NP Minh Tan Im like a classic

Dũng khí của vĩ nhân biểu hiện như thế nào? (P1)

Đăng 7 năm trước

Từ xưa nay, trong lịch sử có vô vàn vĩ nhân tài năng xuất chúng, lưu danh muôn thuở. Là kiểu người vạn người có 1 với lối sống khác biệt, hùng cường không e sợ ngoại lực. Vậy giữa họ có những điểm chung gì?

Dũng khí của vĩ nhân được biểu hiện qua những tố chất này

1. Điềm đạm

Điềm đạm là đức tính "như như bất động", thản nhiên bình tĩnh, không để cho ngoại lực tác động đến tâm mình. Người điềm đạm làm chủ được chính mình, tâm tư tình cảm của mình.

Người có tố chất điềm đạm biết được chỗ cùng thông là thời, mạng và bất cứ ở vào hoàn cảnh nguy hiểm bậc nào cũng không e sợ, đó chính là dũng khí của vĩ nhân. Chữ "Dũng" của vĩ nhân nghĩa là chỗ cùng đích của điềm đạm.

Muốn lên chỗ cao, phải khởi sự từ thấp. Muốn được một tinh thần vững chãi, điềm nhiên, trước hết phải biết những nguyên nhân khiến lòng chao động, sợ hãi... Sợ, không phải là một chứng bệnh nan y. Phải được ý chí và kiên tâm thì làm gì cũng đạt ý nguyên.

2. Súc tích khí lực

Nguyên nhân đầu tiên khiến con người dễ dàng sợ hãi chính là: sức khỏe yếu.

Sức khỏe không phải là sức mạnh gân cốt. Có nhiều người to lớn vạm vỡ, nhất thời hùng dũng có thể vác cả trăm ký lô, vậy mà gặp chút nghịch cảnh là bủn rủn tay chân, chán chường khổ sở. Gân cốt mạnh bạo, nhưng khí lực rất kẻm cỏi sa sút.

Sức khỏe là ở nơi sự khéo léo của khí lực. Napoleon không phải người to lớn, nhưng đánh trận cả ngày không biết mệt, thức suốt đêm này qua đêm kia mà tinh thần vẫn minh mẫn hoạt bát. Sức làm việc phi thường, là nhờ vào súc tích khí lực.

Giữ gìn cho khí lực không tản mát, hư hao có thể luyện công phu dưỡng sinh, dưỡng khí. Cuộc sống là hoạt động, nhưng không phải náo động. Mỗi một cử động vô ích như la hét, cười cợt, ngả ngớn, nhảy nhót, nóng nảy, vụt chạc,... đều làm hư hao khí lực đáng kể. Vì nó chứng tỏ con người này không điềm tĩnh, không kiềm chế được bản thân.

Đừng khinh việc nhỏ, có việc nhỏ mới ra việc lớn. Phải biết kiềm chế bản thân, luyện tập chính mình vào khuôn khổ và kỷ luật. Cứ những việc nhỏ hằng ngày phải làm cho đúng, thì từ gió thành bão, từ sông suối thành cả biển hồ

3. Thái độ và cử chỉ

Xưa nay những vĩ nhân không để ai biết suy nghĩ thật sự của mình trừ phi đúng thời điểm. Muốn làm nên việc lớn cần phải biết để cho những cảm xúc buồn, vui, mừng, giận không bao giờ lộ rõ, mà biết tiết chế nó cho đúng mực.

Pascal từng nói: "Những kẻ có đạo mà không đi nhà thờ, không bao lâu sẽ không còn đức tin vào đạo mình nữa."

Đối với những ai muốn khắc chế bản thân, trước nhất gìn giữ kỹ lưỡng thái độ trầm tĩnh, rồi sự trầm tĩnh sẽ đến ngập lòng mình, không sai bao giờ.

Không để ai phải thương ai, tội nghiệp mình, khéo lợi dụng hoàn cảnh mà rèn luyện cử chỉ điềm tĩnh của mình. Những ai nhục mạ, làm phật lòng cũng không khiến mình khó chịu, nổi nóng. Đó chính là chỗ đỉnh cao của bản lĩnh vĩ đại.

4. Lễ độ

Người thô lỗ, bất kể là trong thái độ hay lời nói, là người còn sống trong thiên tính loài vật, chưa biết tự chủ.

Người thời xưa chú trọng lễ nghĩa là vì muốn gìn giữ sự kết giao thiệp giữa con người đừng xảy ra xô xát. Đời sống càng văn minh chừng nào thì lễ càng tinh khẩn và giản dị hơn chừng nấy.

Những vĩ nhân xưa, dù phẫn nộ trong lòng mức nào, nóng giận mức nào, cũng không bao giờ vô lễ hay nhục mạ với ai cả.

Tự chủ với nỗi sợ hãi của mình đã khó, tự chủ lòng tự tôn tự đại của mình còn khó khăn trắc trở hơn mức nào? Đó mới chính là đại dũng khí.

5. Phòng sự bất trắc

Vĩ nhân luôn luôn là những người biết lên kế hoạch, chương trình làm việc cho mỗi ngày. Để mỗi sáng thức dậy, họ không còn phải băn khoăn hôm nay làm gì. Làm như vậy thật không hề dễ dàng, họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, trong và ngoài: Tính lười biếng, cẩu thả, sự quyến rũ của việc bên ngoài, bạn bè người quen rủ rê...

Chuẩn bị trước luôn luôn là tiêu chí của những kẻ xuất chúng. Họ biết tiên liệu từ việc nhỏ đến lớn, từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, làm việc gì cũng đều tính toán chi li, kỹ lưỡng, nếu xét thấy không còn gì sai trái, họ tiến hành ngay.

Những vĩ nhân gìn giữ lời nói của mình như giữ gìn thân thể. Nếu buôn thả bản thân, họ biết một lúc nào đó chắc chắn sẽ mang họa. nhờ đó mà kẻ thù không bao giờ biết được thực sự họ nghĩ gì mà trở nên bối rối, hoang mang.

Thắng người là có sức. Thắng chính mình mới là mạnh.

Có thể bạn quan tâm: 

Chủ đề chính: #Vĩ_nhân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn