Nguyễn Kế Lê Tiến “Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.”

Bạn đã thực sự hiểu được phong tục của 3 ngày Tết Nguyên Đán?

Đăng 5 năm trước

Tại sao lại có câu: “Mùng 1 Tết Cha – Mùng 2 Tết Mẹ – Mùng 3 Tết Thầy”? Đây là câu nói khá quen thuộc của ông bà ta từ xưa đến nay. Nhưng đến hiện tại thì rất ít người trẻ hiểu được vì sao lại có phong tục ba ngày Tết như thế này.

Mùng 1 Tết Cha

Theo phong tục ngày Tết nguyên đán của người Việt thì Cha ở đây chính là họ hàng bên nội. Mùng 1 Tết là ngày dành để đến thăm gia đình, dòng họ nội. Ngày đầu năm để cũng bái gia tiên, thăm mừng thọ ông bà, cha mẹ. Mọi người sẽ tề tựu bên mâm cơm năm mới, chào đón mọi sự sung túc hơn.

Phong tục ngày đầu tiên của Tết cổ truyền diễn ra khá trang nghiêm. Thường thì ông bà, người lớn tuổi nhất sẽ ngồi nghiêm chỉnh để được con cháu thăm hỏi; nhận những lời chúc tốt lành từ con cháu. Sau đó là phần mừng tuổi – là phần các đứa trẻ thích nhất mỗi đỗ xuân sang. Những phong bì đỏ cùng với lời mừng may mắn, đủ đầy và sức khỏe khi bước sang tuổi mới. Ông bà sẽ sống khỏe mạnh cùng con cùng cháu.

Mâm cơm ngày Tết mang lại rất nhiều ý nghĩa. Nó chứa đựng cả khoảng trời của tuổi thơ mỗi người. Vì vậy, 3 ngày đầu tiên này thường rất thịnh soạn, mọi người đông đủ mang đến không khí của ngày lễ lớn. Vô cùng ý nghĩa và ấm áp.

Mùng 2 Tết Mẹ

Mùng 2 Tết Mẹ chính là ngày dành cho gia đình họ ngoại. Và mùng 2 Tết cũng có nghi thức trang trọng như ngày mùng 1. Con cái kính trọng, mừng tuổi chúc Tết bố mẹ, cháu chắt chúc sức khỏe, mong ông bà được sống lâu. Và đặc biệt nhất là nhận lì xì đầu năm. Mọi điều này tuy nhỏ nhoi nhưng mang một ý nghĩa khá to lớn. Nó không phải vật chất, mà đó là tình thương yêu, niềm hy vọng một năm mới sang tốt đẹp hơn.

Sẽ càng ý nghĩa hơn với những người con xa xứ, xa quê hương có dịp để trở về. Quây quần bên mâm cơm gia đình cùng với tất cả người thân yêu. Là sợi dây vô hình kết nối tình thương của người không được sống gần nhau. Đi xa mới nhớ, mới biết trân trọng từng giây phút được ở bên cạnh.

Mùng 3 Tết Thầy

Ngày mùng 3 còn lại là dành cho thầy cô. Ghi nhớ công ơn của người chắp cánh ước mơ, “người lái đò thầm lặng”. Còn là dịp thầy trò gặp nhau, chia sẻ mọi điều đã xảy ra trong năm cũ. Bạn bè gặp lại nhau, ôn lại kỷ niệm tuổi học trò cùng hoài bão đã đạt được. Ấm áp, chân thành mà hiếm một đất nước nào có được phong tục truyền thống như người Việt ta.

Ý nghĩa to lớn của 3 ngày Tết Nguyên Đán

Phong tục ba ngày Tết là điều mà tổ tiên chúng ta luôn mong muốn con cháu mình gìn giữ cho đến muôn đời sau. Sum họp gia đình, giữ vừng mối quan hệ tốt đẹp nhất trong cuộc sống nay. Nhất là mỗi năm trôi qua, con người đều sẽ thay đổi; gặp để biết chúng ta đã làm được gì hay bỏ lỡ điều gì. Bước sang năm mới hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.

Chúng ta nên biết rằng, đằng sau sự thật rằng ngày Tết mỗi năm để nghỉ ngơi thì nó còn có một ý nghĩa to lớn hơn. Đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đừng để thời gian trôi qua bạn mới giật mình nhìn lại, hối hận với những ngày Tết không trọn vẹn. Thời gian chẳng đợi ai bao giờ, mỗi năm Tết đến là mỗi năm sẽ mất đi và chúng ta sẽ già thêm. Phong tục ba ngày Tết cổ truyền như những lời nhắc nhở thầm lặng. Bạn nhớ về – Bạn thực hiện – Bạn sẽ có cuộc sống an nhiên hơn. Bắt đầu một năm mới với gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất!

Nguồn: tetamlich.com

Lê Tiến - Ohay.tv tổng hợp

Chủ đề chính: #tết_nguyên_đán

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn