Nguyễn Thị Thu Hiền

Bí mật chuyện phòng the của mỹ nữ Vương Chiêu Quân

Đăng 8 năm trước

Chuyện ái ân, vợ chồng của mỹ nữ Vương Chiêu Quân được hé lộ với nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, giúp cho ta hiểu phần nào về nhan sắcmột thời, khiến chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ đến mức ngừng đập cánh và rơi xuống đất.

Vương Chiêu Quân (tên thật là Vương Tường) được xem là người đẹp lạc nhạn, bởi theo điển tích, sắc đẹp của Vương Tường đã khiến chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ đến mức ngừng đập cánh và rơi xuống đất.

Gã họa sĩ hèn hạ

Chiêu Quân là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 50 trước công nguyên, đời vua Hán Nguyên đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một trinh nữ.

Thời đó, vua Hán có tam cung lục viện với hàng ngàn cung nữ nên không có thời gian để thăm từng người. Hơn nữa, khi Chiêu Quân vào cung lúc 14 tuổi thì Hán Nguyên đế cũng đã 40 tuổi rồi (Hán Nguyên đế sinh năm 76 trước công nguyên, hơn Chiêu Quân đến 26 tuổi). Dù tẩm bổ khá nhiều loại khang dược bổ trợ cho đời sống phòng the nhưng lúc đó, Hán Nguyên đế cũng chỉ có sức ngự được một nàng một đêm.

Ngoài ra, theo luật nội cung do thời trước đặt ra thì Nguyên đế mỗi tuần lại phải đến cung hoàng hậu 2 lần rồi các quý phi 2 tuần một lần nên mỗi tháng tính ra vua chỉ thăm được khoảng hơn mười mấy người đẹp là cung nữ. Sở dĩ có luật gặp gỡ hoàng hậu và các quý phi vì những người này chính là con cái vị đại thần, rẻ rúng họ thì không có lợi cho xã tắc chút nào cả.


Hán Nguyên đế cảm thấy không ngự được hết các mỹ nữ trong cung đã nghĩ ra một kế khá hay. Ông dùng một họa sĩ có tên Mao Diên Thọ, hằng ngày đi khắp cung xem mặt các cung nữ rồi vẽ họ dâng lên cho Hán Nguyên đế nhìn mặt mà chọn người vào cung. Mao Diên Thọ bỗng chốc trở thành người rất có quyền lực với các cung nữ khi đó. Người nào gã quý thì gã sẽ vẽ cho thật đẹp để Hán Nguyên đế để ý. Người nào mà để họ Mao ghét thì gã sẽ vẽ vài nét phá thì cả đời khóc trong lãnh cung.

Mao Diên Thọ không phải là kẻ chính nhân quân tử. Lợi dụng việc vẽ hình dâng vua, hắn làm khổ không biết bao nhiêu cung nữ. Các cung nữ có của nả thì ra sức đút lót hắn. Người không có gì thì đành nhắm mắt để hắn sàm sỡ, cốt sao có tranh đẹp dâng vua.

Rủi cho Chiêu Quân là khi vào cung đã bị lọt vào ánh mắt dâm tà của hắn. Gã không ít lần mượn chuyện ong bướm để tán tỉnh Chiêu Quân và nếu chịu để gã ôm hôn, sàm sỡ một lúc thì sẽ vẽ tranh thật đẹp. Bằng không Chiêu Quân phải đưa nghìn vàng để hắn có động lực vẽ tranh. Tất nhiên, Chiêu Quân không đời nào chiều theo gã và cô cũng không thèm chi cho họ Mao nửa cắc bạc.

Chiêu Quân rất muốn có cơ hội được nhà vua sủng ái và sinh cho vua các hoàng tử. Vốn có tài nên cô tự họa chân dung mình, rồi đưa cho Mao Diên Thọ nộp lên cung.

Diên Thọ gian xảo đã làm một chuyện hèn hạ là trước khi dâng tranh lên cho Hán Nguyên Đế thì hắn lấy bút điểm một nốt ruồi vào chỗ hiểm trên mặt Chiêu Quân. Nốt ruồi đó nằm ở vị trí dòng nước mắt chảy qua gọi là thương phu trích lệ tức là người có tướng sát phu. Dĩ nhiên, khi nhìn thấy ảnh Chiêu Quân có nốt ruồi như thế thì Hán Nguyên đế cũng chỉ đành nuốt nước miếng và bỏ qua. 

Về phần Chiêu Quân, nàng không hiểu tại sao tranh nộp lên đã lâu nhưng không được Hán Nguyên đế vời vào ân sủng. Từ đó, Chiêu Quân chỉ biết khóc thầm trong cung, than thở với ánh trăng qua tiếng đàn ai oán.

Biết sự thật thì đã quá muộn

Năm 33 trước công nguyên, vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà cử người sang Hán xin làm thông gia. Y muốn kết hôn với công chúa nhà Hán để tăng tình hòa hiếu hai nước. Lúc này, nhà Hán suy yếu nên không muốn làm mếch lòng Hung Nô chút nào. Quân Hung Nô cũng chỉ cần mượn cớ nhà Hán khinh bạc là xuất binh tấn công biên ải ngay.

Hán Nguyên đế cũng hỏi các công chúa xem ai xung phong sang Hung Nô không thì tất cả đều khóc lóc xin ở lại. Thậm chí có công chúa còn đòi tự sát chứ quyết không muốn sang Hung Nô. Ai cũng hiểu chẳng sung sướng gì khi phải sang sống nơi đất khách quê người và làm vợ một người dị tộc già nua.

Hán Nguyên đế vốn tính trí trá nên dùng kế nhận một cung nữ làm con gái rồi phong cho chức công chúa để gả cho Hồ Hàn Tà. Trước khi chỉ định, Hán Nguyên đế cho các cung nữ tự nguyện tiến cử. Mọi cung nữ khác đều sợ nhưng Chiêu Quân thì quyết chí đi vì cõi lòng cô đã tan nát suốt 3 năm ròng ở hậu cung lạnh lẽo. Chiêu Quân muốn mượn cớ này để được gặp mặt Hán Nguyên đế và hỏi xem sao ông không đoái hoài đến mình. Nguyên đế nghe tên Chiêu Quân ứng cử thì đồng ý ngay vì ông muốn dùng cô gái có tướng sát phu này ám luôn kẻ thù là vua Hung Nô.

Đến ngày kết bái cha con, Chiêu Quân trang điểm lộng lẫy ra gặp Hán Nguyên đế. Lúc này, vua Hán như chết đứng khi thấy dung nhan của nàng. Hán Nguyên đế tự trách mình tại sao lại để một người đẹp như thế này trong cung suốt mấy năm mà không hay biết. Miếng ngon tới miệng cũng không thể nuốt được thì cục hận còn mãi trong lòng.

Chiêu Quân trên danh nghĩa khi đó trở thành con gái của Hán Nguyên đế nên vua Hán không thể làm gì. Hơn nữa, nếu để người Hung Nô biết chuyện lừa dối họ thì hậu quả khó lường. Hán thư chép rằng: “Lúc vua Hán tiễn Chiêu Quân đi thì nước mắt đầy mặt còn Chiêu Quân lã chã tuôn châu”.

Có giai thoại kể rằng: khi đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân còn viết một bức thư cho Hán Nguyên đế nhưng không biết có đàn nhạn bay về phương Nam tránh rét nghe tiếng đàn ai oán của nàng mới sà xuống. Chiêu Quân nhờ nhạn chuyển thư gửi về cho vua Hán kể rõ chân tình, đầy lẽ oán trách. Vua Hán điều tra ra sự việc và trừng phạt Mao Diên Thọ rất nặng nhưng nỗi buồn, sự day dứt đã quật ngã ông và vua băng hà cùng năm Chiêu Quân sang Hung Nô.

Cô đơn và buồn bã nơi đất khách

Sang Hồ, Chiêu Quân phải sống với vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà đã già. Tuy Hồ Hàn Tà rất si mê Chiêu Quân và chiều chuộng nàng đủ điều nhưng về cơ bản thì hai người không hòa hợp chuyện vợ chồng. Trước hết, Hồ Hàn Tà quá già nên phong độ không thể bằng với trai tráng được. Hơn nữa, người Hung Nô do điều kiện ở phương bắc quen sống du mục, chăn nuôi nên người không được thơm tho cho lắm.

Sách Chiêu Quân truyện viết: “Cuộc sống với một ông già lười tắm không phải là hạnh phúc của thiếu nữ mới 17 như Chiêu Quân khi đó. Tuy nhiên, nàng vẫn phải cắn răng phục vụ chỉ cần sơ sẩy là ảnh hưởng đến bang giao hai nước”.

Điều khổ hơn cho Chiêu Quân là nàng phải làm quen với một môi trường sống mới và gặp nhiều bất đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa. Xung quanh không bạn bè nên cuộc sống của Chiêu Quân là 4 bức tường, chờ trời tối để hầu hạ vua Hung Nô. Do tuổi già sức yếu mà lại cố hết mình nên chỉ 2 năm Hồ Hàn tà đã qua đời (năm 31 trước công nguyên). Trong 2 năm làm vợ của Hồ Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh cho vua Hung Nô 2 đứa con.

Hồ Hàn Tà qua đời nhưng Chiêu Quân không được làm thái hậu Hung Nô và cũng không được trở lại quê nhà. Theo lệ của người Hung Nô thì vua mới lên ngôi nạp luôn thiếp của cha và Chiêu Quân lại phải hầu hạ tiếp vua Hung Nô, tức con trai cả của Hồ Hàn Tà là Phục Chu Luy Nhược Đế. Ngay khi Hồ Hàn Tà còn sống, Phục Chu Luy Nhược Đế đã say mê Chiêu Quân. Do vậy, khi vua cha mất thì y đã cưới ngay Chiêu Quân.

Một người con gái coi trọng tiết tháo và tự cao như Chiêu Quân phải làm điều trái luân thường như thế này thì khó có thể nói là hạnh phúc. Nhưng vì quan hệ hai quốc gia, nàng đành chấp nhận. Dù được vua Hung Nô rất mức sủng ái nhưng nàng chẳng bao giờ cười và điều đó càng làm vua Hung Nô thèm khát chinh phục. Với vua mới Hung Nô, Chiêu Quân cũng sinh được hai đứa con gái và nàng sống lặng lẽ trên đất khách đến khi qua đời…

Chủ đề chính: #phòng_the

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn