Nguyễn Kế Lê Tiến “Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.”

Nhớ những điều này, việc giáo dục con trẻ sẽ trở nên dễ dàng, vui vẻ hơn bao giờ hết

Đăng 5 năm trước

Việc dạy con trẻ chưa bao giờ là dễ đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những đứa trẻ có cá tính mạnh, việc dạy dỗ lúc này là khó hơn bao giờ hết, vì vậy bạn - những người đang là bố mẹ hoặc sắp làm bố mẹ nên cân nhắc thật kĩ lưỡng mọi lời nói, hành động trước khi dạy con. Bài viết sau đây sẽ nêu lên một số vấn đề mà hầu hết các bậc cha mẹ thường mắc phải, mong bạn sẽ có cái nhìn khác hơn về vấn đề này.

Không so sánh con với trẻ khác

Hãy ngừng so sánh con bạn với thành tích học tập của những đứa trẻ khác, ngừng so sánh con bạn với chính bản thân bạn là "Mẹ ngày xưa ở tuổi này mẹ đã như thế này, mẹ đã như thế kia", "Bố ở tầm tuổi con khổ hơn con rất nhiều nhưng vẫn làm được việc nọ việc kia"...  Tất cả những điều đó chẳng thể giúp cho đứa trẻ có kết quả tốt hơn về mặt cảm xúc với bố mẹ hay là về mặt học tập sau này.

Nó chỉ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tự ti và dần dần như thế, do những câu chuyện so sánh trong những bữa ăn cơm, trong những buổi tụ họp gia đình, sự tự tin của con trẻ sẽ bị lấn chiếm bởi sự tự ti hay nói đúng hơn là mảnh đất bạn đang gieo trồng, là con bạn, nó chỉ có cỏ mọc chứ hoa không mọc.

Cần có sự thống nhất giữa bố và mẹ trong việc giáo dục con cái

Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý là cho dù không biết cách dạy của bố hay mẹ sai, hay bất mãn đến nhường nào, cũng không nên xung đột, cãi nhau trước mặt con cái. Điều này sẽ gây ra phản tác dụng trong việc giáo dục con cái, bé sẽ bị mất phương hướng. Ví dụ như bé chưa làm xong bài tập mà đòi xem tivi, mẹ bắt con phải làm bài tập xong mới được xem, còn bố thì bảo: “Cho nó xem xong 15 phút rồi học cũng được”. Kết quả là bé sẽ không biết nên nghe theo lời ai. Do đó để dạy con một cách khoa học và có hiệu quả, bố mẹ nên thống nhất trong cách dạy. Bố mẹ nên tăng cường trao đổi, bàn bạc với nhau về cách dạy con, có thể tham khảo nguồn sách báo hay hỏi các chuyên gia tâm lý để thống nhất một phương pháp dạy đúng đắn nhất.

Trẻ lớn hơn không có nghĩa vụ phải nhường đồ chơi cho trẻ nhỏ hơn

Bạn hãy rèn cho con cách tự nguyện chia sẻ bằng cách luôn hỏi mượn trước khi lấy món đồ nào đó của con, và yêu cầu những người khác, kể cả các bé khác cũng làm như thế. Khuyến khích bé cho mượn nhưng cũng phải chấp nhận tình huống bé kiên quyết nói “không”. Ngược lại, yêu cầu bé tôn trọng quyền sở hữu của các bạn khác, của những thành viên khác trong gia đình bằng cách hỏi mượn trước khi lấy đồ của ai đó.

Hãy cho con lựa chọn mong ước của mình!

Những mong muốn của con, từ mong muốn nhỏ hàng ngày cho đến ước mơ lớn cả cuộc đời, nếu đúng với suy nghĩ của ba mẹ thì được xem là đúng đắn, ba mẹ hài lòng rằng con mình trưởng thành, chín chắn. Còn nếu nằm ngoài vùng mơ ước của cha mẹ sẽ được xem là điên rồ, chưa đúng và sẽ bị vùi dập không thương tiếc. Nếu như ở nước ngoài, việc một đứa trẻ phát biểu rằng con muốn trở thành một nhà khảo cổ học được ba mẹ khuyến khích như là hướng đi phù hợp với khả năng và đam mê của con, thì ở Việt Nam một ước mơ như thế thường sẽ nhanh chóng bị cả gia đình từ chối vì cho rằng nghề này không mấy ai nổi tiếng, không ổn định và không kiếm được nhiều tiền.

Đừng bao giờ sử dụng những câu nói này với trẻ

Không nên dọa dẫm trẻ con

Chọn sự sợ hãi để làm động lực cho trẻ vâng lời chúng ta thì chúng ta đã vô tình làm thương tổn, chấn thương tinh thần của con. Nếu chúng ta dạy cho con em mình sự nghi kị đối với tất cả những người lạ thì  đứa trẻ khi lớn lên sẽ không có khả năng giao tiếp trong việc làm. Vì vậy bố mẹ hãy dành thời gian, kiên nhẫn giải thích cho trẻ những điều đúng, sai để thuyết phục trẻ tự nguyện nghe lời thay vì sử dụng biện pháp hù họa cực đoan.

Hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước những hình phạt

Thật ra, điều này không chỉ áp dụng trong quy mức phạt - thưởng mà còn được sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ thay vì bắt con dừng trò chơi, dừng coi phim ngay lập tức để đi ăn, đi ngủ, đi học… thì cha mẹ nên cho con 5 phút trước khi ngừng các hoạt động yêu thích của trẻ. Hãy nói với trẻ: “Còn 5 phút nữa đến giờ dọn đồ chơi đi ngủ con nhé” hay “5 phút nữa cả nhà sẽ ăn cơm, con chuẩn bị tắt tivi nhé”. Những lời báo trước thân thiện như trên sẽ giúp trẻ dễ hợp tác, dễ vâng lời hơn là những lời ra lệnh cứng nhắc.

5 phút là khoảng thời gian tương đối cho trẻ dễ hình dung. Cha mẹ có thể uyển chuyển thay đổi “thời gian chuẩn bị” này trong phạm vi cho phép. Để tránh tình trạng trẻ mè nheo đòi thêm, thêm nữa. Cha mẹ nên đưa ra giới hạn thời gian càng sớm càng tốt. Ví dụ “Bây giờ con có 30 phút xem tivi nhé”. Khi sắp đến giờ kết thúc việc xem tivi đã được thỏa thuận trước, cha mẹ cần báo trước cho con. “Còn 5 phút nữa hết giờ xem con nhé”. Và cha mẹ nên kiên quyết thực hiện quy ước khi đã hết thời gian cho phép.

Hành vi này thường diễn ra khi tâm trí bị chi phối như bạn đang buồn bực công việc, stress, mệt mỏi,... Chúng không nên diễn ra bởi nó có thể đi kèm với các hành động không kiểm soát khi nhận thức của bạn đang bị giới hạn.

La mắng trẻ là hành vi thể hiện sự yếu kém trong giao tiếp. Thay vì la hét, bạn có thể chọn cách im lặng để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc.

Và cuối cùng

Trên thế giới, không có một thể chế giáo dục của quốc gia nào hoàn hảo với mọi đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ là một thực thể độc lập, chúng trưởng thành trong môi trường giáo dục riêng mà cha mẹ, thầy cô tạo ra cho trẻ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con.

Nguồn ảnh: Brightside

Lê Tiến - Ohay.tv tổng hợp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn