BongB

7 kiểu sinh viên dễ thất nghiệp sau khi ra trường

Đăng 5 năm trước

Việc làm sau khi ra trường luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của sinh viên cũng như các phụ huynh. Phần lớn ai cũng muốn bản thân có được việc làm ổn định, lương cao nhưng lại có những trường hợp thất nghiệp dù đã đi xin việc khắp nơi. Dưới đây là 7 kiểu sinh viên dễ thất nghiệp sau khi ra trường, các bạn sinh viên cần tránh và cải thiện bản thân.

Kiểu thụ động

Cứ phải cầm tay chỉ việc, từ cái việc bé li ti như con kiến, giao việc xong còn phải thúc vào mông thì mới chịu làm, không ai nói gì thì ngồi Facebook cả ngày. Sức ì lớn như xe lu, khen chê thưởng phạt các kiểu cũng không suy xuyển, làm trong công ty thì cũng chẳng xếp vào vị trí gì được. 

Kiểu ảo tưởng sức mạnh

Khi ra trường không có nhiều kinh nghiệm, không biết làm việc gì,... nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng "lương dưới 10 triệu em không làm". Dù có thủ khoa Ngoại Thương hay du học từ Anh, Mỹ trở về thì kiểu này cũng chẳng bao giờ qua được vòng phỏng vấn.Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của bạn mà trả tiền cho những gì bạn có thể đóng góp được. Gặp kiểu này thì nhà tuyển dụng thường: "Thôi xin chúc mừng em và anh tin rằng em sẽ sớm thành công với lý tưởng của mình". 

Kiểu sang chảnh

Kiểu này là những bạn luôn tin tưởng rằng mình tốt nghiệp đại học nên mình phải làm những công việc "xứng tầm". Luôn tự động viên bản thân là "mình mất 4-5 năm đèn sách, giờ lại phải làm cái việc tay chân cỏn con như mấy đứa thất học sao?", không bao giờ chấp nhận làm từ việc nhỏ, luôn coi những việc hàng ngày là việc lặt vặt tầm thường. Bạn nên nhớ rằng, khi việc nhỏ làm còn không xong thì không ai có thể giao cho các bạn việc lớn, điều đó khác nào tự hủy hoại công ty.

Kiểu lười biếng

Tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Phải ở lại làm thêm hoặc cuối tuần phải đi làm là tỏ ra khó chịu và cho rằng "bị bóc lột". Thông minh tài năng mà lười thì đã đành, nhiều bạn vừa không có gì xuất sắc vừa chẳng chăm chỉ. Làm việc được 1-2 hôm đã kêu ca và sau đó thường cũng sớm được doanh nghiệp nói lời tạm biệt. 

Kiểu thiếu thực tế

Nhóm này luôn có một niềm tin mãnh liệt về một thứ gọi là "công việc ổn định". Đáng tiếc là trong thời đại mọi thứ thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn có công việc nào gọi là "ổn định" hết, ngay cả vào nhà nước bây giờ cũng không ổn định. Và cùng với niềm tin đấy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3-4 năm rồi mà vẫn không công rỗi nghề và ngày ngày đi tìm kiếm những "cơ hội tốt". Sau này đi làm, bạn sẽ nhận ra chẳng có thứ công việc nào là "ổn định" cả.

Kiểu thích "chém gió"

Nói rất nhiều, nói rất hay, phân tích lập luận đều vào hàng siêu đẳng, kinh tế vĩ mô hay vi mô, Việt Nam hay Thế giới đều có đàm luận ở mức cao thâm; nhưng đến khi bắt tay vào làm thì chẳng được việc gì. Bạn hãy để ý đi, trời chỉ cho mỗi người 1 sở trường, những người giỏi ba hoa thường không còn sở trường nào khác.

Kiểu "sợ tiếng anh"

Đọc JD của nhà tuyển dụng, cái gì cũng đạt yêu cầu, duy nhất 1 thứ thì không bao giờ đạt: "Yêu cầu trình độ tiếng Anh cơ bản, không yêu cầu chuyên ngành cao,..". Chỉ có thế thôi mà sau 12 năm đèn sách và 4 năm đại học cũng không thể nào đáp ứng đủ, vậy là bỏ lỡ công việc có mức lương "nghìn đô". Sinh viên mới ra trường thì phải cạnh tranh với cả nghìn sinh viên khác để có được công việc mơ ước. Nhưng chỉ cần có tiếng Anh (dừng ở mức cơ bản thôi nhé) là tỉ lệ đấy giảm đi cả chục, thậm chí là trăm lần tùy thuộc vào trình độ tiếng anh của bạn. Nhưng lưu ý là tiếng Anh của bạn phải "sử dụng" được nhé. Thi được cái bằng 900 Toeic mà không biết nói và viết thì chỉ có tốn tiền, không có giá trị gì cả!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn