Padudupa Niềm vui nhỏ góp dần thành niềm vui lớn

Khám phá 9 điều bí ẩn xảy ra trong cơ thể khi chúng ta chìm vào giấc ngủ

Đăng 6 năm trước

Bạn có bao giờ tò mò về những gì xảy ra trong cơ thể khi chúng ta đang chìm sâu vào trong giấc ngủ không?

Các cơ bắp của bạn trong trạng thái tê liệt

Khi bạn tiến vào trạng thái REM (Rapid Eye Movement - Mắt chuyển động nhanh), là lúc giấc ngủ sâu nhất, các cơ bắp ở chân tay bạn lúc này sẽ bị tê liệt hoàn toàn, không thể cử động hay di chuyển trong tạm thời. 

Ngoài ra, việc tê liệt chân tay này cũng xảy ra với "Rối loạn giấc ngủ" - diễn ra từ vài giây đến vài phút tùy từng người vào thời điểm bạn thức dậy sau một giấc ngủ nghỉ ngơi. Cảm giác tê liệt đáng sợ này sẽ dễ dàng cảm nhận hơn khi thức dậy với những ai bị chứng ngủ rũ.- Là hiện tượng não bộ không thể kiểm soát việc đi ngủ một cách bình thường, bạn sẽ dễ dàng ngủ mà không hề báo trước kèm theo hiện tượng các cơ bị tê liệt trong một khoảng thời gian ngắn.

Mắt chuyển động liên tục

Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều để giữ cho cơ thể và não của bạn khỏe mạnh và thư giãn. Có năm giai đoạn của giấc ngủ; giai đoạn sau sẽ ngủ sâu hơn giai đoạn trước và sau khi diễn ra hết cả năm giai đoạn thì chu kỳ lại được lặp lại. Giai đoạn cuối cùng (REM - Rapid Eye Movement) là giai đoạn có các hoạt động tích cực nhất, diễn ra khoảng 60-90 phút sau khi bạn ngủ. Ở giai đoạn này, mắt bạn di chuyển với tốc độ nhanh nhất và liên tục. Tất nhiên là bạn sẽ không nhận thức được điều này đâu vì lúc này bạn đang chìm vào trong những giấc mơ rồi.

Hóc môn tăng trưởng được giải phóng

Hoóc môn HGH, được biết đến là hoocmon tăng trưởng của con người, có trách nhiệm trong việc tái tạo xương, cơ và mô của cơ thể. Khi bạn ngủ, các hóc môn này được sản sinh và kích hoạt khắp cơ thể bạn. Nó góp phần vào việc chữa lành vết thương và tái tạo tế bào. 

Khi chúng ta còn trẻ, hoocmon này kích thích sự phát triển và có nhiều tác dụng khác trên cơ thể. Vì lý do này, người ta thường nói rằng chúng ta phát triển chiều cao khi đi ngủ. 

Cổ họng hẹp hơn

Khi bạn ngủ, các cơ ở họng sẽ mở ra thả lỏng, và điều này khiến cho kích cỡ cổ họng giảm xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ngáy khi bạn ngủ say. 

Mặc dù có những yếu tố tác động khác, chẳng hạn như tắc nghẽn mũi, thì việc cổ họng bị thu hẹp có liên quan mật thiết đến những âm thanh lạ, gây phiền nhiễu mà một số người phát ra khi họ ngủ.

Nghiến răng ken két khi ngủ

Hiện tượng này được gọi là bruxism (Dịch nôm na là thói quen nghiến răng khi đi ngủ - the involuntary or habitual grinding of the teeth, typically during sleep.). 

Nó không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng một số người có thể thức dậy với việc đau hàm trên sau khi nghiến răng cật lực cả đêm hôm trước. Bruxism có thể là do việc sai hình thái xương hàm, có một sự không thẳng hàng trong cấu trúc xương hàm và răng nhưng nó cũng có xảy ra do tác động tâm lý, đó là một cách để giải phóng những cảm xúc, căng thẳng tích tụ trong ngày. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được tại sao một số người không bao giờ trải nghiệm nó, trong khi những người khác thì thường xuyên chào ngày mới với một hàm răng nứt và đau hàm.

Cơ thể kích thích tình dục tự phát

Cả đàn ông và phụ nữ đều xảy ra hiện tượng kích thích tình dục trong khi ngủ. Hiện tượng này là do sự hoạt động tích cực của não bộ ở giai đoạn REM - Chuyển động mắt nhanh, lúc này do hoạt động nhiều, não của bạn cần nhiều oxy hơn, và vì vậy máu sẽ chảy nhanh để cung cấp nhiều ô xi cho não. Việc tăng tốc độ bơm và lưu thông máu khắp cơ thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan, cả những cơ quan nhạy cảm nhất, dẫn đến việc kích hoạt các kích thích tố giới tính. 

Não của bạn giải phóng những thông tin tích lũy và tạo thành những giấc mơ

Cách hình thành những giấc mơ đến giờ vẫn là một bí ẩn khoa học. Nhưng chúng ta cũng đã khám phá được rằng, bộ não xây dựng những giấc mơ từ những ký ức hiện diện trong cuộc sống hằng ngày với những vật chất trong tiềm thức của chúng ta. Dễ hiểu hơn thì đó là những trải nghiệm diễn ra trong thời gian gần kết hợp với những thông tin mà chúng ta đã lưu giữ trong nhiều năm như ký ức, chấn thương, cảm xúc,... tạo ra những giấc mơ huyền bí, thậm chí là cực kỳ phi lý và lộn xộn mà nhiều người có được. 

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được lý do tại sao não bộ lại chỉ lựa chọn một số địa điểm nhất định cho giấc mơ buổi đêm cũng như tại sao lại lựa chọn những ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh quan hoặc người xuất hiện trong giấc mơ là như thế này chứ không phải như thế kia. Dễ thấy rằng, dù đã có những tiến bộ vượt bậc của khoa học, giấc mơ vẫn là một câu đố lớn chưa được giải quyết.

Bạn có thể nghe thấy những tiếng nổ lớn

Hội chứng "nổ trong đầu" là một hiện tượng rất hiếm gặp. Nếu nó xảy ra với bạn, bạn sẽ cảm thấy như một vụ nổ lớn đã làm bạn thức dậy, và bạn có thể trải nghiệm cảm giác sợ hãi và lo lắng tột độ là như thế nào trong khi thực tế lại không có chuyện gì xảy ra cả. 

Những người bị hội chứng này cảm thấy đầu của họ đã "phát nổ" hoặc họ nghĩ rằng họ đã nghe thấy một âm thanh lớn, giống như là tiếng súng. Hội chứng này không gây ra đau đớn cho cơ thể nhưng nó lại tác động về mặt tâm lý khá nghiêm trọng. 

Não bộ tự thải độc và phục hồi

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester đã phát hiện ra rằng trong khi bạn ngủ, não bộ sẽ làm sạch chất thải tích tụ trong ngày. Cơ chế được kích hoạt khi chúng ta ngủ được gọi là hệ thống glymphatic, cho phép não của bạn loại bỏ thông tin vô dụng, tích lũy những thứ mà nó coi là quan trọng và xâu chuỗi, làm mới những kết nối thông tin đó với nhau.

Các bài viết của cùng tác giả nhé!

Chủ đề chính: #bí_ẩn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn