Quyen.497

Những chuyện tình vĩ đại nhất lịch sử - Phần 1

Đăng 5 năm trước

Không phải chuyện tình của Romeo và Julie. Tình yêu thay đổi cuộc sống của chúng ta, nhưng những chuyện tình này lại có thể thay đổi cả thế giới kể cả gây ra chiến tranh. Khơi gợi niềm đam mê thắp lên ngọn lửa rực rỡ nhất, những câu chuyện tình yêu dịu dàng hiện ra, cùng với niềm đau khổ cùng cực không tài nào nguôi được.

Paris và Helen

Paris là một hoàng tử vô cùng đẹp trai và khiến bao người phụ nữ thành Troy say đắm điên cuồng. Helen là vương hậu và là vợ của vua Menelaus vùng Laconia thuộc Hy Lạp, nàng được Aphrodite ví von là người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới. Thấy vậy Paris kiên quyết phải có cô ấy. Nàng từng bị Theseus bắt cóc, bị Eros bắn một mũi tên vào ngực khiến nàng yêu Paris và theo chàng về thành Troy. Việc Paris mang Helen đi đã dẫn đến cuộc chiến tranh thành Troy kéo dài hơn 10 năm. Theo truyền thuyết, Helen mang trong mình dòng máu nữa người nữa thần, cô là con gái của Nữ hoàng Leda và Chúa Zeus. Chúng ta không hề biết liệu nàng Helen có thực sự tồn tại không nhưng chuyện tình lãng mạng nhất thời đại này không thể nào bị lãng quên được.

Cleopatra và Mark Antony

“Đủ xuất chúng để nhìn thấu và lắng nghe, đủ quyền lực để khuất phục được mọi người”.Đó là một mô tả về Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập. Bà có thể có được bất cứ thứ gì và bất kể người nào bà muốn, nhưng bà đã phải lòng với vị tướng của La Mã -Mark Antony. Sau buổi gặp gỡ định mệnh với vị nữ hoàng xinh đẹp, Antony đã quyết định bỏ vợ của mình và chuyển đến Alexandria cùng Cleopatra. Tuy nhiên mối tình của họ không thể bền lâu khi Augustus (anh trai của vợ cũ Antony) khơi gợi thần dân chống lại Antony và chiến tranh nổ ra. Khi Cleopatra rút quân về Ai Cập thì Antony cũng bỏ mặc binh lính của mình và chạy theo tình yêu. Sau thất bại, Cleopatra đã thử tấm lòng của Antony bằng cách thông báo tin mình chết, vì quá đau lòng nên ông đã tự vẫn, 11 ngày sau thì bà cũng tự vẫn theo. Augustus đã đem hai người an táng hai người ở khu mộ Cleopatra đã xây trước đó để họ ở bên nhau mãi mãi. Chuyện tình của họ đã William Shakespeared chuyển thể thành kịch và nổi tiếng khắp thế giới.

Hadrian và Antious

Đây là câu chuyện tình đồng tính lịch sử của hoàng đế La Mã. Hadrian là một minh quân, đồng thời ông cũng là một người lưỡng tính. Dù ông vẫn có quan hệ yêu đương với phụ nữ nhưng ông không nghĩ mình là người đồng giới cho đến khi ông gặp Antinuos. Cả hai cùng đi thưởng ngoạn, cùng theo đuổi sở thích săn bắn, Hadrian từng một lần cứu mạng người tình trong một cuộc săn sư tử. Vị hoàng đế này thậm chí còn viết thơ gợi tình. Trong buổi ngắm sông Nile, Antinuos đã chết đuối một cách bí ẩn, một số người nói cậu bị mưu sát vì lòng đố kỵ với tình yêu của hoàng đế. Hadrian đau buồn ra lệnh cho cả đế quốc La Mã để tang người tình,cho xây dựng thành phố Antinopolis và đồng tiền có hình Antinous. Do sự sùng bái thần Venus đại diện cho tình yêu và tính dục lúc bấy giờ nên mối quan hệ này mới có thể thoải mái thể hiện.

Dante và Beatrice

Hiếm khi có người phụ nữ nào đem lại nguồn cảm hứng sâu sắc cho tác giả đến như vậy. Một nhà thơ Ý tên Dante Alighieri viết về tình yêu mê đắm của mình với nàng Beatrice trong vở kịch Divine và nhiều bài thơ khác, nhưng nhân vật này chỉ gặp người thương của mình đúng hai lần. Lần đầu tiên, anh ấy chín tuổi và cô ấy tám tuổi. Lần thứ hai, họ đã trưởng thành và khi đang đi bộ trên đường ở Florence, một vẻ đẹp với đôi mắt xanh ngọc lục bảo, cô quay sang và chào Dante trước khi tiếp tục bước đi. Dù cho Beatice có kết hôn và có con với Gemma Donati thì tình yêu của này cũng không hề thuyên giảm. Beatrice chết lúc 24 tuổi vào năm 1290 và Dante không thể gặp cô lần nào nữa. Mặc dù vậy, cô là “người con gái vinh quang của lòng tôi” và “cô ấy là thiên phúc của tôi, người dẹp tan mọi tánh xấu và là nữ hoàng đức hạnh, giải thoát.”

Anne Boleyn và Henry VIII

Anne Boley là cô gái xuất thân quý tộc và vô cùng xinh đẹp. Cô đã khiến vị vua Tudor mê đắm trong khi ông từ lâu đã kết hôn với công chúa Tây Ban Nha. Nhưng Anne không chịu làm thứ phi hoàng gia và vị vua này đã làm rung chuyển cả vương triều phương Tây để có thể ly hôn và đưa Anne lên làm hoàng hậu. Khi luật Thiên Chúa giáo không cho phép lấy hai vợ và cũng chưa có khái niệm ly hôn thì Vua Henry quyết định ly khai nhà thờ Anh ra khỏi Tòa thánh La Mã, phế truất Giáo hoàng Anh và lập riêng dòng Thiên chúa giáo Anh cho phép vợ chồng ly dị. Sau khi lên ngôi hoàng hậu, Anne Boleyn chỉ sinh một công chúa và không sinh được hoàng tử. Không có con nối dõi nên vua Henry không còn thích hoàng hậu nữa mà đem lòng yêu Jane Seymour. Những ngày sau đó là một thảm bị kịch cho Anne, bà sinh con bị chết yểu, bị bắt giam ở tòa tháp London vì có quan hệ bất chính với các nam cận vệ. Hoàng hậu Anne Boley bị xử chặt đầu, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 2 năm,11 tháng, 21 ngày. Ngay ngày hôm sau, vua Henry đã cử hành hôn lễ với Jane Seymour và phong bà làm hoàng hậu.

Henry II và Rosamund Clifford

Vịvua Plantagenet có một người vợ hoàng gia vô cùng giàu có ở Eleanor, ông cũng có vô số nhân tình, nhưng người ông yêu quý nhất chính là Rosamund còn được gọi loài “Đóa hồng của thế gian”. Để giấu cuộc tình vụng trộm này, Henry cho xây dựng tổ uyên ương ở tận cùng mê cung công viên của ông ở Woodstock. Mặc dù vậy, lời đồn đã đến tai nữ hoàng cuộc tình này chỉ kéo dài cho đến khi Eleanor khám phá ra mê cung và lần dấu đến trung tâm, nơi bà tìm thấy tình địch của mình. Hoàng hậu đã ban cái chết cho Rosamund bằng kiếm hoặc thuốc độc, và cô đã chọn thuốc độc. Không có gì bất ngờ, Henry đã giam giữ Eleanor trong ngục suốt 16 năm hôn nhân của họ. 

Louis XV của Pháp và Madame de Pompadour

Năm1730, Jeanne Poisson được một nhà tiên tri dự đoán sau này sẽ nắm giữ trái tim nhà vua. Kể từ đó cô bắt đầu học âm nhạc, khiêu vũ, kịch nghệ, cưỡi ngựa,… Năm 19 tuổi, cô kết hôn và nhờ đó cô có cơ hội tiếp xúc và trở thành bạn thân với nhiều nhà triết gia nổi tiếng. Nét đẹp, tài năng và sự thông minh của Jeanne nhanh chóng được đồn xa đến tai nhà vua. Tuy nhiên cô không bao giờ quên mục đích của cuộc đời mình chính là “chiếm đoạt trái tim nhà vua” nên cô năm lần bảy lượt xuất hiện ở mọi nơi có mặt của nhà vua. Cho đến khi công nương Chatearoux đương triều qua đời thì cô cũng tăng tốc độ tấn công. Nhà vua cuối cùng cũng không cưỡng nổi tài nghệ và sắc đẹp của nàng nên đã phong cho nàng trở thành đệ nhất vương phi năm 24 tuổi. Tuy nhiên một số triều thần phản đối nên nhà vua chỉ phong cho nàng chức hầu tước và mọi người gọi nàng là Madame de Pompadour. Nàng không chỉ yêu chiều nhà vua mà còn khiến người người nể phục bằng cung cách duyên dáng và quyến rũ. Ảnh hưởng của nàng ngày càng lớn, lấn sang cả chính trị và ngoại giao. Được nhà vua sủng ái, nàng còn được nhà vua ban cho hàng chục lâu đài lúc sinh thời.

Chủ đề chính: #tình_yêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn