Chi Cheese Là sinh viên chuyên ngành dịch thuật, đang tập tành viết lách và muốn được cọ sát học hỏi kinh nghiệm.

5 nhược điểm của người quá thông minh

Đăng 7 năm trước

Đọc hết những điều này, bạn có còn ao ước trở thành người 'siêu' thông minh?

Mọi người thường nghĩ rằng chỉ số IQ cao là một đặc ân của tạo hóa và chúng ta sẽ chẳng phải gặp bất cứ rắc rối nào trong cuộc sống khi may mắn có được thứ đặc ân ấy. Tuy nhiên, một thiên tài vẫn có những phiền toái của riêng mình. 

Ví dụ nhé!

Một thiên tài có thể không cần phải học tập vất vả để vượt qua kì thi. Thay vào đó, họ dành thời gian đọc những quyển sách với nội dung phức tạp nhưng vẫn có thể hiểu được chúng ngay lập tức. Họ có thể đảm nhận những việc đầy tính thách thức nhưng cũng cực kì thú vị, như việc chế tạo tên lửa chẳng hạn. 

Tất cả những điều đó có thể đúng, nhưng vẫn còn đó những bất lợi đáng kể. Chúng tôi đã kiểm tra các câu trả lời cho câu hỏi "Khi nào trí thông minh trở thành lời nguyền?" trên Quora và chọn ra những câu trả lời đáng suy ngẫm nhất.

1. Bạn thường suy nghĩ thay vì cảm nhận

"Đây là vấn đề thường gặp đối với người thông minh. Những người thông minh thường sử dụng lý trí nhiều hơn là lắng nghe con tim. Điều này không có nghĩa là họ không có cảm xúc, chỉ là trong một số trường hợp, họ rất khó bộc lộ cảm xúc thật của mình một cách trọn vẹn và khiến người đối diện cảm nhận được chúng - Họ chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái khi biểu đạt cảm xúc của mình.

2. Có thể, bạn chẳng bao giờ hiểu được giá trị của sự nỗ lực

Theo Kent Fung, "Trí thông minh trở thành vấn đề khi những người sở hữu nó sớm nhận ra rằng họ không cần phải làm việc chăm chỉ để theo kịp những người khác, và vì thế họ chẳng bao giờ có được thái độ làm việc tích cực."

Khi bạn là một người cực kì thông minh, mọi người mặc định rằng bạn sẽ dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra hoặc các buổi phỏng vấn, hay thậm chí có thể giải quyết vấn đề giữa các mối quan hệ. 

Trong hầu hết trường hợp, những người thông minh không cảm nhận được giá trị của mỗi việc mình làm. Bởi vì, họ cảm thấy họ có thể xoay sở với ít nỗ lực hơn những người khác. Tuy nhiên, chỉ số IQ cao không phải lúc nào cũng trực tiếp dẫn đến thành công. Và có lẽ, những người cực kì thông minh sẽ chẳng bao giờ học được tính kiên nhẫn cần thiết để đạt được thành công. 

3. Mọi người thường kì vọng bạn là người xuất sắc nhất

Roshna Nazir viết: "Bạn luôn bị mọi người mặc định là người giỏi nhất, dù thế nào đi nữa. Bạn không thể chia sẻ với bất cứ ai về những điểm yếu hay những bất an trong lòng". 

Hậu quả không mong muốn từ những kỳ vọng phi thực tế ấy là bạn đâm ra lo sợ về những gì sẽ xảy ra nếu bạn không đáp ứng được mong đợi của họ.

Saurabh Mehta từng viết, "Điều này khiến bạn trở nên quá thận trọng và đôi khi bạn không dám mạo hiểm đối mặt với những rủi ro vì sợ thất bại." 

Những người thông minh thường có xu hướng suy nghĩ quá nhiều.

4. Mọi người thường nghĩ rằng bạn là một kẻ khoác lác

Khi bạn hào hứng kể về những điều mình đã được học, dù bạn thật lòng muốn chia sẻ một cách chân thành, người khác vẫn tự động cho rằng bạn đang cố gắng phô trương kiến thức của mình mà thôi.

 Như Bill Vanyo từng nói: Điều này thật sự rất khó chịu "khi mọi người không ngừng nói những câu như "Chắc là anh ta nghĩ mình thông minh lắm" hay "Chắc  hắn nghĩ hắn biết tất cả mọi thứ" trong khi bạn thật sự chỉ đơn thuần tỏ ý tốt bụng chứ chẳng hề muốn khoe khoang gì.

5. Bạn nhận ra rằng còn rất nhiều điều mình không biết

Thông minh quá mức đồng nghĩa với việc bạn đánh giá cao giới hạn nhận thức của bản thân. Dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể nào học hết và hiểu hết mọi thứ.

Mike Farkas nói rằng: "trí thông minh trở nên phiền toái khi bạn biết càng nhiều thì bạn càng cảm thấy mình biết càng ít."

From Theearthchild

Chủ đề chính: #thông_minh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn