The Monster

'Tổ tiên' của chiếc iPad có hình thù ra sao?

Đăng 7 năm trước

'Tổ tiên' của chiếc iPad ngày xưa từng nặng đến 300 tấn. Để có được 1 chiếc iPad gọn nhẹ như bây giờ quả thật đã mất rất nhiều thời gian.

ENIAC - 1946 (Electronic Numerical Integrator and Computer)

Được xem là thế hệ đầu tiên của máy tính điện tử, ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) ban đầu được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng hoàn thành muộn hơn 1 năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc. 

SAGE – Năm 1954 (Semi-Automatic Ground Enviroment)

Một hệ thống điện toán khổng lồ, SEGA (Semi-Automatic Ground Enviroment) được xây dựng để giúp theo dõi dữ liệu radar của không quân theo thời gian thực. Được trang bị các công nghệ cao như modem và màn hình đồ họa, SEGA có trọng lượng lên đến 300 tấn.

NEAC 2203 – Năm 1960

Được sản xuất bởi Nippon Electric Company (NEC), NEAC 2203 là một trong những máy tính đầu tiên của Nhật Bản sử dụng chất bán dẫn. NEAC 2203 được sử dụng để phục vụ cho kinh doanh, khoa học và thiết kế ứng dụng.

 

IBM System/360 – Năm 1964

Là một trong các dòng máy tính dễ chuyển đổi, máy tính mainframe system/360 của IBM là thiết bị đầu tiên có chứa toàn bộ các ứng dụng, từ nhỏ đến lớn, từ thương mại đến khoa học. Người dùng có thể nâng cấp hoặc thu nhỏ hệ thống của mình mà ko cần phải loay hoay nâng cấp phần mềm. Các mẫu máy system/360đời cao hơn còn được sử dụng trong các chiến dịch Apollo của NASA cũng như trong các hệ thống điều khiển không lưu.

CDC 6600 – Năm 1964

Là sản phẩm của Control Data Corporation, và được xây dựng dựa trên thiết kế của Seumour Cray, 6600 từng là máy tính nhanh nhất thế giới. Cho đến tận năm 1969, khi Cray bắt tay vào xây dựng thế hệ siêu máy tính tiếp theo thì CDC 6600 đã mất đi “ngôi vị” của mình.


DEC PDP-8 – Năm 1965

Là máy tính nhỏ đầu tiên được thương mại hóa. Sản phẩm này của Digital Equipment Corporation (DEC) bán được hơn 50 ngàn thiết bị kể từ ngày ra mắt, là máy tính thành công nhất cho đến thời điểm năm 1965.

Interface Message Processor (IMP) – Năm 1969

Ý tưởng xây dựng mẫu máy tính này được hình thành vào đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, khi chính phủ Mỹ tìm kiếm một giải pháp để giữ cho hệ thống mạng máy tính vẫn hoạt động ổn định trong trường hợp các nốt mạng bị phá hủy bởi một cuộc tấn công hạt nhân hoặc do các hành động phá hoại khác.

IMP là thế hệ đầu của gateways, (cái mà ngày nay gọi là routers), có khả năng hoạt động trong tình trạng ARPANET, tiền thân của mạng Internet ngày nay.

Kenback-1 – Năm 1971

Thường được xem là máy tính cá nhân (Personal Computer –PC) đầu tiên trên hệ giới, Kenback là công cụ dễ sử dụng để phục vụ cho công tác giáo dục, nhưng lại không thành công trong tiêu thụ vì số lượng bán ra ít ỏi.

Cray-1 – Năm 1976

Vào thời điểm được ra mắt, Cray-1 là máy tính nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù có giá thành không hề nhỏ (từ 5 đến 10 triệu USD), Cray-1 vẫn đạt mức tiêu thụ thành công.

Cray-1 là một trong những sản phẩm được thiết bởi Seymour Cray, kiến trúc sư máy tính, người đã hiến dâng cả cuộc đời mình để thiết kế và xây dựng các “siêu máy tính”.

Apple I – Năm 1976

Ý tưởng đầu tiên được hình thành bởi Steve Wozniak (thường được biết đến với tên gọi Woz), là một bộ máy tính tự quản lý. Ý tưởng của Apple I đã bị bác bỏ bởi ông chủ của Woz tại Hewlett-Packard (HP).

Không nao núng, cùng với người bạn thân Steve Jobs, Woz mang sản phẩm của mình đến “chào hàng” tại Hombebrew Computer Club, thung lũng Silicon, và đã bán được 50 sản phẩm cho The Byte Shop với giá bán lẻ 666 USD. Mặc dù giá bán không cao, nhưng sản phẩm đã mở đường cho sự ra đời của Apple II, và tiếp theo đó là sự phát triển của Apple, một thế lực khổng lồ ngày hôm nay.

Máy tính cá nhân của IBM – Năm 1981

Được trang bị màn hình, bàn phím, máy in, máy tính cá nhân của IBM đã thực sự giúp cho mọi người trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc sử dụng. Dành được thành công trong tiêu thụ sản phẩm, IBM đã đặt dấu mốc cho sự phát triển của máy tính cá nhân hiện đại.

Osborne 1 Portable Computer – Năm 1987

Máy tính xách tay thương mại hóa đầu tiên trên thế giới, với trọng lượng khoảng 10,9 kg và có giá khoản 2000 USD. Sản phẩm đã trở nên rất thông dụng vì có giá thành rẻ và trang bị số lượng phần mềm lớn để phục vụ cho người dùng.

iPhone – Năm 2007

Thiết bị cẩm tay nhỏ gọn này được giới thiệu lần đầu bởi CEO của Apple, Steve Jobs vào năm 2007. Không chỉ mang đến chức năng truy cập internet, gọi điện thoại, chụp ảnh hay chơi nhạc, iPhone còn hỗ trợ một số lượng lớn các phần mềm và các ứng dụng.

Không thực sự là một máy tính, nhưng iPhone xứng đáng được đứng trong cột mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử máy tính.

iPad – Năm 2010

Sau thành công vang dội của iPhone, Apple tiếp tục cho ra mắt thế hệ máy tính bảng với tên gọi iPad như bây giờ, với bề dày chỉ khoảng 1.2 inch, trọng lượng 1.5 pounds (khoảng 0.68 kg) và màn hình 9.7 inch.

Như Steve Jobs cho biết trong buổi ra mắt, thiết bị có thời lượng pin chờ lên đến 10 giờ và người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng được phát triển từ phía thứ 3, chơi game, xem video và truy cập internet (tương tự như iPhone).

Tổng hợp

Chủ đề chính: #ipad

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn