hồ và sống tại đây nước thường có băng giá dẫn đến việc loài cá hồi phát triển thêm bộ lông dày để giữ cho nhiệt độ cơ thể được ổn định.Đã có rất nhiều các nhà động vật học trên khắp thế giới tiến hành nghiên cứu về các loài cá có lông qua nhiều thập kỷ. Trên lý thuyết, cá không thể mọc lông nhưng trong thực tế, nếu thực sự cá có lông thì đó không hẳn là một điều tốt. Bởi phần lông đó không giúp chúng ấm áp hơn trong môi trường giá lạnh mà còn làm giảm tốc độ bơi của chúng, khiến chúng phải lãng phí một lượng năng lượng lớn.

      Nhiều nhà khoa học cho rằng, một số loài vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong cơ thể loài cá hồi và phát triển ra ngoài giống như lông mao trên cơ thể. Sau khi các loại nấm và vi khuẩn phát triển khắp cơ thể cá hồi, chúng nhiễm độc nặng và chết, sau đó dạt vào bờ và khiến nhiều người cho rằng chúng có lông.

Cá phổi - sống được trên cạn .

     Miền nam châu Phi thường hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Đối với hầu hết các loài cá, việc ra khỏi môi trường nước gần như là án tử, ngoại trừ một loài cá có tên gọi là cá phổi.Cá phổi phát triển một dạng phổi thô sơ, giúp chúng tiếp nhận oxy trực tiếp từ không khí. Chúng lẩn trốn khỏi tình trạng gia tăng sức nóng bằng cách đào hang, ẩn mình dưới bùn. 

      Cá phổi ăn bùn trong quá trình đào hang, rồi thải loại chúng ra ngoài thông qua mang. Sau khi đã đào được một "phòng ngủ", chúng tiết ra một loại nước nhầy bao phủ khắp cơ thể. Chất này là một loại da tự nhiên giống như cái kén con tằm giúp chúng giữ ẩm cho tới khi có nước. Khi chất nhầy này khô đi, nó hình thành một lớp vỏ bảo vệ cá khỏi trận hạn hán.Khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, cá phổi bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ hè. Các thay đổi trong các chức năng sinh lý cho phép loài cá này làm chậm lại quá trình trao đổi chất của nó tới mức chỉ còn không tới 1/60 của mức trao đổi chất thông thường và các chất thải gốc protein được chuyển hóa từ amôniắc thành dạng ít độc hại hơn là urê (thông thường, cá phổi bài tiết chất thải gốc nitơ dưới dạng amôniắc trực tiếp vào trong nước).Nhiều nghiên cứu cho thấy, cá phổi Châu Phi có thể chịu đựng trong hai năm không có nước.

Cá mắt thùng - đầu trong suốt

   Sống ở vùng nước sâu, loài cá kỳ lạ có tên gọi là cá mắt thùng (barreleye). Nó có cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Kể từ khi được phát hiện năm 1939, các nhà sinh vật học đã biết mắt của chúng rất giỏi hấp thu ánh sáng. Nhưng với đôi mắt hình ống, cá mắt thùng chỉ nhìn thấy những gì ở bên trên đầu nó.

  Giờ đây, các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng, đôi mắt của cá mắt thùng có thể xoay được, cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên trên thông qua cái đầu trong suốt.Cá mắt thùng sống thích nghi với môi trường tối tăm dưới đáy biển, nơi ánh sáng mặt trời không thể tới được. Chúng sử dụng đôi mắt hình ống cực kỳ nhạy cảm để tìm kiếm bóng dáng của con mồi lượn lờ ở bên trên đỉnh đầu.

Cá trình moray - có hai hàm răng

    Cá chình Moray (tên khoa học Anguilliformes), hay lươn biển (Morey eel), là một nhóm gồm khoảng 200 loài thuộc họ Muraenidae. Chúng sinh sống chủ yếu tại các vùng biển, nhưng một số loài còn phân bố ở các vùng nước lợ và nước ngọt. Người ta còn gọi chúng là cá chình răng nanh hay cá chình Moray hổ.

    Chúng nổi tiếng bởi bộ răng khỏe và sắc nhọn với những chiếc răng giống thủy tinh và chiều dài răng có thể đạt tới vài cm. Do đầu của cá chình Moray khá hẹp nên chúng không thể tạo ra áp suất âm để nuốt mồi như nhiều loài cá khác. Vì thế tạo hóa ban cho chúng một hàm răng thứ hai trong họng. Khi chúng nuốt mồi, hàm răng thứ hai sẽ dịch chuyển vào miệng để tóm và đưa con mồi vào dạ dày.

Cá ép - kẻ quá giang

Cá ép  có chiều dài chừng 30–90 cm với một đặc điểm nổi bật là vây lưng phía trước của chúng biến đổi thành giác mút có thể đóng hoặc mở giúp cá ép tạo ra một lực hút nhằm bám dính vào các sinh vật biển (và thậm chí là các tàu thuyền kích cỡ nhỏ) để "đi nhờ". Đồng thời, để tăng cường độ bám, chúng trượt người về phía sau và khi muốn thoát ra khỏi vật chủ, chúng trượt về phía trước. Khi không đi nhờ, cá ép vẫn có khả năng bơi rất tốt với quỹ đạo bơi có hình sin hay theo hình đường cong. Tuy nhiên, cơ thể chúng không có bong bóng cá.

Giác bám bắt đầu hiện rõ khi cá con đạt chiều dài chừng 1 cm và trở nên hoàn chỉnh khi cá đạt chiều dài 3 cm; lúc đó cá con đã có thể bám vào những con cá lớn để đi nhờ. Hàm dưới của cá ép nhô ra phía trước hàm trên.Một số loài cá ép có xu hướng chỉ thích bám vào một số loại vật chủ nhất định. Vật chủ thông thường là cá mập, cá đuối áo choàng, cá voi, rùa biển. Còn cá ép nhờ có vật chủ mà chúng được bảo vệ khỏi các loài cá dữ, được vật chủ cho quá giang miễn phí và thậm chí có thể ăn vụng một số thức ăn mà vật chủ làm rơi rớt. Thức ăn của cá ép cũng có thể là phân của vật chủ. Tuy nhiên, đối với một số loài cá ép khác, mối quan hệ này là hỗ sinh khi cá ép trả công cho vật chủ bằng cách ăn thịt các loài ký sinh và vi khuẩn bám trên người vật chủ .

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn