Huyền Iris Iris là sinh mệnh. Sống như một nàng công chúa, sống vui vẻ như một nàng tiên. Sống như thế bởi vì nếu chỉ còn 1 ngày để sống! Không hối tiếc lòng tốt cho đi, cũng không mong nhận lại, chỉ cần sống như thế!!! Bởi nếu lòng tốt là con người của bạn, thì được sống là chính mình sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc.

Tổng hợp 15 ' thần dược' điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà

Đăng 4 năm trước

Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc nam điều trị hiệu quả căn bệnh này, hầu hết các cây thuốc nam điều trị kinh nguyệt không đều rất rễ kiếm, dễ tìm. Chúng đều hiện hữu quanh ta, có thể bạn bắt gặp thường xuyên nó hàng ngày nhưng không nghĩ nó lại là một vị thuốc có thể điều trị được căn bệnh mà bạn đang mắc phải.

    Một vòng kinh của chị em bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 - 30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 - 5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng từ 50 - 80ml. Tuy nhiên, với những chị em có kinh nguyệt không đều sẽ có biểu hiện chu kì kinh nguyệt không ổn định ( dài ngắn hơn so với thông thường). Chậm kinh, vô kinh, hay lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều.Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt thành hai dạng:

- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung ( tháng/lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng ( tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ ( kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ ( kinh muộn) thường do hư do hàn.  

- Rối loạn về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.

     Về nguyên nhân, ngoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục… 

     Sau đây là một số cây thuốc dùng điều trị kinh nguyệt không đều chị em không nên bỏ qua.

1. Cây ngải cứu.

Cách dùng: 

Một tuần trước ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, chị em dùng 5 - 10g bột ngải cứu hoặc 1 - 4g cao ngải cứu đặc để uống. 

Nếu không mua được bột ngải cứu chị em cũng có thể dùng 6 - 12 g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày có thể giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

2. Cây ích mẫu.

Theo đông y cổ truyền thì ích mẫu có vị cay, đắng, có tính hơi hàn, tác dùng vào can và tâm bào vì thế nên có tác dụng khứ ứ, sinh tân ( hay còn gọi là thải huyết ứ, sinh huyết mới), điều kinh tiêu thủy. Được dùng cho các chị em bị chứng đau bụng ứ huyết và rối loạn kinh nguyệt; thống kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, phù nề cổ trướng. Dùng hằng ngày dùng 10 - 30g bằng cách nấu, sắc hoặc hãm.

Cách dùng: 

  • Cháo ích mẫu: Gạo tẻ 100g, nước ép ích mẫu 10ml, nước ép ngó sen 40ml, nước ép sinh địa 40ml, nước ép gừng tươi 4ml. Gạo đem nấu cháo, khi cháo đã chín thì cho thêm các loại nước ép đã chuẩn bị vào. Khuấy đều lên, cho thêm chút đường hoặc cho mật ong, đun sôi lên. Dùng trong các trường hợp bị sốt nóng âm hư, băng huyết tử cung rỉ rã, khái huyết và tiện huyết. 
  • Đậu đen hầm ích mẫu: Ích mẫu thảo 30g ( nên gói trong vải xô), đậu đen 30g và đường đỏ 30g. Nấu cho đến khi đậu đen chín nhừ, lấy ra vớt bỏ bã thuốc, thêm vào 30ml rượu khuấy đều để uống. Dùng cho các trường hợp bị bế kinh, mất kinh. 
  • Canh trứng gà ích mẫu: Ích mẫu 50g, sài hồ 10g, hồng hoa, sài hồ 10g, trứng gà 2 quả. Tất cả đem nấu lên đến khi trứng chín, đập bỏ vỏ trứng, rồi đặt tiếp 2 cái trứng chín vào nồi nấu tiếp. Xong thì vớt bỏ bã thuốc, cho vào thêm ít đường và gia vị cho vừa ăn, ăn trứng và uống nước canh, chia ra để ăn sáng và tối. Dùng cho phụ nữ bị kinh nguyệt không đều. 
  • Chè ích mẫu: Ích mẫu 30g, mần tưới 12g. Sắc lên lấy nước, thêm đường vào khuấy đều để uống. Ngày uống 1 lần, liên tục trong 5-7 ngày. Dùng cho các trường hợp bị viêm tử cung, phần phụ. 
  • Chè ích mẫu đại táo: Ích mẫu 30g, đại táo 30 quả, đường 60g, gừng tươi 20g. Tất cả cùng đem nấu nước để uống thay nước chè. Ngày sắc 1 lần để uống trong ngày. Dùng trong trường hợp bị bế kinh, tắt kinh sớm do huyết hư và suy nhược cơ thể… Uống vào trước kỳ kinh từ 5-10 ngày liền.

3. Cây huyết dụ.

Cách dùng:  

Lá huyết dụ khô 20g, rễ cỏ tranh 15g sắc với 500ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

4. Rau diếp cá ( rau dấp tanh).

Để chữa trị kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá, các chị có thể tham khảo ba giải pháp sau đây: 

  • Cách 1: Lấy rau diếp cá và lá ngải cứu theo lượng bằng nhau. Rửa sạch và giã lấy nước uống. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. 
  • Cách 2: Xay lá diếp cá cùng một vài hạt muối và uống ngày 1 lần. 
  • Cách 3: Dùng rau diếp cá luộc để ăn hàng ngày. Nếu được, chị em có thể ăn sống để mang đến hiệu quả tốt hơn.

5. Gừng tươi.

Gừng là thực phẩm không thể thiếu trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, bởi gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau bụng kinh, gừng tươi giúp hạn chế các cơn co thắt tại tử cung, từ đó giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh. Các chị em có thể bổ sung gừng vào các bữa ăn hàng ngày.

Cách dùng:  

Đun sôi một nửa thìa cà phê gừng giã tươi với một cốc nước trong 5-7 phút rồi bỏ thêm đường. Uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn; lặp lại trong vòng một tháng hoặc hơn.Gừng có tác dụng điều chỉnh và cân bằng chu kinh rất tốt, ngoài ra nó còn có thể giúp giảm đau bụng kinh.

6. Quế. 

Cũng như gừng, quế được Đông Y tin dùng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, quế còn chứa chất hydroxychalcone giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể và điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.

Cách dùng:  

Cho nửa thìa cà phê bột quế vào một cốc sữa rồi uống thường xuyên trong vòng vài tuần. Ngoài ra, bạn có thể ăn quế trực tiếp, uống trà quế hoặc sử dung quế vào các món ăn trong bữa.

7. Nghệ. 

Nghệ vàng có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt cho những phụ nữ có vòng kinh bị rối loạn, chậm kinh, rong kinh thậm chí là bị bế kinh. Nghệ sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong tử cung và cân bằng nội tiết tố nên nó sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời còn giúp làm giảm đau bụng kinh và co thắt.

Cách dùng:  

Dùng một phần tư thìa cà phê nghệ với sữa, mật ong hoặc đường thốt nốt. Dùng hàng ngày trong vài tuần hoặc cho đến khi bạn thấy sự cải thiện rõ rệt. điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.

8. Mùi tây. 

Đây được coi là loại thực phẩm hiệu quả nhất trong điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vì đây là loại rau rất giàu vitamin A, đồng thời là thực phẩm sinh nhiệt, mở rộng tử cung nên có thể đẩy máu ra ngoài dễ dàng hơn.

Chị em có thể áp dụng 2 cách sau để điều trị rối loạn kinh nguyệt: 

  • Dùng hạt mùi tây:

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 6g hạt rau mùi khô.Đem hạt mùi đã chuẩn bị đem rửa sạch. Tiếp theo cho hạt rau mùi vào nồi và cho thêm khoảng 600ml nước. Sau đó đun sôi đến khi còn khoảng 300ml là dùng được. Các bạn để cho nước hạt mùi nguội bớt và cho thêm một chút đường cho dễ uống.Uống nước hạt rau mùi hàng ngày, mỗi ngày 3 lần. Thực hiện đều đặn, liên tục như vậy trong khoảng 5 - 7 ngày bạn sẽ thấy kinh nguyệt đều đặn hơn, không còn đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một phương thuốc tự nhiên rất hữu ích trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều kéo dài thì bạn nên chú ý uống khi còn nóng để cho hiệu quả tốt hơn. 

  • Lá rau mùi chữa kinh nguyệt không đều:

Chuẩn bị 1 nắm lá rau mùi tươi.Chị em lấy lá rau mùi tươi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó đổ khoảng 75 ml nước vào, trộn đều rồi lọc bã, chắt lấy nước uống.Chị em lưu ý nên uống nước lá rau mùi đều đặn hàng ngày trước chu kỳ kinh. Sau khoảng 3 - 4 ngày bạn sẽ thấy hiện tượng rối loạn kinh nguyệt được cải thiện rõ rệt.

9. Nha đam ( Lô hội). 

Nha đam có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa các hormone, từ đó sẽ có thể điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả. Để có thể đạt được hiệu quả mức cao nhất, tốt hơn hết, các chị em nên sử dụng nha đam ở dạng nước ép.

Cách dùng:  

Chiết lấy chất chất keo tươi từ một lá lô hội rồi pha vào một muỗng cà phê mật ong. Không dùng cách này khi kinh nguyệt đã diễn ra.

10. Đu đủ xanh.

Cách dùng:  

Uống nước ép đu đủ xanh trong một vài tháng. Không được uống khi đang trong kỳ kinh nguyệt của bạn. Đu đủ xanh chưa chín có tác dụng như một liều thuốc cho các chứng kinh nguyệt bất thường liên quan đến mãn kinh hoặc căng thẳng.

11. Hạt vừng/mè hoặc thốt nốt. 

Vừng ( mè) có chứa chất dầu cao nên có thể giúp cân bằng các hormone, từ đó sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các chị em chỉ cần rắc vừng lên trên một số món ăn khi ăn.

Cách dùng:  

Rang một nắm hạt vừng sau đó nghiền nguyễn chúng cùng với một thìa cà phê đường thốt nốt. Ăn một thìa cà phê loại bột này mỗi ngày khi đói trong vài tháng. Lưu ý sử dụng hai tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu. Hạt mè chứa rất nhiều các chất lignan giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, vì thế nó rất hữu ích trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Thêm nữa, chúng còn chứa các axit béo thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình sản xuất các loại hormone quan trọng.

Thốt nốt cũng sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt do nó có tính ấm nóng. Ngoài ra bạn có thể ăn trực tiếp một miếng đường thốt nốt. Tuyệt đối không dùng cách này khi kinh nguyệt đã bắt đầu diễn ra.

12. Hạt thì là. 

Hạt thì là giúp điều tiết nội tiết tố và sự mất cân bằng nội tiết tố. Do vậy, diệu ứng estrogen của nó sẽ giúp cân bằng hệ sinh sản nữ và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Cách dùng: 

  • Cách 1: 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày. 
  • Cách 2: Hãm hạt thì là giống như hãm trà xanh. Bạn dùng 1 - 2 thìa cà phê hạt thì là hãm cùng với một lít nước sôi. Ngoài ra bạn có thể thay thế việc uống nước hãm hạt thì là bằng 50-100ml dịch chiết từ hạt thì là. Uống ngày 2 lần và liên tục trong nhiều ngày.

13. Cây dâm bụt. 

Cây dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, chữa kinh nguyệt không đều, khí hư.

Với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt, có thể áp dụng cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng cây dâm bụt như sau: 

  • Cách 1: Sử dụng rễ cây dâm bụt, lấy vỏ rễ khô sắc uống ngày uống hai lần. Mỗi ngày uống khoảng 30 gram rễ dâm bụt khô sắc và uống trong 5 ngày liền trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 10 ngày. 
  • Cách 2: Lấy rễ dâm bụt 25 gram, phần vỏ rễ, rau má, ích mẫu, hương phụ sắc uống lẫn như trên. Giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ đều đặn hơn. 
  • Ngoài ra, cây dâm bụt còn có tác dụng chữa bệnh khí hư của phụ nữ. Vỏ thân cây dâm bụt 50gram sao vàng, rau má khoảng 20 gram, bệ móc khoảng 8 gram sắc uống ngày 2 lần, uống trong vòng 5 ngày liền sẽ cải thiện tình trạng khí hư. 
  • Đặc biệt, dùng hoa dâm bụt phơi trong bóng mát cho khô, hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày, uống liên tục khoảng 1 tuần là có chuyển biến rõ rệt.

14. Cây bạch đồng nữ.

Cách dùng: 

  • Bài 1: Bạch đồng nữ 16g, ích mẫu 40g, hương phụ tứ chế 15g, đậu đen 10g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g. Sắc uống, ngày uống 1 thang. 
  • Bài 2: Cao hương ngải ( hay HA1): Bạch đồng nữ 2g, ngải cứu 2g, ích mẫu 2g, hương phụ 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc đến 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng ( đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Ngày uống 3 - 6 ống, thời gian uống 3 tháng. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh khi thấy kinh, khó sinh nở và khí hư bạch đới. 

15. Cây uất kim.

Cách dùng:  

Uất kim 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, đơn bì 12g, hoàng cầm 12g, hương phụ 12g, chi tử 8g, bạch giới tử 6g. Sắc uống.

Tuy nhiên, " thần dược" quan trọng nhất chính là bản thân chị em phụ nữ chúng ta.Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cùng với những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà trên, chị em cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày để chu kỳ kinh được ổn định hơn với:

  • Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đảm bảo phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Theo đó, chị em nên ăn nhiều lần rau, củ, quả tươi, uống nhiều nước. Hạn chế các thức ăn có rất nhiều lần chất béo, thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh.
  • Luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, kháng viêm. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý kinh nguyệt.
  • Giữ vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng. Không mặc áo quần chật chội hoặc ẩm ướt, thay băng vệ sinh 4 giờ/lần…
  • Khám phụ khoa định kỳ trong khoảng 3 - 6 tháng/lần để nhận biết căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sự hành kinh của chị em.
  • Khi nhận bắt gặp bản thân xuất hiện bất kì bất hay nào từ kinh nguyệt thì tuyệt đối đừng nên bỏ qua mà cần thiết thực hiện xét nghiệm ngay, không lưỡng lự.

Nguồn: Phụ nữ sức khỏe

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn