Mì tôm 5000 gói If it ain't broke, don't fix it

GotIt! Một Startup thành công của người Việt

Đăng 6 năm trước

Câu chuyện về GotIt! - một Startup của người Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy thành công luôn xuất hiện theo nhiều cách khác nhau

Trần Việt Hùng là người sáng lập nên GotIt!, anh đã xây dựng phiên bản đầu tiên của sản phẩm trong một vài tháng. Để rồi sau đó, anh nhận ra rằng chẳng có ai muốn sản phẩm mà cả nhóm của mình đã dày công tìm tòi, xây dựng. Dĩ nhiên, phải rất lâu sau đó, cả nhóm mới hiểu ra khách hàng của họ cần gì.

GotIt! - một ứng dụng giáo dục trên điện thoại

GotIt! là một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp. Hiện nay, ứng dụng này đang đứng thứ 8 trong Top 10 ứng dụng giáo dục được tải nhiều nhất trên Apple App Store tại Mỹ. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, sản phẩm hoàn chỉnh bạn nhìn thấy ngày hôm nay chính là kết tinh của hàng trăm lần thí nghiệm thất bại trước đó.

Các “gia sư” của GotIt! đến từ khắp mọi nơi trên thế giới trong đó tập trung phần lớn ở Philippines, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Âu, Mỹ… Mục đích của GotIt! là tận dụng khoảng thời gian 10 phút nhàn rỗi của các "chuyên gia" để giúp họ kiếm tiền thay vì uống cafe hay tán gẫu.

Câu chuyện về GotIt! là minh chứng cho việc lặp đi lặp lại một sản phẩm chính là con đường đáng tin cậy nhất để xây dựng một sản phẩm thành công. Điều này khá đúng với những gì mà Caitlin Kalinowski - người đứng đầu bộ phận phát triển sản phẩm tại Facebook’s Oculus đã nói: 

“Càng lặp đi lặp lại nhiều lần,sản phẩm sẽ càng tốt hơn. Ngược lại, nếu vòng lặp ít hơn thì sản phẩm sẽ tệ hơn. Đơn giản là vậy thôi.”

Hình thành ý tưởng từ những điều thực tế

Trước khi bắt đầu GotIt!, Hùng đã đạt được một số thành công với nền tảng tìm gia sư trực tuyến Tutor Universe. Anh có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về Khoa học máy tính của Đại học IOWA với chuyên ngành Khai thác dữ liệu và Phân tích dữ liệu lớn.Điều quan trọng nhất là vào mùa xuân năm 2011, anh đã có một ý tưởng. Bằng những hiểu biết sâu sắc của mình khi còn đi học, anh đã nhìn ra được một nhu cầu rất lớn trong cộng đồng.

Ai đi học chắc cũng từng biết, cuộc đời của những cô, cậu học sinh thường bị đánh giá bởi những gì họ thể hiện tại lớp học. Với phần lớn thời gian đi học, bọn trẻ phải mài nhũng đít quần trên ghế nhà trường để giải quyết hàng đống bài tập tại lớp. Đến khi hết tiết thì lại được giáo viên ưu ái giao thêm cho một mớ bài tập về nhà. Nếu nói không ngoa thì bài tập về nhà chính là thứ chi phối cảm xúc của các cô cậu học trò.

Và thông thường, môi trường học tập như thế khiến học sinh bị “mắc nghẹn”. Các bạn nhỏ cứ phải khổ sở giải quyết hàng tấn bài tập về nhà. Họ bị bài tập “quay như quay dế”, hết môn này đến môn khác. Thậm chí bọn trẻ còn phải thức đêm, thức hôm để tìm đáp án cho bài tập về nhà, dẫn đến một trạng thái lờ đờ, hết sức mệt mỏi vì thiếu ngủ.

Nắm bắt được nhu cầu của học sinh, Hùng đã phát triển một ứng dụng có thể giúp các em học sinh giảm bớt những áp lực. Với ứng dụng này, ngay khi các em học sinh có thắc mắc, hệ thống sẽ kết nối với những gia sư phù hợp để đưa ra câu trả lời. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng10 phút.

Phiên bản đầu tiên của sản phẩm này trông như phiên bản sớm của Quora trên hệ điều hành iOS. Chỉ đơn giản là một em học sinh lên mạng, tìm kiếm “chuyên gia giải bài tập về nhà” và sẽ nhận được thông báo khi có ai đó trả lời. Đây là một lối tương tác hiệu quả.

Dường như Hùng biết cách xây dựng giải pháp bởi vì anh có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn. Anh bắt đầu phiên bản sớm nhất của GotIt! theo cách tối ưu hóa vấn đề tìm kiếm giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trong hàng tá cái có sẵn. Tiếp nối sự phát triển nhanh chóng, GotIt! đã xây dựng phiên bản nguyên mẫu đầu tiên trong vòng 3 tháng. 

Vạn sự khởi đầu nan...

Phiên bản đầu tiên của GotIt! đã thất bại. Không ai muốn sử dụng những gì họ đã bỏ công xây dựng. Khi xây dựng một Startup, chúng ta không thể biết chính xác con đường dẫn đến thành công. Chúng ta rất dễ sa vào “giả định” - một sản phẩm hiệu quả ở nơi này sẽ hiệu quả ở nơi khác (ví dụ như trường hợp Quora thành công khi hướng đến người lớn trong khi GotIt! là hỗ trợ làm bài tập về nhà cho học sinh trung học). Nhưng thật không may, đây chỉ là một khả năng. Giả thuyết không phải là sự thay thế cho chân lý. Một giả thuyết có đi đôi với sự tự tin đi chăng nữa, cũng không thể thay thế việc chúng ta quan sát hành vi thực tế của người dùng. Để GotIt! trở nên thành công, các nhà sáng tạo cần phải hiểu người dùng nhiều hơn. Họ cần phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ xem người dùng biết gì và chưa biết gì. Với trường hợp của GotIt!, họ đã phải mặt đối mặt với những đối tượng họ nhắm tới - học sinh trung học Mỹ. Mỗi ngày vào lúc 3 giờ chiều, Hùng và nhóm của mình ngồi uống café ở Starbucks và trò chuyện với những học sinh vừa kết thúc giờ học. Họ quan sát những cô cậu học sinh. Họ hình dung ra đời sống học đường như thế nào. Và họ mua café cho đám trẻ để đổi lấy thử nghiệm phiên bản nguyên mẫu mới nhất. 

Một ngày kia ý tưởng đột phá xuất hiện....

Cuối cùng, họ đã học được một điều mới mẻ và có giá trị: “Có 3 hoạt động chi phối đời sống học sinh: Học tập. Ăn. Facebook”. Những hoạt động này là chìa khóa để có thể xây dựng nên một hình thức trải nghiệm có thể thu hút người dùng.

Nếu xét trong tất cả các khía cạnh, Quora có hệ thống câu hỏi và câu trả lời được thiết kế tốt nhất dành cho người lớn, chứ không phải là nơi tốt nhất cho các học sinh trung học vốn dĩ thuộc về mô hình tiêu thụ thông tin khác. 

Những Startups như Instagram, Facebook, Snapchat hay Twitter đã định hướng những người trẻ sử dụng và tương tác thông qua các cuộc trò chuyện và hình ảnh.

Những gì bạn đang mong ngóng, những cảm xúc không tự nhiên tìm đến. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi ngay khi bạn đăng một bức ảnh. Luôn luôn là như vậy. Việc khám phá ra khả năng này đòi hỏi sự hiểu biết về người dùng sâu sắc nếu muốn đi đến thành công. Bạn không thể xây dựng giải pháp tốt nhất nếu chỉ đi tìm kiếm chúng ở trên mạng. Quan trọng là bạn phải khám phá ra giải pháp tốt nhất chưa tồn tại.. 

Nếu bạn phát hiện ra nhiều điều trái ngược so với những suy nghĩ thông thường,thì bạn càng có nhiều cái nhìn sâu sắc hơn.

Hùng Trần, CTO của GotIt! cho biết “Ban đầu, chúng tôi đã có quá nhiều dữ liệu.” 

Chuyên môn của Hùng - một trong những yếu tố khiến anh trở thành một doanh nhân trẻ tài năng lại cũng chính là điểm yếu lớn nhất của anh. Với tấm bằng PhD trong tay, anh đã quá đào sâu vào dữ liệu và xem chúng là giải pháp cho sự không chắc chắn của sản phẩm.

Việc phân tích dữ liệu dĩ nhiên rất quan trọng. Tuy nhiên, quá nhiều kết quả sẽ làm chậm lại những hiểu biết thực sự. Đó là lý do tại sao trải nghiệm người dùng luôn vượt trội so với việc phân tích những dữ liệu trên màn hình. 

Hùng và nhóm của mình đã không thể tạo ra sự khác biệt cho đến khi họ hiểu rõ người dùng. Sự kết hợp quan trọng của dữ liệu và lối tương tác đồng cảm đã dần tạo nên phương pháp lặp lại cho sản phẩm hiện tại của GotIt!. 

Quy trình phát triển GotIt! nay đã hoàn thiện

“Mọi thứ đều theo 10 bước” - Hùng Trần, CTO của GotIt! cho biết mỗi sản phẩm của anh đều tuân thủ quy trình sau:

Bước 1: Phát hiện vấn đề 

Bước 2: Đề xuất ý tưởng, “nhặt lấy” 2 cái nổi trội hơn cả và tiếp nhận ý kiến phản hồi về chúng 

Bước 3: Chọn lấy ý tưởng riêng biệt, tiến hành hoạch định nó theo chức năng và các thông số phân tích/trải nghiệm khác nhau 

Bước 4: Ước lượng, đề ra các thông số công nghệ/cấu trúc công nghệ và cắt dòng 

Bước 5: Xây dựng/phát triển 

Bước 6: Thử nghiệm trong nội bộ 

Bước 7: Dùng thử trong toàn công ty để đi đến các báo cáo mẫu 

Bước 8: Tung bản beta nếu cần thiết, để được AppStore chấp thuận 

Bước 9: Tung ra thị trường

Bước 10: Chia sẻ, bổ sung nguồn và lập lại các bước trên :)

Ngày qua ngày, sự nhất quán của cả nhóm trong việc phát triển sản phẩm hoạt động chính xác như đồng hồ Thụy Sỹ vậy. Kể từ lần đầu tiên họ tung ra một sản phẩm bị lỗi vào 6 năm trước,tính đến thời điểm hiện tại, họ đã tiến hành 140 lần thí nghiệm. Điều này thể hiện sự nhất quán, chu đáo, đào sâu tìm tòi kiến thức để có thể tạo ra một sản phẩm thật sự. 

Công sức được đền đáp

Nhìn nhận sâu sắc → Vấn đề → Giải pháp → Mô hình kinh doanh → Quy mô

Xây dựng một sản phẩm thành công là chính là tốc độ bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình thông qua góc nhìn, các vấn đề cũng như trải nghiệm sản phẩm.Hầu hết các công ty mới khởi nghiệp đều không bao giờ đến được bước này.

Như GotIt! họ cũng phải mất đến 6 tháng thí nghiệm để cho mắt sản phẩm hoàn thiện theo như mong muốn của khách hàng. Trước đó, họ cũng đã dành 3 tháng đểxây dựng phiên bản đầu tiên của sản phẩm. Và thành công chỉ đến khi GotIt! có cái nhìn sâu sắc về thị trường chiến lược và vấn đề họ đang cố gắng giải quyết.

Họ bắt đầu với một ý tưởng. Họ nhận ra một số giả định cốt lõi là sai. Họ cố gắng nhiều hơn nhưng rồi cũng thất bại nhiều hơn. Nhờ những lần vấp ngã, họ tiến gần hơn đến điều thực tế. 

Thành công của GotIt! cho ta thấy chính nỗ lực cố gắng là con đường dẫn đến sự cải tiến. Và nó là cả một quá trình. Nó xảy ra chầm chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thành công phụ thuộc vào việc chúng ta có đầu hàng hay không. Đừng bao giờ bỏ cuộc vì một ngày nào đó, bạn sẽ gặt hái được điều gì đó thôi.

Mì tôm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn