Nguyễn Nhung

Bạn Có Phân Biệt Được Giữa Đam Mê Và Sở Thích?

Đăng 4 năm trước

Bài viết dành cho những người chưa chắc chắn về con đường mình định đi và cho những người chưa tìm ra được đam mê của đời mình. Chúng ta có thể có nhiều sở thích khác nhau, tuy nhiên mỗi người lại chỉ có một đến hai niềm đam mê thật sự. Dấu hiệu rõ ràng nhất của đam mê chính là khi bạn làm một điều đó và thấy nhiệt huyết với nó. Sở thích thì ngược lại, nếu bạn thấy thư giãn và không dành nhiều nhiệt tình cho nó thì công việc ấy chính xác là một sở thích của bạn. Vài bước dưới đây sẽ giúp bạn.

Hãy kiểm tra khoảng thời gian bạn sử dụng trong ngày.

  1. Thử chú ý tới những điều hiên hữu liên tục trong tâm trí bạn: Khi bạn đang lái xe, cố gắng để ngủ hoặc khi bạn đang tập thể dục, hãy chú ý xem điều gì đang ở trong tâm trí bạn lúc đó. Nếu bạn thấy mình nghĩ về một hoạt động nào đó, dù hiện tại bạn không làm nó, hoạt động ấy có thể là đam mê của bạn. Sở thích của bạn thường chỉ xuất hiện khi bạn đang làm nó hoặc trong một dịp đặc biệt. Đam mê sẽ ở bên bạn suốt cả ngày, bạn sẽ luôn suy nghĩ đến một vài khía cạnh của nó. Ví dụ: nếu bạn hay lên Shopee, Tiki hay các trang mua sắm online, hay thậm chí luôn kiểm tra tài khoản bán hàng của mình, mua bán có lẽ là một đam mê của bạn.                                                     
  2. Đánh giá cách sử dụng thời gian của bản thân: Kiểm tra lượng thời gian bạn sử dụng mỗi ngày hoặc mỗi tuần cho từng công việc. Hãy chú ý tới hoạt động chiếm nhiều thời gian của bạn nhất. Ví dụ: bạn dành 3 tiếng một ngày cho việc vẽ, 2 tiếng cho việc viết lách và 1 tiếng cho việc chơi game thì vẽ vời có lẽ là đam mê của bạn.                                             
  3. Để mắt tới việc thời gian đã trôi như thế nào: Khi bạn có đam mê với một việc, bạn sẽ nhận thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Bạn đắm chìm vào công việc ấy và không để ý đến việc bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho nó. Còn nếu bạn thường xuyên kiểm tra đồng hồ thì có lẽ công việc này chỉ là một sở thích.                                                                
  4. Hãy để ý việc bạn dành ưu tiên, hứng thú cho nó: Bạn đang phải hoàn thành powerpoint cho nhóm, nhưng thay vì ngồi nhập thông tin, bạn ngồi cả tiếng để tìm những bức ảnh đẹp làm nền powerpoint. Vậy thì nhiếp ảnh cso lẽ là đam mê của bạn. Đây là một ví dụ tiêu biểu và rất nhiều người luôn ở trong hoàn cảnh tương tự như vậy. Bạn biết mình phải làm việc A nhưng bạn vẫn vô tình bị việc B thu hút, tới mức bạn quên đi thời gian thì công việc B chính là một phần đam mê của bạn.

Kiểm tra thái độ của bản thân

  1. Tự hỏi cảm giác của bản thân khi làm việc đó: thư giãn hay nhiệt huyết? Nếu bạn tận hưởng nó và thấy thư thả thì đó chắc chắn là một sở thích. Nghe có vẻ kì lạ nhưng thực chất đam mê sẽ khiến bạn đôi lúc mệt mỏi, bực dọc, áp lực vì bạn quan tâm về nó nên đam mê thường không phải một trải nghiệm dễ chịu.
  2. Bạn có cố gắng để trở nên tốt hơn khi làm nó? Thử phân tích những điều này, bạn có cố làm việc chăm chỉ để phát triển các kĩ năng liên quan đến công việc hay chỉ là bạn tận hưởng cảm giác mà nó mang lại? Bạn sẽ luôn luôn dành nhiều nỗ lực hơn cho đam mê hơn là cho sở thích.   

Kiểm tra việc bạn cho là đam mê

  1. Chọn một cái gì đó bạn nghĩ là một niềm đam mê, và nói chuyện với một người bạn về nó. Khi bạn nói xong, hãy hỏi họ xem bạn có vẻ dữ dội hay bình thường về điều đó không. Nếu bạn nói chuyện trong một thời gian dài và họ nói rằng bạn rất mãnh liệt về điều đó, thì đó là một dấu hiệu cho thấy đó là niềm đam mê. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng con người có xu hướng nói to, nhanh và nhiều hơn khi nói về thứ họ say mê, yêu thích. 
  2. Dừng làm việc đó trong một tuần. Nếu bạn dừng làm việc  mà bạn cho là đam mê trong một tuần và thậm chí thấy bứt rứt, khó chịu, nhớ, mong muốn được làm nó dù mới một vài ngày trôi qua thì đó chắc chắn là đam mê của bạn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        
Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn