Phong VJ

8 bộ phim hay có sức mạnh thay đổi cả thế giới

Đăng 7 năm trước

Điện ảnh có thể tạo ra các ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Nhiều bộ phim đã tạo được sức ảnh hưởng và lan tỏa vô cùng lớn, tác động tới hàng trăm triệu người trên khắp hành tinh.

The Birth of a Nation (1915)

The Birth of the Nation được thực hiện bởi DW Griffith khai thác đề tài phân biệt chủng tộc đặc trưng trong thời kỳ nội chiến Mỹ thông qua việc khắc họa những thăng trầm của hai gia đình, nhà Camerons ở miền Nam và nhà Stonemans ở miền Bắc.

Bộ phim đã làm nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật làm phim, với cách thức mô tả những trận chiến lớn, kỹ thuật sắp xếp khung hình đã trở thành tiêu chuẩn cho các bộ phim về chiến tranh sau này.

Mặc dù được coi dấu mốc lịch sử về kỹ thuật của nền điện ảnh nhưng nếu về mặt xã hội, thì nó lại không được chào đón. Trong bộ phim này, vấn đề phân biệt chủng tộc được thể hiện công khai, thậm chí nó còn thể hiện thái độ bài xích đối với những người có tư tưởng tiến bộ, những người đàn ông da trắng trong hội KKK (một hội kín khủng bố người da màu tại Mỹ) được hình tượng hóa như những anh hùng, còn người da đen bị bêu xấu là những kẻ chuyên ăn bám xã hội. Hậu quả là, hội kín KKK vốn đã tan rã vào năm 1869 đã được hồi sinh vào năm 1920, và chỉ 5 năm sau, thành viên của nó đã lên đến 4 triệu người, dẫn tới sự gia tăng bạo lực và làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong xã hội Mỹ.

Hàm cá mập (1976)

Hàm cá mập đã tạo ra những tác động lớn đến thế giới điện ảnh, sự thành công của nó đã tiên phong cho trào lưu sản xuất các phim bom tấn sau này. Nó cũng giúp tạo ra một “mảnh đất màu mỡ” mới cho các nhà tiếp thị phim Hollywood với việc tập trung sản xuất các bộ phim với cảnh quay ấn tượng, kích thích sự tò mò của khán giả

Human harvest (2014)

“Human Harvest” (Tạm dịch: Thu hoạch nội tạng) của đạo diễn Leon Lee, được sản xuất vào năm 2014 và được phát sóng trên toàn thế giới cũng như trong các liên hoan phim kể từ đó. Trước đó bộ phim này đã được trao giải Michael Sullivan Frontline 2015 cho dòng phim tài liệu.

Bộ phim làm chấn động con tim hàng triệu người khi hé lộ sự tàn ác của hoạt động thu hoạch nội tạng những người theo tập Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần của Trung Quốc tại các bệnh viện quân sự và dân sự ở Trung Quốc. Pháp Luân Công bao gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức, đã bị đàn áp tại chính quê hương mình từ năm 1999. Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã tập trung vào việc giam giữ tùy tiện, cưỡng bức chuyển hóa ý thức hệ, tra tấn tràn lan trong các trại giam. Hàng nghìn người đã tử vong do bị tra tấn. Phim với hững lời chứng mạnh mẽ được đưa ra,  khắc họa rõ nét về sự phức tạp của hoạt động buôn bán nội tạng và cái giá phải trả về mặt con người, bao gồm cả các cuộc phỏng vấn với các bác sĩ người Trung Quốc. Những người tâm sự rằng họ đã bị ép buộc phải mổ lấy nội tạng từ các tù nhân chính trị còn sống. Đây là một sự phơi bày đau đớn về hệ thống cưỡng bức mổ cướp nội tạng, một tội ác chưa từng xảy ra trong lịch sử thế giới.

Repentance (1984)

Bộ phim của Tengiz Abuladze kể về một nhà độc tài quá cố mà thân xác của ông ta luôn bị đào lên bởi một người phụ nữ vì cô ấy không muốn mọi người quên đi những tội ác mà người đàn ông này đã gây ra. Tác phẩm đã có một tác động đáng kể đến Tổng thống Georgia, Edvard Shevardnadze. Sau khi xem bộ phim ông đã mời Mikhail Gorbachev xem. Cả hai xem nó như là một câu chuyện tưởng tượng đầy hấp dẫn về tầm quan trọng của việc không bao giờ được quên những bất công trong quá khứ.

Sau khi xem nó, Shevardnadze và Gorbachev đã cho phép nó được phát sóng trên khắp Liên Xô trong những năm 1980. Đây là một thành công lớn bởi nó đã giúp đặt nền móng cho các phong trào chính trị sau này, mà tiêu biểu là chính sách cải tổ với tên gọi Perestroika được áp dụng trong những năm cuối cùng của thời kì Xô Viết.

A Short Film About Killing (1988)

Bộ phim của Ba Lan này xoay quanh một người đàn ông trẻ tuổi tên là Jacek mới từ quê nhà lên thành phố, anh chán đời và sống không có mục đích. Anh ta đã bắt một chiếc xe taxi và sau đó giết chết người lái xe. Một năm sau Jacek bị xét xử tại tòa án. Tại đây, dù đã được luât sư Piotr hết sức giúp đỡ nhưng thẩm phán vẫn tuyên cho anh án tử hình.

Trong giờ phút cuối cùng, Jacek tiết lộ với Piotr rằng, anh đã uống rượu với một người bạn, và người này sau đó, trong lúc say khướt đã lái máy kéo và đâm chết em gái của Jacek; anh nói rằng anh không bao giờ thôi dày vò bản thân vì tấm thảm kịch đó. Mọi việc có thể đã khác nếu câu chuyện bi thương đó không xảy ra, những gì anh đã làm không phải là con người thật của anh.

Bộ phim đã để lại rất nhiều cảm xúc và suy ngẫm trong lòng khán giả. Và cuối cùng, ảnh hưởng của bộ phim đã dẫn đến việc bãi bỏ hình phạt tử hình ở Ba Lan.

Heshang (1988)

Trung Quốc có một lịch sử lâu dài và đầy sóng gió, điều này được khắc họa rõ nét trong bộ phim tài liệu năm 1988, Heshang. Bộ phim đã truyền đạt đến người xem một thông điệp rằng Trung Quốc thiếu cởi mở, không hòa vào trào lưu quốc tế hóa và rất khó để tiến hành các cuộc cải cách và chuyển hướng từ các nền tảng giá trị Á Đông truyền thống.

Khán giả sẽ không thể nào quên hình ảnh một người đàn ông dũng cảm, đứng cản đường một đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn để trấn áp những người đang biểu tình cho sự tự do dân chủ, chống tham nhũng và cải cách kinh tế.

Mclibel (2005)

Sau khi người làm vườn Helen Steel và người đưa thư Dave Morris phải ra tòa án sau khi chuỗi thức ăn nhanh McDonalds cáo buộc họ tội vu cáo hãng này  sử dụng nguyên liệu bẩn, bóc lột sức lao động của nhân viên không lương, “tàn sát” động vật và gây ô nhiễm môi trường với hơn 180 nhân chứng. Bộ phim tài liệu mang tên Mclibel đã ra đời năm 2005 mang đến cho khán giả cái nhìn sâu sắc và chân thật về cuộc hành trình đấu tranh cho lẽ phải của họ. Mặc dù cuối cùng, tòa án tuyên bố phần thắng thuộc về McDonalds nhưng hãng này đã hứng chịu sự bài trừ tại rất nhiều nơi trên thế giới. Những thành quả mà thương hiệu toàn cầu này xây dựng đã bị lung lay. Sự thờ ơ với trách nhiệm xã hội và cộng đồng đặc biệt đươc quan tâm bởi các tổ chức môi trường, bảo vệ động vật và quyền con người giống như hồi chuông cảnh báo cho bất cứ doanh nghiệp nào.

The Triumph of the Will (1935)

Đây là kiệt tác tuyên truyền của Đức Quốc Xã, lấy bối cảnh đại hội đảng Quốc Xã ở Nuremberg năm 1934. Người ta đồn rằng, chính Hitler là người đứng đằng sau chỉ đạo cho bộ phim này.

Những kỹ thuật dựng phim mới mẻ so với thời bấy giờ như quay phim trên không, ống kính hội tụ tầm xa và cách sử dụng mang tính cách mạng của âm nhạc khiến “Triumph of the Will” trở thành một trong những bộ phim vĩ đại nhất trong lịch sử.

Bộ phim không có lối dẫn chuyện, chỉ có những bài diễn văn dài vô tận của các lãnh đạo đảng Quốc Xã, trong đó có cả Hitler. Thay vì chứa đựng không khí bài Do Thái, bộ phim cố gắng khắc họa hình ảnh Hitler và bộ sậu của ông ta giống như chúa Jesus và các tông đồ của mình. Mọi thứ Hitler nói hoặc làm đều mang dáng dấp của một Đấng Cứu Thế. Nó đã đóng góp đáng kể vào việc kích động và sự tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa phát xít trong dân chúng.

Theo Lifehacklane

Hoài Anh/ĐKN

Chủ đề chính: #phim_hay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn