Nguyễn Thị Nga

Khám phá những món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Đăng 8 năm trước

Với những món ăn truyền thống đơn giản và dễ làm này bạn cũng trổ tài và quây quần với gia đình trong mâm cơm ngày Tết càng làm cho không khí Tết ấm áp vô cùng.

Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương... Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai... 

Các món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc gồm

1. Măng khô hầm xương

Nguyên liệu chính cho món măng khô hầm xương như sau:

  • - 200g măng khô, hoặc măng lưỡi lợn
  • - 400g xương lợn có lẫn xương và thịt
  • - Nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu
  • - Hành lá và rau mùi thái nhỏ
  • - Hành hương.
  • Tuy đây là một món ăn khá kỳ công và mất nhiều thời gian nhưng sẽ là món ăn ngon ngày tết thêm phần thi vị cho bữa cơm gia đình bạn trong những ngày tết.

2. Chè kho: Chè kho là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội.

Món chè kho được làm từ đỗ xanh đã được đồ lên, rồi cho đường, dùng chiếc đũa cái to đảo thật đều tới khi những hạt đỗ như nát ra, láng mịn. Chè kho ăn khi nguội, dùng dao sắn từng miếng nho nhỏ đôi ba ngón tay, vừa ăn, vừa nhấp môi với chè xanh thì sẽ thấy vị ngọt thơm dìu dịu lan tỏa rất dễ chịu.

3Dưa món, hành muối: trong phong tục Tết của người miền bắc thường có câu '' thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ''.

Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu.... được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Đĩa dưa món không thể thiếu khi ăn kèm bánh tét. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.

4. Thịt đông: những miếng thịt mềm nhừ hòa quyện với nấm, mộc nhĩ… là một nét đặc biệt trong ẩm thực miền Bắc

Thịt Đông là một trong những món ăn đặc biệt dành cho ngày tết tại Việt Nam.Món ăn này có thể làm từ thịt vịt, gà hoặc từ mũi & tai heo. Tuy nhiên các bạn nên sử dụng nguyên liệu là: Mũi & tai heo để làm vì có độ đông tốt ăn sẽ không bị ngán.
Thịt đông (Món mặn) sẽ là một điều kiện để cả gia đình bạn quây quần bên nhau trong ngày tết nguyên đán đang rất gần kề.
Nguyên liệu:
– Mọc nhĩ: 20 g

– Nấm hương 20g

– Nước mắm, hạt nêm, gia vị, mì chính, hạt tiêu

– Tai lợn: 2 chiếc

– Mũi lợn: 1 chiếc

5. Giò thủ: được làm từ thủ của con lợn và mộc nhĩ

6. Miến măng gà: Bát miến nóng hổi với vị ngọt thơm của nước dùng luộc từ gà thêm thịt gà và sợi miến dai là món thường hết đầu tiên trong mâm cỗ.

7Nem rán: nhắc đến hà nội là người ta thường nhắc ngay đến món nem rán

8. Rau thập cẩm xào thịt bò: Bên cạnh thịt gà, thịt vịt, bánh trứng… mâm cỗ ngày tết không thể thiếu đi các món rau xào. Tuy nhiên, nếu chỉ xào rau chay, có vẻ hơi ‘nhạt’, bạn có thể cho thêm thịt như món thịt bò xào hoa lơ.

Với những món ăn truyền thống đơn giản và dễ làm này bạn cũng trổ tài và quây quần với gia đình trong mâm cơm ngày Tết càng làm cho không khí Tết ấm áp vô cùng.

Chủ đề chính: #ngày_tết

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn