Cao Lê Văn Thuận

Đọc sách cũng là một nghệ thuật

Đăng 6 năm trước

Việc đọc sách đã không còn mấy xa lạ đối với chúng ta nữa nhất là vào thời kì những giá trị xã hội thiết yếu, cốt lõi, những giá trị sống đích thực vẫn được bảo tồn và xác định một cách cụ thể thì việc đọc sách, việc khai thác mọi thông tin từ sách lại càng quan trọng hơn. Và làm thế nào để đọc sách có hiệu quả. Tất nhiên là có cách chứ vì đọc sách cũng là một nghệ thuật và mỗi cá thể trong chúng ta là một nghệ sĩ có quyền thể hiện, sáng tạo và chiêm nghiệm theo cách riêng mỗi người.

Đọc sách bằng trái tim

Đọc sách là đọc sản phẩm của tri thức, của những giá trị nhân văn sâu sắc được đúc kết, của những sáng tạo tinh túy từ bình dị, mộc mạc nhất đến xa hoa, tráng lệ nhất. Chính vì vậy khi thưởng thức một cuốn sách, bạn phải thả hồn mình vào sách để có thể cảm nhận rõ rệt nhất những thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Phải đọc bằng tâm, mở rộng trái tim mình để hòa nhập vào thế giới của nghệ thuật.    

Trái tim cùng nhịp đập của nó sẽ song hành trong từng câu, từng chữ giúp ta khắc sâu, nhớ lâu hơn những bài học thâm thúy, đôi khi có tính triết lý cao mà khó lòng ta hiểu được. Hãy đọc bằng trái tim bạn sẽ thấy hiệu quả hơn. Nó là sợi dây liên kết bạn với sách từ đó đưa bạn đến gần hơn những góc khuất, những khía cạnh khác nhau đa chiều chứ không phiến diện. Tâm và sách liên thông và trái tim sẽ dẫn lối giúp bạn khai phá ra những giá trị ý nghĩa ẩn chứa bên trong không chỉ đơn thuần là một mặt giấy có in nhiều con chữ.                                                      

Đọc ít nhưng “đầy” còn hơn đọc nhiều nhưng “rỗng”

Cách đọc sách rất đa dạng nhưng hãy lưu tâm bí kíp này. Hãy đọc ít thôi nhưng ta đọc một cách chiêm nghiệm, đọc để sau khi gặp cuốn sách lại ta không quên đi mà ta có thể khái quát nội dung, có đủ sự nắm bắt cần thiết, hiệuquả nhất để đưa ra những quan điểm đánh giá, bình luận về sách từ đó ta mới cóthể khai thác thông tin, sàn lọc thông tin làm giàu vốn sống, nguồn tri thức và tích lũy thêm kinh nghiệm. 

Đừng đọc quá nhiều để rồi ôm đồm một lượng kiến thức “khủng” và trí não bạn sẽ không thể tiếp nhận, xử lí và giải quyết chúng một cách nhanh chóng được. Bạn không những sẽ quên sạch sành sanh những kiến thức , bị rỗng đi những bài học mà bạn còn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hơn. Khi đó chính bạn đã tự tạo một rào cản cho bản thân mình. Vì thế hãy đọc ít thôi, đọc cho chắc, cho kĩ tránh hoa loa . Hãy đọc chậm và “tiêu hóa” sách từ từ để không phải bỏ lỡ bất kì nguồn kiến thức quan trọng nào nhé.

Tư duy và thái độ khi đọc

Đọc sách là ta đang trên hành trình tìm kiếm niềm vui, sự thư giãn, tìm kiếm nguồn tri thức vô tận từ đó cho ta có cái nhìn toàn diện hơn, sắc nét hơn về thế giới quan sinh động này. Để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như chứngminh cho mọi người thấy bạn đọc sách cũng là một nghệ thuật. 

Hãy có một tư duy đúng đắn, phù hợp, thông minh và sáng tạo nhất để thích ứng với từng đề tài mà sách cung cấp. Ví dụ bạn đọc sách về nghiên cứu khoa học bạn phải làm chủ tư duy rằng bạn đọc nhằm mục đích gì, nắm bắt và khai thác nó ra làm sao, vừa đọc vừa suy nghĩ để trong quá trình đọc bạn xây dựng cho mình một tiêu chuẩn nhất định về kết quả mà bạn sẽ thu được. Điều quan trọng tiếp theo là bạn phải có một thái độ chủ động, tự nghiêm khắc với bản thân mình trong việc đọc sách. Phải đọc với tư cách bạn là một người tìm tòi, luôn muốn khám phá, luôn muốn trải nghiệm bản thân dù có khó khăn như thế nào.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn