Thanh Lam

Nạn buôn người xuyên biên giới Việt - Trung, câu chuyện sau đó...

Đăng 6 năm trước

Ở các vùng hẻo lánh phía Bắc Việt Nam, các trẻ em gái đang dần biến mất.

Theo Tổ chức Cứu trợ Quốc tế Plan International, tình trạng trên đã diễn ra lâu nay nhưng đặc biệt những năm trở lại đây đang ngày càng trở nên đáng báo động. 

Đường lối thắt chặt chính sách dân số của Trung Quốc, mỗi gia đình chỉ sinh 1 con, trong những thập kỷ gần đây khiến cho người dân tìm mọi cách để sinh được con trai. Sự mất cân bằng giới tính của quốc gia này đang ảnh hưởng đến không chỉ người dân nước họ.

Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam , chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra hơn 300 vụ bắt cóc trẻ em gái. Trong khi Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ Trẻ em (Child Helpline Việt Nam) đã nhận được thông báo về hơn 8000 trường hợp xảy ra các vùng biên giới phía Bắc, chỉ trong vòng 3 năm từ 2014 đến 2017

Bà Do, 65 tuổi được chẩnđoán mắc bệnh hiểm nghèo. Ước muốn của bà trước khi chết là được gặp lại Mị,con gái bà, bị mất tích đến nay đã 2 năm. 

Trong cái ngày định mệnhấy, Mị đang chạy chơi loanh quanh ở một khu chợ. Tất cả những gì bà Do và cácthành viên khác trong gia đình nhớ được chỉ là hình ảnh hai người đàn ông lạ mặtbám theo Mị khi cô bé rời khỏi những quầy hàng. 

Gia đình lần tìm Mị đếntận Hà Giang nhưng khi họ đến nơi thì Mị đã bị đem đi rồi. Không ai trông thấycô bé. Những người dân quanh đấy bảo “con gái mày bị bán sang Trung Quốc làm vợngười ta rồi”. 

Những bức ảnh của Mị vẫn còn treođầy tường nhà...

Từ khi Mị mất tích, ngôi làng ngót nghét 50 nhân khẩu của cô lại có thêm ba cô gái khác lâm vào một câu chuyện tương tự. 

 Người chịu cú sốc tâm lý lớn nhất trong nhà có lẽ là chị dâu Mị. Từ ngày những vụ bắt cóc kia xảy ra, chị không cho bất kỳ thành viên nữ nào của gia đình ra ngoài đường một mình, bản thân chị cũng chỉ đi xuống chợ hay ra khỏi làng khi có chồng cùng đi. Chị phập phồng lo sợ từng ngày cho tương lai của cô con gái nhỏ. 

Người thân của nạn nhân bị bị bắt cóc phải chống chọi lại với “sự mất mát mơ hồ” (ambiguos loss) một loại chấn động tâm lý, theo chuyên gia người Mỹ, Pauline Boss, gây nhiều tổn thương tinh thần nhất vì hầu như không có khả năng hồi phục. Người bệnh thường bị mất phương hướng, tuyệt vọng và hy vọng đan xen lẫn lộn, trở nên câm lặng, đau khổ và dằn vặt kéo dài. 

Không ngừng hy vọng không ngừng tìm kiếm tung tích của người bị mất tích nhưng không bao giờ nhận được một câu trả lời rõ ràng về số phận sống hay chết của họ. Gia đình của các nạn nhân, vì vậy cũng không thể chịu tang theo cái cách của những người có người thân qua đời có thể làm.

Cuộc sống nơi đây không lấy gì làm no đủ. Bọn buôn người tận dụng gia cảnh khó khăn của các cô gái, bắt đầu tìm cách làm quen và vẽ ra cho họ một viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống “bên kia”. 

Với niềm tin vững vàng về một tương lai hứa hẹn, mức thu nhập tốt để giúp đỡ gia đình, nhiều cô gái đã tự nguyện bỏ nhà ra đi cùng với những người lạ mặt mới quen. Chỉ sau khi bước qua đường biên giới, họ mới nhận ra mình bị lừa dối một cách tàn nhẫn.

Dinh, 18 tuổi (ảnh trên) cũng từng trải qua một câu chuyện tương tự. Năm 15 tuổi, Dinh và Lia, bạn cô được một nhóm người lạ mặt cho đi nhờ ô tô về nhà để đỡ phải đi bộ về nhà một quãng đường xa. Song Dinh sớm nhận ra họ đang lái xe theo một con đường khác. 

Họ đưa cô sang Trung Quốc,nhốt vào một căn phòng rồi chụp ảnh cô cho người mua lựa chọn. Mặc dù sau 8 tháng bị giam cầm, Dinh chạy trốn thành công nhưng Lia, bạn cô đã không bao giờ trở lại.

Tổ chức Cứu trợ Quốc tế Plan International đang tiến hành triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đặc biệt tới các em gái để đảm bảo rằng chính các em sẽ có sự cảnh giác cao hơn với những thủ đoạn của đường dây bắt cóc buôn bán phụ nữ này. Tổ chức cũng đang kêu gọi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính phủ để đưa các nạn nhân về với gia đình và đưa những kẻ có liên quan ra trước pháp luật.

Theo: BBC

Chủ đề chính: #nạn_buôn_người

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn