Snoopy

5 nguyên tắc khi viết Tiếng Anh Pháp lý.

Đăng 6 năm trước

Viết tiếng Anh pháp lý khác rất nhiều so với những bài luận tiếng Anh trong các kỳ thi viêt luận hay IELTS. Các văn bản tiếng Anh Pháp lý cần viết được đề cập ở đây bao gồm tiểu luận, luận văn chuyên ngành Luật, các bản tranh tụng viết nộp cho tòa (hoặc hội đồng ban giám khảo trong các cuộc thi diễn án luật). Dưới đây là một số nguyên tắc hữu ích trong quá trình viết tiếng Anh pháp lý.

Nguyên tắc 1: Biết khán giả của mình là ai

Nguyên tắc này áp dụng chung cho nhiều thể loại viết trong đó có viết tiếng Anh Pháp lý. Giống như đi nói chuyện, bạn phải biết mình sẽ nói với ai, họ có đặc điểm gì, nên tiếp cận như thế nào. Việc viết cũng vậy, bạn cần phải biết mình viết cho thầy cô, bạn bè những người am hiểu luật pháp hay cho những độc giả không hiểu chuyên sâu, hoặc là viết gửi lên tòa án. Xác định viết cho ai rồi mới xác định được viết cái gì, viết như thế nào. 

 Chẳng hạn, nếu làm tiểu luận nộp cho giáo viên, đối với chủ đề “Quyền con người”, bạn nên giảm bớt phần khái niệm thế nào là quyền con người bởi giảng viên đã hiểu tường tận và rõ việc này. Khía cạnh bạn cần tập trung là phân tích, lý giải câu hỏi mấu chốt đặt ra trong đề tài của mình. 

Ngược lại, nếu viết bản tranh tụng trong một cuộc thi diễn án luật, bạn cần giải thích được những khía cạnh cơ bản của vấn đề. Bởi giám khảo là những người có chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa chắc họ đã am hiểu sâu sắc vấn đề mà vụ việc đang được đưa ra.Hình ảnh có liên quan

Nguyên tắc 2: Chỉnh sửa, chỉnh sửa và chỉnh sửa

Bạn sẽ không bao giờ viết được một bài hay ngay từ lần đầu tiên. Hãy liên tục kiểm tra và chỉnh sửa  để hoàn thiện bài viết của mình.

Nguyên tắc 3: Không nên đề cập đến quá nhiều mốc thời gian

Thực tế, khi viết memo các mốc thời gian cụ thể không quá được quan tâm. Thay vì viết “on March 24, 1998”, hãy viết “in March” khi trước đó đã đề cập đến năm rồi.  Bạn chỉ cần viết đúng được trình tự trước sau cho đúng là được, hãy dùng “before, after, then…” để nối mạch ý.

Nguyên tắc 4: Viết ngắn gọn

Nếu trong các bài viết IELTS hay viết luận thông thường bạn được khuyến khích viết câu dài với các từ ngữ phức tạp thì với các bài viết tiếng Anh pháp lý, điều quan trọng là ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản

Bài có giới hạn số trang, đoạn ngắn, câu ngắn, và từ ngữ đơn giản. 

Việc các giảng viên giới hạn bài khóa luận của bạn trong vòng 60 hay 80 trang thực chất không phải làm khó mà chính là đang giúp bạn. Ban đầu khi chưa bắt tay vào viết bạn có thể hoang mang không biết làm sao để viết được ngần ấy trang, nhưng rồi khi bắt tay vào làm bạn lại nhận ra có quá nhiều thứ để viết. Thách thức đặt ra là viết ngắn gọn, rõ ràng mà vẫn hay và đủ ý. 

Tóm tắt vấn đề không quá 75 chữ. Một trong những bước quan trọng là tóm tắt vụ việc. Câu hỏi mà tòa và các luật sư đang phải đối mặt là gì? Bạn muốn tòa xử như thế nào? Đừng bao giờ bắt tay vào viết nếu bạn không thể tóm lược vụ đó là gì, như thế nào trong vòng 50-75 chữ

 Sử dụng các câu ngắn, không quá 20 chữ. 18 chữ trong 1 câu là phù hợp. 

Sử dụng các từ ngắn, dễ hiểu, cách diễn đạt mạch lạc. Thay vì “however”, hãy dùng “but”; thay vì “sufficient number of” hãy dùng “enough”, thay “that point in time” bằng “then”, thay “for the reason that” bằng because. càng ngắn gọn, đơn giản càng tốt.

Nguyên tắc 5: Hạn chế sử dụng...

Hạn chế sử dụng từ “of” quá nhiều, hãy thay bằng sở hữu cách. 

Hạn chế các từ hoa mĩ, từ latinh. Mặc dù ngành luật có khá nhiều thuật ngữ la tinh nhưng nếu hạn chế được thì hãy hạn chế, vì nó không làm cho bài của bạn trở nên “sịn” hơn. 

Hạn chế sử dụng các cụm tính từ dài

Không nên dùng số trong ngoặc như (1), (2)... 

Hạn chế sử dụng trích dẫn dài, thay vào đó hãy tóm lược lại bằng ngôn ngữ và cách hiểu của bạn. 

Hạn chế các câu bị động, sử dụng nhiều câu chủ động.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn