Trân Tanny

Một số nguồn gốc và tập tục các ngày Lễ, Tết của người Hoa

Đăng 7 năm trước

Nhân ngày Lễ Vu lan và các ngày lễ sắp tới, xin được giới thiệu tới mọi người về nguồn gốc và ý nghĩa hình thành nên các tập tục của các ngày lễ, tết theo quan niệm của người Hoa

Lễ Vu lan và tục cúng Rằm tháng 7

Lễ Vu lan được bắt đầu từ sự tích về tấm lòng đại hiếu thảo của Đức Đại Mục Kiền Liên - một trong những đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Sau khi chứng quả A La Hán, ngài ngậm ngùi nhớ về người mẹ đã mất của mình, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống khắp các cõi mà tìm thì thấy mẹ mình là bà Thanh Đề vì khi còn sống trên nhân gian đã gây ra không ít nghiệp ác mà đã bị đày vào kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục A Tì, thân hình tiều tụy do đói không được ăn, khát không được uống và bị hành hạ ngày đêm. Qúa đau đớn xót xa, Ngài liền vận dụng phép thần thông tức tốc đến chổ mẹ mình dâng cơm, nhưng lạ thay, cơm tới miệng thì đều biến thành lửa đỏ, không sao ăn được. Ngài vội vàng tìm tới Đức Phật, Phật cho Mục Kiền Liên biết rằng vì tội nghiệt của mẹ ngài quá nặng nên mới bị hành hạ khổ sở như thế, và dù ngài có thần thông tới đâu, tấm lòng hiếu thảo của ngài có cảm động trời đất tới đâu cũng không thể một mình cứu mẹ ngài thoát cơn đày đọa được. Vậy nên ngài phải nhờ tới chư tăng khắp các nẻo cùng nhau hiệp lực cầu xin cứu rỗi mới được và ngày mười lăm tháng bảy chính là ngày tốt để ngài thực hiện việc này. Hãy sắm sửa trai đàn vào ngày này. Mục Kiền Liên làm đúng với những gì Phật dạy và quả nhiên vong mẫu của ngài lập tức thoát khỏi kiếp ngạ quỷ đau đớn và sanh vể cõi lành. Do nên mới có Lễ Vu lan, chính là ngày mà những người sống ở cõi dương gian cầu trì cho những vong hồn của người nhà mình đã khuất được thoát khỏi đau buồn và sanh về cõi lành. 

Ngày Rằm tháng 7 được coi là Lễ Vu lan báo hiếu, tuy nhiên đây không phải là ngày lễ cúng cô hồn. Đây chỉ là hai lễ cúng được cử hành trong một ngày. 

Tích của lễ cúng cô hồn đại khái như sau: Theo " Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Qủy Đà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà với một con quỷ miệng lửa cũng gọi là quỷ mặt cháy. Có một buổi tối, khi A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Qủy cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ nhả ra lửa như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho cách thoát khỏi khổ đồ, quỷ đói nói: Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên. A Nan bèn đem chuyện bạch với Đức Phật, Phật bèn đặt cho bài chú " Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Qủy Đà La Ni", đem trì tụng trong lễ cúng sẽ được thêm phước đức. Điều này góp phần xác nhận cho nguồn gốc lễ cúng cô hồn. Phóng diệm khẩu với nghĩa gốc là " tha quỷ miệng lửa" về sau được hiểu thánh rộng ra là thành " tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy ngày ngay nay mới có câu: Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân. 

Lễ Tết Trung thu

Tết Trung thu được gắn liền với câu chuyện cổ tích Hằng Nga - Hậu Nghệ. Hậu Nghệ vốn là người bất tử, còn Hằng Nga là tiên nữ sông nơi thiên đình và hầu hạ Tây Vương Mẫu. Cả hai là vợ chồng và sống rất hạnh phúc. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử tài giỏi của Hậu Nghệ đã khiến cho một số vị thần tiên khác ganh ghét, họ tìm cách vu oan một tội lỗi tày đình cho Hâu Nghệ trước mặt vua Nghiêu. Từ đó hai vợ chồng bị đuổi khỏi hoàng cung và sống cuộc đời thường dân và cuộc sống làm lụng, săn bắn đã khiến Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. 

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại và thay phiên nhau chiếu sáng một ngày. Tuy nhiên, ngày kia tai họa ập tới khi 10 mặt trời cùng lúc xuất hiện và thiêu chết gần hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh đó, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời và chỉ chừa lại một chiếu sáng mà thôi. Hậu Nghệ đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng. Để đáp lại, vua Nghiêu cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng " tạm thời không được uống cái này vào,hãy bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đ1o mới được uống". Hậu Nghệ làm theo, chàng cất viên thuốc trong một cái tùi tr6en nóc nhà và bắt đầu rèn luyện. Được khoảng nữa năm, vua Nghiêu mời Hậu Nghệ đến kinh thành một chuyến. Hằng Nga ở nhà, nghe lời xúi giục rằng chồng mình đã thay đổi nên khi phát hiện ra viên tiên dược lại cứ tưởng là độc dược nên quyết định uống nó quyên sinh. Cùng lúc Hậu Nghệ vừa về tới nhưng đã quá muộn, Hằng Nga đã bắt đầu bay lên trời. Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ liền đuổi theo Hằng Nga, nhưng đi đến được nửa đường thì bị cản lại. Khi Hằng Nga bay đến mặt trăng, bổng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Từ đó, nàng vĩnh viễn ở lại mặt trăng, không quay lại được. Nàng còn ngờ những chú thỏ ở mặt trăng ngày đêm tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng có thể sớm quay trở lại với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng. Hậu Nghệ ở dương gian cũng ngày đêm mong nhớ vợ mình nên cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là Dương, Hằng Nga cũng xây một lâu đài ở mặt trăng và đặt tên là Âm. Vào ngày rắm tháng 8 hàng năm, hai lâu đài này sẽ chiếu sáng cho nhau và hai vợ chồng cũng sẽ được nhìn thấy nhau cho thỏa lòng mong nhớ, vậy nên vào ngày này, mặt trăng sẽ đặc biệt tròn hơn, sáng hơn như Hằng Nga đang cố gắng nhìn thấy chồng mình ở phía xa kia vậy. 

Tập tục treo câu đồi đỏ vào ngày Tết Nguyên Đán

Tập tục treo câu đối đỏ ngày Tết được dân gian lưu truyền bằng câu chuyện sau đây: Vua Thái tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương sau khi định đô ở Nam kinh, trong một tối 23 Tết đã có chuyến vi hành đến một vùng thôn trang nọ. Ông đi dạo khắp nơi, thấy nhà nhà ấm no, an cư hạnh phúc, đàn bà thì ngồi thêu thùa cùng nhau, đàn ông thì tụ tập chơi cờ uống trà, trẻ con thì chạy nhảy tung tăng, trong không khí xuân vô cùng vui vẻ. Chu Nguyên Chương đi dạo một lúc thì đến cuối thôn, phát hiện ra một ngôi nhà vẫn đang làm việc hết sức bận rộn, ông bước vào nhà thì phát hiện ra đó là nhà một người hoạn lợn, nhà cửa nghèo nàn, rách nát không có thứ gì đáng quý cả. Thấy vậy ông liền sai người cho gia đình họ ít tiền, trong lúc cao hứng, ông nảy ra muốn viết tặng họ một câu đối chữ treo trước nhà coi như vật trang trí nhà cửa đón xuân. Viết xong, ông ra về với tâm trạng cực kỳ phấn khởi. Đi ngang qua chổ những người đàn ông trong thôn trang đang ngồi chơi cờ, uống trà ông bổng dừng lại khi thoáng nghe những người dân này đang bàn chuyện về ông và hoàng hậu. Họ cười nói rôm rả chê bai gốc tích của hai vợ chồng là thuần nông, không có cốt cách hoàng tộc, họ còn cười nhạo hoàng hậu là người đàn bà chân to (ở Trung Quốc, phụ nữ có bàn chân càng nhỏ càng chứng minh mình xuất thân trong dòng tộc cao quý, chỉ có chân của những người làm nông lam lũ mới to). Chu Nguyên Chương lắng nghe xong thì tức giận tím mặt. Ông sai thuộc hạ của mình dò la xem nhà nào nếu không tham gia vào câu chuyện lúc nãy thì dán một đôi giấy đỏ trước cửa nhà làm dấu hiệu, còn nhà nào có tham gia thì không được dán, sau đó giữa khuya ông sai người đến thôn trang thiêu rụi những ngôi nhà không có dán giấy đỏ trước cửa. Chính vì vậy, về sau này dân chúng lo sợ chuyện cũ nên nhà nào trong mấy ngày Tết cũng đều dán một đôi giấy đỏ hoặc câu đối trước cửa nhà. Về sau, câu chuyện này dần bị coi chỉ là truyền thuyết lưu truyền trong dân gian thì tập tục dán câu đối đỏ vẫn rất thịnh hành cho đến tận bây giờ.

Chủ đề chính: #nguồn_gốc_các_ngày_lễ_tết

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn