Hoàng Vi

5 sai lầm tài chính mà các doanh nhân thành đạt không bao giờ phạm phải

Đăng 7 năm trước

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng tự hỏi liệu những doanh nhân thành đạt trên thế giới họ quản lý tiền bạc như thế nào. Dĩ nhiên, mỗi người đều có những cách thức của riêng mình nhưng có 5 sai lầm tài chính sau mà họ luôn tránh phạm phải

1. Không bao giờ tiêu hết khoản mà mình kiếm được

Phần lớn mọi người đều thích chạy theo các trào lưu mới và các kiểu sống thời thượng như một cách để “bắt kịp xu hướng”, do vậy mà họ thường vung hết các khoản mà mình kiếm được (thậm chí còn nợ tín dụng) để mua những thứ không thật sự cần thiết ấy.

Tuy nhiên, những người thành đạt thì ngược lại, họ luôn lập một danh sách chi tiết những khoản chi tiêu cần thiết trước khi tiêu tiền của mình để bảo đảm mỗi đồng tiền mà họ bỏ ra đều sẽ được sử dụng đúng giá trị của nó. Và đừng quên là “khoản tiết kiệm” luôn là một mục không thể thiếu trong danh sách này nhé

2. Không bỏ qua cơ hội kiếm tiền

Tiêu tiền luôn đi đôi với kiếm tiền. Những doanh nhân thành đạt thường không bao hài lòng với một khoản đầu tư duy nhất, mà họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội phát triển nguồn tài chính của mình theo nhiều hướng đa dạng nhằm tăng thêm thu nhập và bảo đảm các dòng tiền của mình không bao giờ ngừng vận động và sinh lời.

3. Không đưa ra các quyết định tài chính một cách cảm tính

Những nhà đầu tư khôn ngoan không bao giờ quyết định việc kinh doanh theo cảm tính – đây là nguyên tắc tối cần thiết không được phép bỏ qua nếu bạn có ý định tự kinh doanh.

Tất cả những quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư và cho vay đều phải được lập dựa trên cơ sở các chiến lược kinh doanh với mục tiêu lâu dài cũng như đã được khảo sát cẩn thận trên thực tế.

4. Không “bỏ hết trứng vào một rổ”

Nguyên tắc này có thể hiểu cơ bản là họ không dồn hết tiền của mình vào một vụ đầu tư duy nhất, mà chia nhỏ chúng ra thành nhiều mảng khác nhau, ví dụ như dành một khoản cho chứng khoán, rồi đầu tư một khoản vào thị trường bất động sản đang khởi sắc, hay để bảo đảm hơn là gửi ngân hàng dài hạn nếu được đề nghị một mức lãi suất có thể chấp nhận v.v và v.v.

Đây là một phương án khôn ngoan mà các nhà đầu tư hay áp dụng để thao túng và kiểm soát toàn bộ các khoản đầu tư của mình một cách toàn diện, đồng thời việc chia nhỏ các khoản đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau còn có thể giúp họ luôn có thể chủ động nếu có xảy ra biến động đối với bất kỳ nguồn thu nào của mình. 

5. Không nên tự quyết định một mình

Những người thành đạt không bao giờ tự mình đưa ra những quyết định liên quan đến tiền bạc một mình, trái lại trước khi sử dụng tiền bạc của mình, họ đều tham vấn ý kiến của các chuyên gia tài chính, cố vấn pháp lý và các nhà nghiên cứu thị trường v.v của mình để có thể đưa ra các quyết định có lợi nhất.

Hơn nữa, nguyên tắc này không chỉ áp dụng riêng cho những quyết định quan trọng, mà nó còn có thể áp dụng lên tất cả những quyết định chi tiêu hằng ngày, ví dụ như trước khi mua gì đó, bạn không nên mua ngay những gì mà mình thấy, mà có thể hỏi bạn bè, gia đình hoặc nhân viên bán hàng (hoặc tham khảo từ các nguồn thông tin khác mà bạn có thể tiếp cận như internet hoặc những ứng dụng so sánh giá cả, đánh giá chất lượng v.v) để nắm được cái nhìn tổng quát về sản phẩm mà mình định mua, cũng như các sản phầm đồng loại khác.  

Hoàng Vi

(Theo business insider)

Chủ đề chính: #sai_lầm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn