thaotran

Bạn có nuốt vài thỏi son cũng không sao nhưng cứ 'vừa bôi vừa ăn' thì xin chia buồn!!!

Đăng 6 năm trước

Son môi không thể thiếu với mỗi chị em phụ nữ. Và điều đáng lo ngại nhất vẫn là vấn đề chì có gây ảnh hưởng như chị em từng được đọc các cảnh báo qua một vài ý kiến trên mạng xã hội hay trang tin làm đẹp.

Thành phần chủ yếu của son là gì ?

Thông thường, thành phần chủ yếu của một thỏi son là sáp và dầu. Sáp có lẽ là thành phần quan trọng nhất bởi nó kiến tạo nên cấu trúc và hình dạng của thỏi son. Có nhiều loại sáp được dùng để làm son nhưng phổ biến nhất là sáp ong. Một loại sáp khác cũng hay được dùng làm son là sáp Carnauba có nguồn gốc từ cây cọ Brazil. Bên cạnh sáp thì một thành phần quan trọng khác của thỏi son là dầu. Loại dầu được sử dụng phổ biến nhất là dầu thầu dầu (còn gọi là dầu hải ly) hoặc một số loại dầu khác như dầu ô liu, dầu khoáng,... Quan trọng hơn cả có lẽ là chất tạo màu, tuy chúng chỉ chiếm thành phần nhỏ. Điển hình nhất là màu đỏ son, có nguồn gốc từ một loại bọ cánh kiến đỏ sống trên cây xương rồng. Nó được điều chế bằng cách đun sôi loài côn trùng này trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, sau đó thêm vào phèn. Ngoài ra cũng có thể dùng phẩm màu và chì để giúp son lì hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn cả thỏi son

Có rất nhiều chủ quán son handmade tự ăn cây son của mình để PR sản phẩm, và liệu thỏi son có gây nguy hại gì cho sức khỏe của họ không??? Theo báo cáo của FDA, lượng chì trung bình trong son môi là 1.11 PPM. Nếu chúng ta ước tính trọng lượng trung bình của một thỏi son môi là 1,5 gram, sẽ có khoảng 300 thỏi son môi trong 1 pound chì. Với tỷ lệ một-phần-triệu, lượng chì này chẳng có ý nghĩa gì. Và những chủ quán son handmade có nhai vài thỏi son cũng chẳng có vấn đề gì.

Thế nhưng nếu bạn đánh son quá đậm trong một thời gian dài thì lại là cả một mối nguy hại

 Dùng son quá nhiều dẫn đến ung thư:

 Ngoài chì, son môi cũng chứa các kim loại nặng khác như niken, đồng, asen, crôm và coban. Vì thế, khi một bạn gái thoa son môi, một trong số những chất độc hại sẽ được hấp thụ tại môi. Phần còn lại chúng sẽ hấp thụ bởi các sắc tố của da hoặc gây phản ứng với hóa chất khác có trong môi trường mà gây ra chứng phát ban trên môi. Hơn nữa, một số lượng lớn chì và đồng từ son môi sẽ hòa quyện vào trong thực phẩm khi bạn ăn uống mà gây ra các bệnh ung thư.

Tác hại với hệ tim mạch:

 Chất triclosan trong son là loại hóa chất được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chất này khi vào cơ thể đã làm gián đoạn dòng chảy của các ion canxi, có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các mô cơ. Theo đó các nhà khoa học kết luận rằng chỉ cần 20 phút phơi nhiễm với triclosan cũng làm giảm 25% chức năng hoạt động của tim. Hơn nữa, đó còn là nguyên nhân gây vô sinh ở chị em phụ nữ.

Những lời khuyên cho bạn khi dùng son !!!

Tẩy da chết cho môi trước khi dùng son

Việc tẩy tế bào chết cho môi rất quan trọng. Bạn nên làm việc này một đến hai lần một tuần, sau đó sử dụng son dưỡng.

Tránh loại son có quá nhiều nhũ

Các loại son có nhũ sẽ khiến môi của bạn trở nên quyến rũ và thu hút hơn. Tuy vậy nếu sử dụng nhiều loại son này bạn sẽ phải gánh chụi hậu quả khôn lường.

Tránh những màu môi quá đậm

Sử dụng bất kỳ màu son nào cũng vậy, bạn không nên tô quá đậm hay đánh quá dày, bởi nó khiến đôi môi bạn thiếu tự nhiên và bạn sẽ bị già đi.

Hạn chế kẻ viền môi

Kẻ viền môi khiến đôi môi của bạn trở nên nặng nề và nhiều lớp hơn. Tuy nhiên nếu bạn cần kẻ viền môi để tạo một ấn tượng ở các bữa tiệc sang trọng, hãy chọn những màu chì giống với màu môi của bạn, không nên chọn giống màu son. Cách này giúp đôi môi của bạn trông tự nhiên và nhẹ nhàng hơn.

Chọn son môi có chứa thành phần chống nắng

Bạn nên chọn những sản phẩm son môi có chỉ số chống nắng SPF 18 trở lên để giúp đôi môi được bảo vệ trước tia cực tím. Bạn nên sử dụng son trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp, không bảo quản son ở các nơi có nhiệt độ cao và tránh ánh nắng mặt trời.

Chủ đề chính: #son_môi

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn