Mì tôm 5000 gói If it ain't broke, don't fix it

Kịch bản nào sẽ xảy ra khi Triều Tiên tấn công Hàn Quốc ?

Đăng 6 năm trước

Triều Tiên hay Hàn Quốc, ai sẽ là kẻ thắng cuộc nếu chiến tranh xảy ra?

Thế giới này chưa bao giờ ngừng xung đột.

Trong giai đoạn hiện nay, những cuộc xung đột lẻ tẻ vẫn thường xuyên diễn ra. Ethiopia tấn công Somalia vào năm 2006 để ngăn chặn các phần tử khủng bố Hồi giáo. Cũng trong năm đó, Israel tấn công Lebanon để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức Hezbollah. Mỹ tấn công Iraq vì cho rằng quốc gia này đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác như Ấn Độ với Pakistan, Iran với Ả Rập Xê Út, hoặc Trung Quốc với tất cả các nước láng giềng. Tuy nhiên, những xung đột ấy vẫn chưa là gì khi so với hai miền Triều Tiên. Với 70 năm thù hận, Hàn Quốc- Triều Tiên chưa bao giờ thật sự hòa bình, giữa hai miền chỉ đạt được thỏa hiệp ngừng bắn – tuy nhiên, Triều Tiên đã rút khỏi thỏa hiệp này vào năm 2013.

Chiến tranh Triều Tiên, thảm họa cho cả hai bên

Điều quan trọng cần lưu ý là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chính là thảm hoạ cho cả hai bên, điều này đã kiềm chế cả hai không tái chiến cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên đối với Triều Tiên, cuộc chiến tranh này có ý nghĩa rất quan trọng, đó chính là khởi nguồn cho sự thúc đẩy chính sách quân sự của Triều Tiên và khiến người dân Triều Tiên luôn ủng hộ chế độ bởi sự thù hằn đối với Mỹ và Hàn Quốc.

“Trong khoảng thời gian ba năm hoặc hơn, chiến tranh đã tiêu diệt 20% dân số”, Cựu Tư lệnh Chiến lược Không lực Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, Curtis LeMay đã nhận định điều này vào năm 1984 .

Dean Rusk,một thư ký của Mỹ dưới quyền Tổng thống Kennedy và Johnson, cho rằng Mỹ đã đánh bom "…tất cả mọi thứ biết chuyển động ở Bắc Triều Tiên…". Có thể nói, chiến tranh là một dấu ăn khó phai mờ trong ký ức người dân Triều Tiên.

Cả hai quốc gia đều có sức mạnh quân sự đáng kể. Hàn Quốc có một trong những quốc gia có quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới, với 3,5 triệu quân. Trong khi đó, Triều Tiên có 5 triệu quân cùng với 5 triệu lính dự bị, điều này có thể giúp họ kéo dài cuộc chiến. Chính sách “Tiên quân trị” của Triều Tiên có nghĩa là Quân đội Nhân dân Triều Tiên được ưu tiên so với các vấn đề khác của đất nước và nguồn lực quốc gia sẽ được phân bổ cho quân đội đầu tiên. Hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc (có thời hạn 10 năm) cũng đồng nghĩa với việc hầu hết người dân Triều Tiên đều có khả năng tham gia phục vụ chiến trường. 

Ngoài ra Triều Tiên đầu tư rất nhiều vào các loại hình quân sự đặc biệt, bao gồm vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên về mặt liên minh quân sự, phía Triều Tiên gặp khá nhiều trở ngại. 

Trong quá khứ, phía Triều Tiên đã bị tướng Douglas MacArthur đẩy lùi tới sông Yalu. Chỉ sau khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến với quân lực hùng hậu, phía Triều Tiên mới đủ khả năng tiến hành các cuộc phản công. Sự can thiệp của Trung Quốc vào Triều Tiên là điều dễ hiểu. Trên thực tế, mối quan tâm lớn nhất hiện nay của Trung Quốc chính là biến Triều Tiên thành một vùng đệm, có vẻ giới cầm quyền Trung Quốc cần một ranh giới an toàn với Hàn Quốc – đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực.

Trong khi đó, Hàn Quốc duy trì một liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiện tại, Mỹ có 30.000 quân đóng tại Hàn Quốc, 3.800 ở Nhật Bản, và 5.700 ở Guam, kèm theo đó là lực lượng không quân và hải quân hùng hậu.

Triều Tiên sẽ tấn công phủ đầu Hàn Quốc ?

Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, điều này sẽ đem lại lợi thế nhất định cho họ trong một vài ngày. Triều Tiên sẽ mở màn cuộc chiến bằng pháo kích và tên lửa từ các vị trí trên các dãy núi phía Bắc dọc theo biên giới. Đừng quên rằng,Triều Tiên có lực lượng pháo binh hùng hậu nhất thế giới. Phần lớn các lực lượng này đang ở biên giới, số còn lại tập trung tại Bình Nhưỡng. Nhiều khả năng, thủ đô Seoul của Hàn Quốc (cách biên giới 56km) sẽ chính là mục tiêu đầu tiên bị dọn dẹp sạch sẽ khi cuộc chiến nổ ra. 

Lực lượng pháo binh của Triều Tiên được bố trí bí mật trên núi, do đó, sẽ có rất ít thông tin về một cuộc tấn công, ngoài ra, các lực lượng không quân Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn khi thâm nhập vào không phận Triều Tiên vì hệ thống phòng không của Triều Tiên rất dày đặc, hoạt động của không quân sẽ gặp phải nhiều trở ngại. 

Trên bộ, các lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên sẽ đột nhập vào Hàn Quốc bằng tàu ngầm dọc theo cả hai bờ biển và thông qua các đường hầm được đào dưới khu vực DMZ. Các báo cáo gần đây cho thấy, lực lượng này sẽ sử dụng các chiến dịch đặc biệt để gây ra các cuộc tấn công hóa học và bom bẩn vào Hàn Quốc. 

Ngoài ra, Triều Tiên sẽ kích hoạt các đặc vụ chìm ở Hàn Quốc để chỉ đường cho pháo binh và tên lửa công kích vào các mục tiêu quan trọng. Theo tình báo Hàn Quốc ước tính có tới 200.000 nhân viên đặc biệt như thế này trong quân đội Triều Tiên. 

Kẻ thắng cuộc

Ngay sau khi ưu thế ban đầu dần mất đi, không quân Mỹ sẽ mở màn cuộc phản công. Ngay khi phá huỷ hệ thống phòng thủ trên không của Triều Tiên, Mỹ sẽ cố gắng tiêu diệt hệ thống pháo binh và tên lửa; tiêu diệt các đơn vị chỉ huy và kiểm soát miền Bắc.Sau đó, lực lượng không quân sẽ nhắm đến các mục tiêu cơ sở hạ tầng như cầu và đường bộ; đặc biệt là đường cao tốc thống nhất nối liền thủ đô Bình Nhưỡng với biên giới, khiến cho lực lượng quân đội Triều Tiên không thể di chuyển một cách hiệu quả 

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Triều Tiên có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân hay không. Ước tính Triều Tiên có tới 8 vũ khí và tên lửa đạn đạo có đủ khả năng tiếp cận các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc tại bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, và Guam. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa thể khẳng định rằng Triều Tiên đã từng thành công trong việc sử dụng tên lửa hạt nhân. Mặt khác, nếu Triều Tiên sử dụng khí hạt nhân, cuộc trả đũa hạt nhân từ Mỹ sẽ khiến quốc gia này chịu tổn thất nặng nề. 

Cuối cùng, cho dù Triều Tiên đạt được một số thành công ban đầu, lợi thế này sẽ không thể kéo dài. Mỹ sẽ nhanh chóng thiết lập ưu thế trên không. Ngay khi, ưu thế về pháo binh và tên lửa của Triều Tiên bị loại ra khỏi cuộc chiến, liên quân Mỹ - Hàn Quốc sẽ nhanh chóng áp đảo quân đội Triều Tiên và kết thúc cuộc chiến. 

Khi cuộc chiến kết thúc, phần khó khăn nhất chính là thống nhất hai miền và chăm sóc thường dân Triều Tiên. Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc có thể vẫn sẽ muốn tiếp tục kiềm hãm chính quyền Triều Tiên thay vì tạo dựng một chính quyền mới. Báo cáo nghiên cứu của RAND năm 2013 ước tính chi phí hợp nhất hai miền Triều Tiên có thể lên tới 20.000 tỷ USD. Số tiền này không chỉ để chi trả cho chiến phí, mà còn chi trả cho lương thực để nuôi sống người dân Triều Tiên và khôi phục lại toàn bộ cơ sở hạ tầng mà chính quyền Kim đã bỏ rơi trong suốt hơn 60 năm qua. Tướng Marks tin rằng Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn sẽ tiếp tục sử dụng những cuộc tấn công ngắn ngủi, kín đáo.

Mì tôm

Theo Bussiness Insider

Chủ đề chính: #triều_tiên

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn