Niel Trang

Lý do dân mạng Việt Nam bị ghét trên Facebook.

Đăng 8 năm trước

Facebook là trang mạng rất phổ biến hiện nay. Không chỉ là nơi giao lưu kết bạn ở khắp nơi, liên hệ với bạn bè đồng nghiệp, Facebook còn là nơi xảy ra những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến mọi người.

Việt Nam sở hữu số lượng tài khoản Facebook vô cùng đông đảo trên thế giới. Facebook là nơi giúp mọi người liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp, cũng là nơi cập nhật thông tin trong và ngoài nước vô cùng nhanh chóng. Vì thế, Facebook rất được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng bên cạnh những tối ưu trên, một số người dùng Facebook ở Việt Nam còn thể hiện những hành động khiến mọi người rất khó chịu và để lại ấn tượng xấu trong con mắt của bạn bè quốc tế.

"Điểm danh", hành động gây khó chịu nhất trên Facebook.

Có thể nói, đây là một hành động không mang lại lợi ích và tác động chủ quan tới mọi người. Đơn giản, đây chỉ là hành động vô bổ của những cư dân mạng "rảnh rỗi sinh nông nổi". Nghiễm nhiên, hàn hdodojng đó được lan truyền một cách chóng mặt và trở thành trào lưu. Kể cả mọi vấn đề trong năm, mọi sự kiện "hot" cũng được các bạn trẻ cập nhật nhằm mục đích câu like và được quan tâm và hưởng ứng bởi những người "rảnh rỗi" giống họ.

Đánh giá/chê bai người khác ngay trên chính trang cá nhân của họ.

Có thể nói, đây là hành động mang tính vĩ mô nhất bởi nó không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn lan rộng ra Facebook của các quốc gia khác. Khi trên Facebook xuất hiện một cô gái/chàng trai với vẻ ngoài không ưa nhìn một chút, ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý. Nhiều cư dân mạng không tiếc lời chê bai người đó. Tiêu biểu như hình ảnh cô gái chuyển giới Thái Lan với vẻ ngoài "xấu lạ", cư dân mạng Việt Nam nhanh chóng truyền tay nhau và hết lời chê bai cô gái đó. Nhiều người còn "lần" tìm Facebook cá nhân của cô gái và để lại nhữnng bình luận ác ý.

Có thể thấy, trên trang cá nhân của cô gái người Thái Lan đó có vô vàn những bình luận tiêu cực của các bạn trẻ Việt Nam. Các cư dân mạng làm như thế không những bản thân không được lợi ích gì, mà nhìn với con mắt của người ngoài thì hành động đó vô cùng đáng chê trách. Ai cũng có quyền chia sẻ những suy nghĩ cá nhân và hình ảnh hàng ngày của họ lên Facebook, và hành động đó không đáng để nhận lại những bình luận tiêu cực như thế.

"Anh hùng bàn phím" theo phong trào.

Có thể nói đây là vấn đề nhức nhối của các bạn trẻ hiện giờ khi sử dụng Facebook. Facebook là nơi mọi người có quyền chia sẻ những cảm xúc và trạng thái cá nhân, nhưng đừng hành động thái quá theo phong trào để dẫn tới những hậu quả đáng xấu hổ.

Vừa qua, nhiều cư dân mạng Việt Nam còn rảnh rỗi tới mức "lần" được Facebook cá nhân của kẻ được cho rằng là thành viên của tổ chức khủng bố IS với mục đích khiêu khích chúng tới tấn công Việt Nam. Đây là một hành động vô cùng "khó chịu" không chỉ với cộng đồng người Việt mà đối với cả những người bạn ngoại quốc. Hành động đó trở thành phong trào và được nhiều người hưởng ứng, cứ nghĩ rằng "mình đông thì không sao" nhưng bên cạnh đó cũng để lại những tai tiếng tiêu cực không nên có.

1000 like cho anh ấy/chị ấy sống lại.

Vừa qua, từ sau vụ việc chàng ca sỹ Wanbi Tuấn Anh qua đời năm 2013, cộng đồng mạng đã rộ lên một trào lưu mới: "1000 like cho anh ấy sống lại" gây khó chịu và nực cười đối với mọi người. ai cũng biết sẽ chẳng thể nào có chuyện "cải tử hoàn sinh" ấy nhưng vẫn tham gia vào cuộc chơi như để giải trí. Những hành động như thế không chỉ biến bản thân trở nên "rảnh rỗi" quá đà, mà hình ảnh của những nghệ sỹ quá cố ấy trở nên xấu đi.

Chủ đề chính: #Facebook

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn