H2T Một người thích viết, thích chia sẻ... đơn giản thế thôi!

Ấn tượng với 10 đôi giày nổi tiếng và giá trị nhất trong lịch sử

Đăng 7 năm trước

10 đôi giày này được thiết kế hết sức kì công với hình dáng kì lạ làm bằng vàng, bằng đá quí... có giá trị nhất lịch sử.

Giầy Vàng Mojari (1790-1820).

Đôi giày vàng với đế mỏng dành cho đàn ông có thể được làm ở Hyderabad - Ấn Độ. Đôi giày vàng xa hoa này làm cho những đôi dép mạ vàng của Ai Cập cổ đại trở nên giản dị. Mặt trên của giày làm bằng da được thêu toàn bộ bằng vàng trong khi miệng giầy được trang trí hình hài vàng có đính ngọc quý kể cả kim cương, ngọc lục bảo và ru bi. 

Giầy ba lê đỏ (1948).

Đôi giầy ba lê này, bằng lụa sa tanh và da, được chế tạo riêng cho Moira Shearer khi cô đóng vai chính trong phim Đôi Giày Đỏ năm 1948 của Michael Powell và Emeric Pressburger. Phim Đôi Giày Đỏ được dựa một phần vào truyện cổ tích của Hans Christian Andersen.

Giầy Poulaine (Ba Lan) (1375-1400).

Ở thời trung cổ, những người tạo mốt Châu Âu không bận tâm gì đến giày gót cao. Nhưng họ bị ám ảnh bởi kiểu giầy hẹp có mũi dài và nhọn một cách bất thường được làm bằng da. Sự say mê những giầy kiểu này (mà người hiện đại cho rằng nó là tiền thân của giầy mũi nhọn bây giờ) lan tỏa khắp lục địa vào thế kỷ 14, nó mang nhiều tên, kể cả “crackows” (từ chữ Krakow) và “poulaines” (“Ba Lan” gọi theo tiếng Pháp). Để giữ được hình dáng, người ta nhồi rêu khô vào mũi giầy. Sau đó mũi giày được uốn cong lên để đi lại cho dễ. 

Guốc tắm (Thế kỷ 19).

Đầu thế kỷ 16, đàn ông đàn bà đi tắm ở nhà tắm công cộng ở thời đế chế Ottoman thường dùng guốc tắm gọi là “qabâqib” theo tiếng Ả Rập. Đi tắm là công việc hàng ngày và thoạt đầu guốc tắm có tác dụng thực tế giúp người đi tắm tránh mặt sàn nóng, bẩn và trơn. Tuy nhiên dần dần tính thực dụng phải nhường chỗ cho mốt thời trang. Được trang trí hết mức bằng khảm trai và kim loại, đôi guốc này cao 28,5 cm, nó trở thành giày cao nhất của triển lãm mới của V&A.

Giầy siêu cao Gillie (1993).

Đó là đôi giầy đế siêu cao Gillie bằng lụa và giả da cá sấu mầu xanh của nhà thiết kế Anh Vivienne Westwood, với gót cao 21 cm. Năm 1993 siêu mẫu Naomi Campbell đi giầy này trên sàn diễn trong lần trình diễn Westwood ở Tuần Thời Trang Paris, do nó quá cao nên cô đã ngã xuống sàn. 

Giầy Oxfords (1989).

Đôi giầy Oxfords này nhìn thì tương đối đơn giản nhưng giá có thể hơn 3000 bảng. Đôi giày Oxfords này được làm bởi hãng New & Lingwood chuyên về áo và giầy dép truyền thống của Anh. Đôi giày này sử dụng da bê của Nga vớt được từ một tầu bị đắm năm 1786 ở Plymouth Sound ngoài khơi Cornwall. Mặc dù da đã hàng trăm năm nhưng nó vẫn tốt vì được bọc trong vải dầu không thấm nước. Đóng một đôi giầy xa xỉ như thế này có thể là hết sức phức tạp, cần tới hơn 200 công đoạn chuyên nghiệp.

Giầy lông cao cổ (1943).

Đôi giầy cao cổ này được một phụ nữ giàu có ở London đặt đóng trong Thế Chiến II, bà mang một khăn choàng lông chồn và hai áo vét, một cái bằng da đỏ và một cái bằng lông mèo rừng Nam Mỹ, đến người thợ giầy ở Kensington và bảo ông biến chúng thành một đôi giày mới. Kết quả đôi giày tuyệt vời này ra đời.

Giầy Geta (1880-1900).

Ở nước Nhật thời phong kiến, những kỹ nữ nổi tiếng, gọi là “oiran”, đi giầy cổ truyền “geta” màu nhung bằng gỗ sơn cao hơn 20 cm, nó giống như một sự hòa trộn của guốc, dép tông và giày cao gót. Ý tưởng là để khi đi bằng giầy này thì các cô gái phải đi chậm chạp, bước chân theo nửa vòng cung, như vậy sắc đẹp của họ mới được đàn ông chiêm ngưỡng dễ dàng hơn.

Xăng đan Beltrami của Imelda Marcos (1987-1992).

Không một triển lãm nào về giầy dép mà lại không nhắc đến Imelda Marcos, vợ của Tổng thống Philippine trước đây là Ferdinand Marcos. Bà đam mê mua sắm đặc biệt là mua giầy dép, bà sở hữu hơn 3.000 đôi giầy dép, gồm cả đôi xăng đan quai hậu này, nó được trang trí thêu mầu đen và các hạt đá trong vắt lóng lánh do nhà thiết kế Ý Beltrami. Bà ký tên vào vải lót của từng chiếc giày, hiện đôi giày này trưng bày ở Bảo Tàng Giầy Dép Bata ở Toronto. 

Xăng Đan Vàng (Khoảng năm 30 Trước Công Nguyên cho tới năm 300 năm Sau Công Nguyên).

Giầy dép, ngay cả từ xa xưa, luôn là biểu tượng mạnh mẽ của địa vị xã hội, đôi dép cói mạ vàng từ thời Ai Cập La Mã này cũng gợi cho ta điều đó. Được trang trí bằng vàng lá, nó mảnh mai trau chuốt nhưng nó không hẳn giống dáng bàn chân người, nên khi mang hẳn sẽ mang lại cảm giác khó chịu.

Có thể bạn thích những bài viết này:

Chủ đề chính: #những_đôi_giày_giá_trị

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn