Mina

Những giai đoạn mãn kinh và chúng tác động thế nào đến giấc ngủ của bạn?

Đăng 4 năm trước

Thời kỳ mãn kinh là một trong những giai đoạn khó khăn nhất về người phụ nữ. Sự mất cân bằng về hormone sẽ làm mang lại nhiều thay đổi về sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ. Vậy giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng thế ngào đến giấc ngủ của bạn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

Giai đoạn tiền mãn kinh và giấc ngủ

Sự thay đổi vềestrogen, progesterone và các hormone khác trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể dẫnđến các vấn đề về giấc ngủ. Sự thay đổi của các hormone trước và trong thời kỳkinh nguyệt sẽ gây chứng đau đầu, khó ngủ, chuột rút, lo lắng. Trên thực tế, nhữngngười ở tuổi 20,30 cũng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ liên quan đến chu kỳ kinhnguyệt của mình. 

Đặc biệt, khi mang thai, phụ nữ thường xuyên bị mất ngủđáng kể. Thay đổi cơ thể và nồng độ hormone dẫn đến nhiều người phụ nữ mangthai cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, thấy bồn chồn khó chịu. 

Vào năm 2017, trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã công bốnhững phát hiện khoa học về hoạt động và chất lượng giấc ngủ của phụ nữ trongsuốt giai đoạn mãn kinh khác nhau.

  •   Gần 1/3 (khoảng 32,5%) ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm
  •  Trong số những phụ nữ tiền mãn kinh, có khoảng 16,8% trường hợp gặp khó khăn khi ngủ - khoảng hơn 4 lần trong một tuần.
  •   Gần 1/4 phụ nữ tiền mãn kinh, khoảng 23,7% có vấn đề về giấc ngủ ban đêm. 
  •  Gần một nửa phụ nữ man kinh, khoảng 47% thức dậy khi đang ngủ - ít nhất 4 lần một tuần.   

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp của giai đoạnmãn kinh. Thông thường, tiền mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi 40 nhưng có một vài phụnữ có dấu hiệu từ cuối những năm 30 tuổi. Thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh thườngkéo dài khoảng 3-5 năm nhưng cũng có thể kéo dài đến 10 năm. 

Giai đoạn mãn kinh và giấc ngủ

Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều triệu chứng bắt đầu bùngphát. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen, progesterone vàtestosterone bắt đầu giảm đáng kể. Nồng độ estrogen đặc biệt có thể thay đổi thấtthường trong giai đoạn tiền mãn kinh và mức độ thấp, cao của nội tiết tố này cóthể gây ra hàng loạt triệu chứng. 

Theo khảosát của CDC năm 2017, các vấn đề về giấc ngủ có xu hướng tăng đáng kể tronggiai đoạn tiền mãn kinh. Trung bình hơn một nửa sổ phụ nữ,khoảng 56% ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm. Gần 1/4 nhóm nữ giới của phụ nữ tiền mãnkinh nói rằng họ khó ngủ bốn lần trở lên trong một tuần. 

Giai đoạn sau mãn kinh và giấc ngủ

Dấu hiệu phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh đó là họ không thấykinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Ngoài thời điểm này, phụ nữ cũng trải quathời kỳ hậu mãn kinh. Điều gì xảy ra với mức độ hormone vào thời điểm này?Progesterone – một loại hormone đặc biệt thân thiện với giấc ngủ không còn đượccơ thể sản xuất sau khi hết kinh nguyệt.  Trong khi đó, estrogen với lợi ích bảo vệ giấcngủ tiếp tục được sản xuất ở mức rất thấp. Các triệu chứng bắt đầu đối với nhiềuphụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, các cơn đau đầu, bốc hỏa, đau về thể xác, lo lắng,thiếu tập trung, thay đổi tâm trạng thường được dịu đi sau thời kỳ mãn kinh. 

Điều đó cũng đúng đối với giấc ngủ. Với sự dao động củanội tiết tố, chứng mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ sẽ được cải thiện sau mãnkinh. Giấc ngủ của họ không bị xáo trộn như trước và chứng rối loạn giấc ngủ đượcgiảm đáng kể. 

Nhưng một nghiên cứu gần đây của CDC, rất nhiều phụ nữtrong những năm sau mãn kinh tiếp tục vật lộn với vấn đề về giấc ngủ. 

  •  Khoảng 40,5% phụ nữ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm – khoảng 4 đêm một tuần
  • Đối với phụ nữ sau mãn kinh, các triệuchứng mất ngủ phổ biến hơn so với thời kỳ tiền mãn kinh, khoảng 27,1% trường hợpthường xuyên khó ngủ và 35,9% cảm thấy khó ngủ vào ban đêm.
  •  Hơn một nửa khoảng 55,1% ngủ kém, cảmthấy mệt mỏi – xảy ra khoảng hơn 4 lần một tuần. 

Làm phụ nữ quả thật không đơn giản bởi sẽ có nhiềugiai đoạn khó khăn dẫn đến sức khỏe giảm sút, chất lượng cuộc sống như thế cũngbị ảnh hưởng. Ngoài thời kỳ mang thai, sinh con, chăm con, phụ nữ khi sắpvề già họ cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề như mãn kinh và nó đặc biệt ảnh hưởngkhông tốt đến giấc ngủ. Vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu và thông cảm hơn với phụnữ và giúp họ trải qua giai đoạn khó khăn này nhé. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn