Khanh Vu

Thánh Kiếm Musashi và Ngũ Luân Thư – binh pháp đỉnh cao của mọi thời đại

Đăng 8 năm trước

Tạp chí Times ngợi ca: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”. Một kiếm khách sống cách đây mấy trăm năm có bản lĩnh gì mà khiến những “sói già” tài chính Mỹ đương đại nể phục đến vậy?

Musashi là ai?

Miyamoto Musashi sinh năm 1584 tại một tỉnh cách Đông Kinh 40 dặm về phía Tây Nam. Ông là kiếm sĩ lừng danh, người đã sáng lập nên trường phái Binh pháp nhị thiên nhất lưu, sử dụng song kiếm rất ảo diệu. Suốt cuộc đời ly kì và đầy ắp sự kiện, ông chưa từng thất bại trước bất kỳ địch thủ nào.

Sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Musashi sớm phải mồ côi cha mẹ. Từ năm 7 tuổi, ông được đưa vào chùa tu học. Đam mê kiếm thuật, dù chỉ mày mò tự học trong những đêm sâu thanh vắng nhưng năm 13 tuổi, Musashi đã có thể xẻ đôi thân xác Kihei, đệ nhất dũng sĩ của Thần Đạo Lưu.

Mười sáu tuổi, Musashigóp mặt trong trận Sekigahara, trận đánh khốc liệt nhất lịch sử Nhật Bản với tưcách là võ sĩ phe Tây Quân chống lại phe Đông Quân. Tây Quân cuối cùng tan rã, bên cạnh phần đông quân sĩ tử trận, số còn lại người thì tự sát, người thì bị bắt. Musashi sống sót qua bảy ngày giao chiến đẫm máu và trốn thoát thành công khỏi sự truy sát cuồng điên của Đông Quân.

Sau đó, Musashi một mình cùng áo quần tả tơi và thanh kiếm gỗ dạn dày gió sương chiến trận vân du khắp nơi để luyện kiếm và tham gia những trận thách đấu sinh tử. Đọ kiếm vớ ianh hùng hào kiệt khắp nơi, suốt 129 trận ông không hề biết đến mùi chiến bại. Lần duy nhất ông có vẻ hơi khó khăn trong việc đả bại đối thủ là ở trận quyết đấu với Kojiro, chưởng môn lừng lẫy của kiếm phái Tadaoki. Lợi dụng nắng quái chiều tà và tiếng sóng dập vào bờ dữ dội, đó là lần đầu tiên Musashi phải viện đến ngoại cảnh tác động khiến đối thủ phân tâm để rồi vung ra nhát kiếm kết liễu. Đặc biệt,ở trận chiến trên đảo Ganryu Shima này, ông dùng một thanh mộc kiếm đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để bơi ra đảo. 

Con đường thấu triệt “đạo” của kiếm pháp

Sau khi hạ gục kỳ phùng địch thủ vang danh thiên hạ, Musashi được tôn xưng là Kiếm Thánh. Năm đó ông mới chỉ 29 tuổi đầu. Nhưng đó cũng là thời điểm Musashi quyết định bẻ kiếm, rời xa giang hồ để chuyên tâm truy tầm cái “đạo” của kiếm pháp, xem đây như con đường để đạt đến tỉnh thức. Ở một làng chài hẻo lánh ven biển, ông sống âm thầm, cấmdục và nhẫn nhục, đôi khi như một lão già nửa tỉnh nửa điên. Không chỉ biết có kiếm, Musashi còn rất được kính ngưỡng trong các lĩnh vực nghệ thuật như thư pháp, điêu khắc và vẽ tranh thủy mặc.

Đến năm 59 tuổi, Musashi bỏ làng vào hang đá trong núi sâu để viết cuốn sách duy nhất của cuộc đời, tựa là Ngũ luân thư. Cô đọng trong chỉ vỏn vẹn 10 trang giấy bồi nhưng ông đã phải bỏ ra hai năm trời mới có thể hoàn tất. Một tuần sau, ông thanh thản từ giã cõi đời, để lại sau lưng những chiến tích lẫy lừng trong lịch sử xứ Phù Tang.

Ngũ luân thư: Binh pháp của bậc đế vương

Cuốn sách này được xem là tác phẩm viết về chiến lược và chiến thuật hàng đầu trong lịch sử nhân loại.Có người nói rằng, nếu Binh pháp Tôn tử là sách của bậc tướng thì Ngũ Luân Thư xứng đáng là sách của bậc vương.

Chiêm nghiệm Thiền vàkiếm đạo, Musashi đã phá bỏ mọi chấp ngã. Ông viết: 

Thần đạo và kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn con người đến một mục đích là diệt ngã.

Hoặc ông cũng viết thêm: 

Biết rằng cái gì Có chính là Không Có, mà cái Không Có chính là Có, tức là biết được Đạo vậy. Nhưng đến lúc biết được Đạo rồi thìchính Đạo cũng không còn nữa.

Ngũ Luân Thư bao gồm 5quyển: Địa quyển, Hỏa quyển, Thủy quyển, Phong quyển và Hư Không quyển. Bằng lối dẫn dắt vừa cụ thể vừa súc tích, hàm ý sâu xa, Musashi trình bày mọi khía cạnh liên quan đến kiếm thuật và qua đó, người đọc có thể thấu hiểu những nguyên lý cao thâm nhất của Đạo, trở nên hài hòa cùng vũ trụ.

Từ sau khi được biết đến,Ngũ Luân Thư trở thành sách gối đầu cả trong tu viện của tăng sĩ lẫn trong cung điện của quân vương, trở thành cẩm nang không thể thiếu của các nhà lãnh đạochính trị và doanh nhân Nhật Bản. Khi được in ở phương Tây với tên “Book of Five Rings”, người Mỹ gọi cuốn sách là “Lời đáp trả của Nhật Bản dành cho MBA Harvard”. Mọi thành phần, từ sinh viên ở các đại học hàng đầu đến giới kinh doanh hay các tướng lĩnh quân sự, tất cả đều say mê nghiền ngẫm cuốn binh thư tuyệt vời này.

Tờ Time Out viết: 

Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa cộng đồng kinh doanh phương Tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong những xí nghiệp hay những máy móc tự động. Câu trả lời nằm trong sách Ngũ Luân Thư.

(Tổng hợp).

Chủ đề chính: #Thánh_Kiếm__Musashi

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn