Thủy Vu "Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời, và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước"-William Arthur Ward.

Bạn có biết?- Những đám mây kì lạ

Đăng 5 năm trước

Bầu trời phía trên chúng ta luôn chứa đựng vô vàn những điều bí ẩn và thú vị. Bạn có từng ngẩng đầu lên trời và ngắm nhìn những đám mây không? Vậy có khi nào bạn bắt gặp những đám mây có hình dáng kì lạ này không?

Mây hình ống

Một buổi sáng tháng 4 năm 2010, trên bầu trời thị trấn Burketown ở Queensland, Australia xuất hiện những "đường ống" màu trắng được tạo bởi các đám mây như những con rồng trông vô cùng hùng vĩ. Loại mây này thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn nên còn được gọi là "ánh sáng bình minh và hoàng hôn". Những "đường ống" trên bầu trời Burketown có thể trải dài đến khoảng 966km, tốc độ di chuyển về phía trước nhanh nhất khoảng 56 km/h, tương đương tốc độ của xe con.

Mây dạ quang

Các nhà khoa học chia mây dạ quang làm bốn kiểu: dạng khăn che mặt, dạng dây sợi, dạng cuộn sóng và dạng xoáy nước. Màu sắc của nó là màu xanh sáng rực hoặc trắng bạc. Nó thường xuất hiện lúc chiều tà khi mặt trời và đường chân trời hợp thành một góc từ 6 độ- 16 độ. Đa số các nhà khoa học cho rằng muốn hình thành mây dạ quang thì cần phải có: nhiệt độ thấp, hơi nước và bụi, như thế hơi nước mới ngưng tụ thành những tinh thể băng cực nhỏ. Những tinh thể này ở độ cao khoảng 80km sẽ tán xạ tia sáng mặt trời, làm mây dạ quang phát sáng. Nhưng cũng có một số ý kiến khác. Đến nay, mây dạ quang vẫn còn là một bí ẩn.

Mây hình nhũ

Ngày 26.6, sau cơn bão, trên bầu trời Regina, Saskatchewan, Canada xuất hiện đám những đám mây kì lạ tựa như những "nhũ hoa" lơ lửng.

Sáng ngày 25 tháng 4 năm 2013, thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc cũng xuất hiện mây hình nhũ.

Hình thức của vân nhũ khá đa dạng, có thể là dạng gợn sóng nước, dạng vết loang lỗ gần giống hình cầu. Đám mây đứng riêng lẻ có thể duy trì khoảng 10-15 phút, còn khi kết thành cụm thì có thể kéo dài đến mấy tiếng.

Mây hình nón

Loại mây này thường xuất hiện trên đỉnh những ngọn núi, trông như "núi đội nón". Trên thực tế, nhiều khu vực núi lửa phun trào, người ta đều có thể nhìn thấy mây hình nón. Ngoài phun trào núi lửa tự nhiên ra, người ta cũng có thể tạo ra mây hình nón, đó chính là bom nguyên tử. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom hạt nhân "Little Boy" thả xuống thành phố Hiroshima. Sau khi phát nổ, một đám mây hình nấm bay vọt lên cao, phần đỉnh của cây nấm giống như một cái nón thật lớn.

"Mây vọng phu"

Trên đỉnh Thương Sơn- Nhĩ Hải, Đại Lý, Vân Nam của Trung Quốc, mỗi lúc đến giữa mùa đông và xuân thường xuất hiện đám mây màu xám đen, người ta gọi là "mây vọng phu". Nó vừa xuất hiện, vùng Nhĩ Hải xuất hiện cuồng phong dữ dội, sóng từng đợt từng đợt đập vào bờ. Đến khi một tảng đá cực lớn như hình con la đưới đáy Nhĩ Hải bị thổi lộ ra, thì thật kì lạ, gió lớn từ từ yếu dần, sau đó biến mất chẳng còn dấu vết.

Thực ra "mây vọng phu" là do gió mùa và địa hình đặc biệt nơi này ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra. Gió lớn cùng với "mây vọng phu" là gió "Hạ Quan". Do địa hình ở đây, gió tiến vào đây thì tăng mạnh, ập vào Hạ Quan, đẩy hơi nước lên đỉnh Thương Sơn, ngưng tụ thành "mây vọng phu".




Tài liệu tham khảo: Bí ẩn không trung- Khương Vĩnh Dục.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn