Nấm
Phiên dịch tự do tại Hà Nội

Bố giải thích cho con thế này, đứa trẻ nhất định sẽ rất cừ!!!

Đăng 6 năm trước

Nếu dạy con thế này, con bạn chắc chắn sẽ trở thành một con người tuyệt vời!

Tự tôn

“Bố ơi, tại sao có nhiều người không đợi đèn đỏ, đợi đến khi đếm ngược xong chuyển thành đèn xanh thì mới đi? ”

“Chắc họ đang vội?”

“Nhưng chúng ta cũng đang vội đến trường mà? Tại sao phải đợi đếm ngược kết thúc chuyển thành đèn xanh thì mới đi?”

“Vậy bố hỏi con, có phải luật giao thông quy định rằng đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi không?”

“Đúng ạ.”

“Kiên trì làm theo lẽ phải, không bị sai lầm dẫn dắt, đây gọi là TỰ TÔN.”

Tự yêu bản thân mình

“Bố ơi, tại sao thời tiết ấm lên rồi, mà chúng ta vẫn phải mặc áo ấm?”

“Bởi mùa xuân vừa mới đến, thời tiết chưa thực sự chuyển ấm, có lúc vẫn khá lạnh.”

“Thế sao khi trời vừa chuyển ấm có người đã mặc quần áo mùa hè ra đường rồi?”

“Mỗi người đều có lý do riêng để chọn quần áo cho mình, nhưng bản thân ta cần biết khi nào phù hợp mặc quần áo gì. Xuân lạnh thu rét, tác dụng hàng đầu của quần áo là giữ ấm. Phải hiểu được cách yêu thương, bảo vệ cơ thể mình, đó gọi là TỰ YÊU BẢN THÂN MÌNH

Tự cường (Tự cố gắng vươn lên)

“Bố ơi, trong lớp con có bạn bảo là làm việc nhà thì bố mẹ cần phải cho tiền.”

“Con thấy bạn ấy nói có đúng không?”

“Con không biết, nghe cũng có lý. Nhưng con cũng thấy như vậy có vẻ không tốt lắm...”

“Bỏ ra sức lao động nên được trả công tương xứng, nhưng việc nhà là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình. Là một thành viên trong gia đình, theo lý cần đảm nhiệm một phần trách nhiệm trong gia đình. Không nên coi nghĩa vụ là cái giá để bàn điều kiện. Cần tiền tiêu vặt có rất nhiều cách thích hợp, không nên đổi lại bằng sự cưng chiều của bố mẹ, đây gọi là TỰ CƯỜNG (tự cố gắng vươn lên).”

Tự tin

“Bố ơi, bố bảo khi trưởng thành, con có tương lai rộng mở không?”

“Tại sao con lại hỏi thế?”

“Bởi thành tích của con ở trường không được tốt lắm...”

“Đánh giá một con người cần xem xét nhiều phương diện khác nhau, học tập ở trường chỉ là một con đường để con có được tri thức, chứ không phải một lối đi duy nhất. Thành tích có tốt hay xấu không nói nên được điều gì cả, chỉ cần vui vẻ cuộc đời cũng vẫn hạnh phúc, điều con cần là TỰ TIN, hãy tin tưởng chính bản thân con.”

Lòng tin

“Bố ơi loài chó là bạn tốt của con người ạ?”

“Con có thấy ai đối xử với bạn bè như vậy không?”

“Vậy sao người ta lại nói như thế hả bố?”

“Bởi chó hoàn toàn tin tưởng chủ nhân của nó. Nhưng giữa người với người lại rất khó để làm được điều đó, có lẽ đó cũng là điểm đáng buồn của con người.”

“Sao lại đáng buồn ạ?”

“Bởi giữa người với người thiếu mất LÒNG TIN.”

Tự giác

“Bố ơi, vừa rồi ở quán ăn, sao người ở bàn bên cạnh lại nói to thế?”

“Chắc vì họ vui.”

“Thế tại sao con với bố phải nói nhỏ như vậy?” 

“Con người không thể chỉ biết nghĩ tới bản thân mình, cần biết rằng xung quanh còn có những người khác nữa. Chúng ta không thể yêu cầu người khác phải làm gì, nhưng có thể yêu cầu bản thân phải làm gì, đây gọi là TỰ GIÁC.”

Giá trị

“Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng oách phải không bố?”

“Ha ha, không hẳn vậy đâu con.”

“Thế tại sao có rất nhiều người ngưỡng mộ người giàu?”

“Một người có vĩ đại hay không không nằm ở việc người đó có bao nhiêu của cải, có bao nhiêu tiền bạc. Mà là người đó có sức ảnh hưởng với bao nhiêu người, cống hiến bao nhiêu vì nhân loại. Một thi sĩ dùng thơ ca để tác động đến chúng ta, một nhà văn dùng văn chương để tác động lên chúng ta, chúng ta có thể nói đó là một nhà văn vĩ đại; một doanh nhân, dùng khả năng của mình để tạo ra thật nhiều thật nhiều công ăn việc làm, lại dùng của cải của mình để đi làm từ thiện, chúng ta cũng có thể nói đó là người vĩ đại.”

“Nhưng con thấy có nhiều người rất thích tiền?”

“Tất nhiên tiền bạc có thể đáp ứng được suy nghĩ ích kỷ của nhiều người, nói cho cùng con người là một quần thể, chúng ta không có cách nào yêu cầu tất cả mọi người đều chí công vô tư! Con người càng khát vọng về tiền bạc, thì người ích kỷ cũng càng nhiều! Nhưng tiền bạc thực sự không thể đong đếm một con người, nhưng chúng ta có thể quen biết một con người thông qua khát vọng của người ấy đối với tiền bạc.”

Tri thức

“Bố ơi, học tập thực sự quan trọng lắm ư?”

“Đương nhiên rồi, sao con lại hỏi thế?”

“Bạn lớp con nói học hành cho tốt để sau này thi vào đại học, để tương lai có được một công việc tốt, để kiếm thật nhiều tiền! Nhưng không phải bố đã từng nói với con rằng kiếm tiền không phải là mục tiêu duy nhất của đời người sao?”

“Ha ha, kiếm tiền đường nhiên không phải rồi.”

“Vậy thì học tập còn có ích gì chứ?”

“Thứ nhất, học tập là để tiếp thu tri thức, để mở mang kiến thức, để làm một con người có khả năng tư duy độc lập. Chỉ khi nắm được thật nhiều tri thức, mới có thể hiểu được thật nhiều đạo lý. Mới không bị tác động bởi nhiều vấn đề, mới không rơi vào trạng thái mơ hồ. Gặp phải vấn đề gì mới có thể có cách giải quyết và tự tin. Thứ hai, chúng ta học tập còn là để truyền đạt tri thức. Văn minh của loài người cần có sự kế thừa và truyền đạt TRI THỨC. Nhiệm vụ này cần những người được học hành như con hoàn thành.”

Yêu nước

“Bố ơi, cô giáo dạy chúng con phải yêu tổ quốc, nhưng thế nào mới là yêu tổ quốc?”

“Con trai, con có yêu nhà mình không?”

“Con yêu!”

“Thế con có vứt rác vừa bãi trong nhà không?”

“Không ạ!”

“Chúng ta đi trên đường, rác trong tay không vứt bừa bãi trên đường, mà vứt nó vào trong thùng rác, đó chính là yêu nước. Chúng ta bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ cây cỏ xung quanh, qua đường lớn đi trên đường dành cho người đi bộ, đó chính là yêu nước. Yêu nước không phải là hô khẩu hiệu, mà là làm tròn trách nhiệm của mình từ những việc nhỏ nhất. Làm tốt những việc mà mình nên làm, đó chính là YÊU NƯỚC. ”

-Nấm dịch-

Xem thêm:

Chủ đề chính: #cách_dạy_con

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn