Trúc Ly

7 nguyên tắc đơn giản trong giao tiếp khi đối mặt với những người xấu tính

Đăng 7 năm trước

Thỉnh thoảng trong cuộc sống chúng ta buộc phải đói mặt với những người khá là kì cục, như là ăn nói vô duyên, hay kì thị, bảo thủ,… và để tránh xảy ra xung đôt, chúng ra cần phải nắm được những mẹo giao tiếp cơ bản sau đây.

Nói một cách rõ ràng và tự tin

Những người xấu tính thường chọn đối tượng giao tiếp là những người có xu hướng không nói chuyện rõ ràng để lấy đó làm cớ cho hành động của họ nếu cần thiết, ví dụ như: “bạn đã không nói trước là tôi không được cho ai khác biết”, “tôi không biết là chúng ta đã đồng ý gặp nhau lúc 10h đấy”,…   

Mọi thứ đều sẽ vô tác dụng vì những người này sẽ lợi dụng cách hành xử tế nhị và lịch sự của người khác. Vì vậy, khi đối phó với loại người này, tốt nhất là ta nên luôn nói cách rõ ràng, nhấn mạnh những chi tiết dù cho nó vốn đã rất rõ ràng. 

Phân biệt giữa hành động quan tâm chăm sóc và sự tự khẳng định bản thân

Nghe có vẻ không liên quan mấy đúng không? Nhưng thực chất có nhiều người rất thích giúp đỡ người khác theo một cách không được thoải mái cho lắm - điều này khiến chúng ta có cảm giác được quan tâm chăm sóc và ta sẽ bắt đầu nghĩ họ thật lòng có ý tốt. Nhưng trên thực tế, hành động này là một xu hướng muốn thể hiện tầm quan trọng của bản thân. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên ngăn chặn mọi ý định khi họ đề nghị những hành động giúp đỡ không cần thiết.

Xây dựng rào cản

Những kiểu người xấu tính này thường né tránh sự rõ ràng nên việc xây dựng rào cản khi giao tiếp là rất quan trọng. Chẳng hạn như khi nói chuyện với đồng nghiệp, hãy nói rằng bạn thích giữ sự chuyên nghiệp trong mối quan hệ với những người trong công ty, nên họ tốt nhất đừng nên gọi hay mời bạn đi đâu sau giờ làm cả,… Sự thật thì việc lập nên giới hạn của bản thân là rất bình thường trong mọi mối quan hệ khỏe mạnh, ngay cả khi đối với những người mình thích.

Biết điểm dừng

Thỉnh thoảng khi giao tiếp với những kiểu người này, bạn rất muốn đáp trả lại để bảo vệ quan điểm bản thân hoặc chỉ ra điểm sai của họ. Nhưng khi bạn làm vậy, bạn đã cắn câu của họ rồi vì họ là những người muốn khẳng định bản thân qua những cuộc xung đột và tranh luận hơn là sự thật. Hơn nữa, trong nghệ thuật tranh luận, ý kiến của đối phương lúc nào nghe cũng có vẻ cao hơn bạn vài bậc, vì vậy những cuộc xung đột là hoàn toàn vô tác dụng.

Khéo léo rút lui

Khi cách hành xử của một người bắt đầu làm phiền đến tâm trạng của bạn, hãy biện ra một lí do hợp lý và rời đi. Trên thực tế, trong một cuộc tranh luận, bạn nói gì không hề quan trọng, trừ khi điều đó hoàn toàn thuyết phục. Vì vậy, tốt nhất là cứ chuẩn bị sẵn một vài lý do có ích để phòng khi.

Đừng đem quan điểm cá nhân vào cuộc nói chuyện

Thỉnh thoảng mọi thứ rất khó để xen ngang một cuộc đối thoại có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Và chúng tôi cũng không để ý đến làm thế nào mà một cuộc nói chuyện hoàn toàn lành mạnh lại biến thành một cuộc xung đột ý kiến vào phút cuối. Nếu chuyện này xảy ra với bạn, đừng để bản thân bị cuốn vào cuộc tranh luận của những lý tưởng cá nhân, vì đây rõ ràng là một xu hướng ứng xử mang tính thị uy trực tiếp và không có sức thuyết phục. Hãy chỉ tập trung vào sự thật. Hãy thông minh hơn và làm gương cho đối thủ của mình, mặc cho điều đó có nhàm chán như thế nào.

Làm những điều bạn thích

Sau những cuộc tranh luận kiệt sức này, bạn sẽ thường cảm thấy không được hả dạ - một mặt thì bạn đã không phải là người chấm dứt cuộc xung đột, một mặt khác những người đó cũng không thật sự làm gì quá đáng. Vì vậy hãy giữ trong đầu ý niệm rằng cuộc sống buộc ta phải có những mối quan hệ như vậy, mặc cho sự thật rằng mỗi khi gặp họ, chúng ta trông như trái chanh bị vắt hết nước vậy. Tốt nhất là chúng ta cứ tập trung vào những thứ bản thân thích thú và những điều mang lại cho ta sự yên bình. Sau cùng thì sở thích mới là thứ làm nên mỗi con người - không phải những ý kiến hay những cuộc tranh luận.

Xem thêm

Chủ đề chính: #nguyên_tắc_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn