Thanh Lam

Ngôi nhà chung của những 'waria' trên 'đất nước vạn đảo'

Đăng 6 năm trước

Một trường dạy thánh kinh Koran được thành lập ở Yogjakarta, đảo Java đã trở thành nơi trú ngụ cho cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LBGT) của Indonesia, trong bối cảnh những vụ tấn công bạo lực nhằm vào họ ngày càng gia tăng.

Nằm giữa trung tâm đảo Java là khu vực các trường đại học của thành phố Yọgakarta, viên ngọc của đất nước này, trung tâm văn hóa giải trí, các quán bar, câu lạc bộ mang hơi thở của cuộc sống Châu Âu. Trong số những người sống tại đây có Shinta Ratri, một phụ nữ chuyển giới 54 tuổi, thanh lịch và hiểu biết, cũng là người đứng đầu của ngôi trường thánh kinh Koran duy nhất  trên thế giới được thành lập bởi cộng đồng LBGT và dành cho cộng đồng LBGT, trường học mang tên Pondok Pesantren Waria al Fatah. 

Đến được nơi này quả thật không dễ dàng. Tòa nhà nằm ẩn sâu trong một mê cung những con hẻm nhỏ và xa xôi tách biệt hẳn với thành phố, gần khu chợ cũ ngày xưa. Đây vốn là nhà ở của Ratri, được bà sáng lập với mục đích tạo nên mộtkhông gian nơi những waria được cùng nhau cầu nguyện và không cảm thấy cô lập.Có thể chính vì vậy mà nơi này được gọi là Pondok, tiếng Indonesia nghĩa là“nhà”.

"Waria al- Fatah là gia đình của tôi, là cuộc đời và công việc của tôi"

Waria là từ kết hợp giữa 2 từ wanita (phụ nữ) và pria (đàn ông) dùng để chỉ những người chuyển giới. Suốt hơn 10 năm nay, họ đã theo đuổi một sự côngnhận chính thức về giới tính thứ 3, không chỉ về mặt pháp lý mà còn trên phương diện tôn giáo, trong một bầu chính trị ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn. 

Nỗ lực của Ratri nhằm phá vỡ các đạo luật tôn giáo và khái niệm giới tính cổ hủ, chật hẹp. Nam và nữ phải cầu nguyện riêng biệt ở các nhà thờ Hồi giáo,mọi mối giao lưu hay liên hệ nào giữa hai người khác giới đều bị nghiêm cấm. Họ cũng tuyệt đối không được có bất cứ tiếp xúc thân thể, thâm chí chỉ là traođổi ánh mắt tại những địa điểm công cộng và nơi linh thiêng. 

Trong trường học của bà, nhiều hoạt động bên lề được thực hiện với mụcđích gắn kết sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa cộng đồng LBGT với xã hội như các bữa ăn trưa, ăn tối, tiệc truyền thống Eid al Adah (lễ hiến sinh của người hồi giáo)... Tất cả những người muốn tham dự đều được chào đón. Và tất nhiên, thứ gắn kết mọi thành viên của trường chính là lòng thờ kính Koran, bộ kinh được dạy và học vô cùng kỹ lưỡng dưới sự chỉ dẫn của chính Ratri. 

 “Ngay từ năm 10 tuổi, thứ hấp dẫn tôi không phải là trò chơi của bọn con trai mà là tụ tập với các bạn gái, mặc váy áo, suy nghĩ và có những mối quan tâm như họ. Tôi chưa hề sợ hãi những hậu quả mình có thể nhận được từ phía gia đình hay xã hội. Tôi là người chuyển giới không đơn thuần vì tôi lựa chọn nó, mà vì đó là định mệnh của tôi”. 

Ratri sống trong một gia đình gồm 8 anh chị em, những người ngay từ nhỏ đã thấu hiểu và thông cảm với con người bà. Ratri hãnh điện mang khoe những tấm ảnh về ngôi trường từ những ngày mới thành lập, nơi xuất hiện cả những gương mặt của các thành viên gia đình bà đang cùng nhiều học viên tham gia các hoạt động. 

“Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn vì điều này, bởi không phải waria nào cũng được những người thân của mình chia sẻ và chấp nhận. Những người chuyển giới ở Indonesia, nhìn chung không phải là đối tượng của nạn nô lệ tình dục nhưng vẫn phải sống ngoài lề xã hội, chịu sự phân biệt nặng nề, nạn mù chữ và bị bài trừ khỏi cuộc sống cộng đồng”, Ritra chia sẻ. 

Nhưng không có câu chuyện nào giống câu chuyện nào. “Cuộc đời tôi không được dễ dàng như của Ratri. Đầu tiên là ở nhà, sau là nơi làm việc, chưa bao giờ tôi được mọi người chấp nhận. Bây giờ Waria al- Fatah là gia đình của tôi, là cuộc đời và công việc của tôi”, Dewi, một thành viên đã sống 5 năm ở trường chia sẻ. 

Tổ chức của Ratri không chỉ thúc đẩy việc hòa nhập với cộng đồng mà còn chỉ cho họ cách phòng tránh những căn bệnh lây qua đường tình dục, hỗ trợ cho họ một khoản tiền nhỏ và giáo dục cho họ về mặt tâm linh và tinh thần, yếu tố quyết định tới sự thành công của việc hòa nhập với xã hội.

“Vấn đề lớnnhất của LBGT ở Indonesia là làm sao cho những người mắc HIV-AIDS có thể đượchưởng các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, đó cũng chính là một trongnhững mục tiêu chính của chúng tôi”, Ratri nói. “Quá trình điều trị vô cùng chông gai và rất đắt đỏ, và Chính phủ thì không cung cấp bất cứ khoản hỗ trợ nào”.

Waria vs lực lượng Hồi giáo cực đoan, cuộc đấu tranh không cân sức

“Với mục đích buộc Waria al Fatah phải đóng cửa, người của Mặt trận Hồi giáo Pembela và Jihad, hai nhóm của phong trào Hồi giáo cực đoan hoạt động ở Java, đã từng nhiều lần uy hiếp và tấn công chúng tôi bằng vũ lực. Song điều quan trọng nhất mà cộng đồng LBGT mong muốn chỉ là cho xã hội thấy rằng, Hồi giáo cũng chấp nhận những người chuyển giới chúng tôi, vì đó là một tôn giáo dành cho tất cả mọi người”, Ratri chia sẻ. 

Trong nhữngnăm trở lại đây lượng tín đồ hồi giáo cực đoan đã tăng lên rõ rệt. Tháng 2 năm2014, một đạo luật quốc gia được ban hành, cho phép chính quyền địa phương đảo Sumatra tái thi hành sharia, được biết đến trên thế giới như một luật hành vi vi phạm trầm trọng tới quyền con người. 

Năm 2016, đầu năm 2017, hàng loạt những vụ tấn công và bắt giữ người chuyển giới, tiêu biểu là vụ bắt giữ 141 người đồng tính nam hồi tháng 5/21017, được dàn xếp bởi các nhóm người hồi giáo cực đoan và giới cảnh sát nước này đã gióng lên một hồi chuông báo động về thực trạng cuộc sốngcủa cộng đồng LBGT.

Cộng đồngngười chuyển giới ở Indonesia khá đông đảo, không có một số liệu thống kê chínhxác, bởi chưa từng có một cuộc khảo sát chính thức nào được thực hiện. Theo lờiRatri, các thành viên trong trung tâm của bà đến từ tất cả các thành phố trêncả nuớc, chỉ tính riêng Yọgakarta đã có 372 người và trên cả đảo Java, con sốnày là hơn 1 triệu. 

Ở Indonesia,đồng tính không phải là phạm pháp, song trong bối cảnh tầm ảnh huởng của cácnhóm Hồi giáo tới Chính quyền đang ngày càng gia tăng rõ rệt, các thành viêncủa LBGT đang bị họ săn đuổi và kết tội mua bán dâm, báng bổ thánh thần và quanhệ tình dục đồi trụy. 

Trong đó sốcác trường hợp, những án phạt đều mang tính cổ hủ và được tiến hành theo hìnhthức bạo lực thân xác nơi công cộng, như chịu đánh đập bằng gậy gộc, bằng dâythừng lớn có thắt nút hoặc chịu đá ném từ phía toàn công chúng.

Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), đến năm 2015, cộng đồng LBGT của Indonesia sống trong điều kiện tạm  chấpnhận được, nhưng trong những tháng đầu năm 2016, cùng với sự thay đổi nhân sự trong bộ máy chính quyền địa phương và sự tăng cường truyền bá hồi giáo cực đoan của nhóm Mặt trận Hồi Giáo Jihad, đặc biệt tại các vùng bảo thủ như Java và Sumatra, việc bảo vệ nhân quyền cho họ ngày một trở nên phức tạp. 

Đầu năm2016, Ryamizard Ryacudu, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Indonesia đã quy kết phongtrào LBGT như “một kiểu chiến tranh hiện đại, làm xói mòn và suy thoái đức tin và sự tín nhiệm của đất nước”. 

Cùng  năm đó, phó tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla đã gây áp lực lên Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),buộc tổ chức này bãi bỏ các dự án hỗ trợ cộng đồng LBGT trong việc gỡ bỏ sự thù địch và phân biệt đối xử mà họ hứng chịu từ phía chính quyền. 

Theo nhận định của nhà hoạt động nhân quyền Juli Susanto, thành viên của Inset, một tổ chức xã hội được thiết lập trên đảo Lombok nhằm bảo vệ quyền lợicho cộng đồng người chuyển giới, tồn tại rất nhiều vấn đề có thể đe dọa đến mạng sống của những thành viên của LBGT, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước này. 

“Ở những hòn đảo phía bắc và Sumatra, các vấn đề liên quan mật thiết đếncác lực lượng chống đối, các nhóm cực đoan hoạt động theo phương thức ngày càng quyết liệt. Ngoài ra, ở vùng phía nam, Bali, Lombok và các đảo nhỏ lân cận, khókhăn còn nằm ở sự thiếu hụt trầm trọng chương trình y tế và giáo dục ở mức tốithiểu, do địa thế nằm cách xa trung tâm thành phố”. 

Juli cũngchỉ ra rằng, tình trạng sống tách biệt xã hội của những người chuyển giới gây rất nhiều khó khăn cho quá trình hỗ trợ,  bởi chính họ đôi khi lại là người từ chối sự giúp đỡ. Họ không muốn tiết lộ danh tính một cách công khai do lo sợ đến tính mạng của bản thân. 

Để bù đắp phần nào những thiếu hụt của các chính sách xã hội đối với cộng đồng LBGT ở Indonesia, Tổ chức phi chính phủ của Juli Susanto đã mở các chương trình giáo dục giới tính và một số hướng dẫn y tế cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan HIV-AIDS, một hạt cát nhỏ bé giữa mênh mông sóng bể những khó khăn mà cộng đồng LBGT nước này đang phải ngày ngày đối mặt.

Theo: El País

Chủ đề chính: #lbgt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn