Nguyễn Kế Lê Tiến “Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.”

[TỔNG HỢP] 15 Tục lệ ngày Tết đẹp đẽ của người Việt

Đăng 5 năm trước

Bạn biết gì về tục lệ ngày Tết tại Việt Nam? Tại sao nó lại đặc biệt mà mỗi năm có rất nhiều du khách nước ngoài đã đến đất nước chúng ta vào đúng ngay dịp này? Sẽ có rất nhiều người không biết hoặc không quan tâm về dịp này có ý nghĩa như thế nào đâu. Nhưng là một người trẻ tuổi, hiểu để tiến bộ và nhớ về cội nguồn thì không bao giờ là sai đâu các bạn ạ!

Dọn dẹp nhà cửa để đón Tết

Ngày Tết mọi thứ đều phải thật sự mới mẻ. Đúng như câu “Tiễn năm cũ, đón năm mới” như ông bà thường bảo. Vì thế dọn dẹp là tục lệ đầu tiên cần phải làm trước Tết. Sơn sửa nhà cửa, dọn dẹp chén đũa, sắm sửa vật dụng mới,… Tất cả đều làm vì hy vọng bước sang năm mới được sung túc hơn năm cũ.

Đã là Tết Việt Nam thì mọi thứ đều được làm theo những gì được truyền lại. Từ đời này sang đời khác vẫn phát triển, tuy có một số thay đổi nhỏ. Loại bỏ những tục lệ rườm rà không đáng đã thích nghi nhiều hơn với cuộc sống hiện đại. Nhưng chắc chắn, có những điều dù nhỏ vẫn không thể từ bỏ được vì đó là cội nguồn.

Mua hoa chưng Tết

Tục lệ ngày Tết đặc trưng không thể bỏ qua đó là mua hoa chưng. Những bó hoa, chậu bông cây kiểng điều là nét tô điểm cho mùa Tết thêm rộn ràng. “Xuân về trăm hoa đua nở”, mùa đâm chồi nẩy lộc. Ngoài ý nghĩa làm đẹp, những đóa hoa còn mang đến những sự may mắn, tài lộc cho năm mới đến. Vì vậy, không chỉ có mẹ mà các ông bố đều muốn tìm cho mình được những chậu cây đẹp nhất.

Đặc biệt, mỗi loài hoa thường mang những ý nghĩa riêng. Người thích Lộc – Phát; người thì chỉ cần vừa đủ là hạnh phúc nên việc chọn hoa của từng nhà luôn mang một nét đặc trưng riêng. Những đóa hoa, cành cây như một lời gửi gắm đến năm mới của một gia đình.

Nấu bánh chưng bánh tét

Những năm trước đây, tục lệ này thường chỉ được thấy ở những vùng quê đất rộng, đông con. Nhưng hiện nay thì nó dần trở thành quen thuộc đối với cả dân thành thị. Trời bắt đầu sang xuân, nhất là những tháng gần Tết là nhà nhà đua nhau đi mua lá về gói bánh. Tuy sẽ có người nấu ngon nấu không đạt nhưng nó lại mang một ý nghĩa sâu hơn. Cả nhà cùng nhau gói rồi nấu bánh, chờ bánh chín và nhận thành quả. Đó là niềm vui năm mới của cả gia đình, đoàn tụ, quây quần cùng nhau.

Ai đi xa quê, chắc sẽ nhớ về tục lệ ngày Tết gói bánh này ở quê nhà. Bởi không phải ở đâu chúng ta cũng có thể có được không khí Tết như nơi đây.

Phong tục tiễn ông Công ông Táo về trời

Từ ngày biết dùng lửa, con người đã thờ ông Táo. Ông là vị thần giữ nhà, lo cho căn bếp luôn được ấm cúng. Và mỗi năm thì ông cũng được vài ngày “xả hơi” để về Thiên Đình bẩm báo chuyện dân gian. Và tục lệ tiễn ông Táo về trời là không một ai được quên.

Nếu 3 phong tục trên là hương sắc của ngày Tết thì đây chính là nguồn cội. Chúng ta đều phải hiểu rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đặt niềm tin nơi đâu, nơi đó sẽ cho bạn một sự bình yên.

Tục đón Giao thừa

Tục nói rằng, giao thừa chính là lúc trời đất gặp nhau. Lúc này, mọi linh khí mang đến cảm giác dâng trào đến khó tả. Bàn cúng Giao thừa đánh dấu cho việc kết thúc năm cũ, bắt đầu chào đón năm mới hưng vượng hơn. Một mâm cúng mặn hoặc trái cây cho Giao thừa là tùy vào mỗi nhà. Đồng thời, trên bàn thờ Tổ tiên cũng phải có những loại trái cây truyền thống. Miền Nam thường có “Cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài hoặc Thơm”.

Xông đất Mồng 1

Tục lệ ngày Tết của Việt Nam thú vị nhất chính là xông đất vào Mồng 1. Người bước vào nhà của chủ nhân đầu tiên phải là người hợp số mệnh; tài vận thì mới đem đến được sự may mắn cả năm cho chủ nhà. Vì thế, người kỹ tính thường lựa chọn rất kỹ người bước vào nhà mình ngày Mồng 1 Tết. Hay người có tang trong năm sẽ tự khắc biết và sẽ không đến thăm nhà vào ngày đầu tiên của năm này.

Đây chính là 6 phong tục truyền thống của người Việt Nam. Chắc rằng khi bất cứ ai đi đâu vẫn sẽ nhớ về nơi Cha đất Tổ. Gắn liền với tuổi thơ, cùng những tục lệ ngày Tết đặc biệt mà không đâu có được.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau, cụ thể:

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên mâm ngũ quả phải phối theo 5 màu tương ứng: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc có 5 loại quả gồm: chuối, bưởi, đào, quýt, hồng.

Thăm mộ tổ tiên

Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Hái lộc đầu xuân

Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Xuất hành

Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.

Đi lễ chùa đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Khai bút

Ngày đầu xuân, trẻ em có tục khai bút, treo câu đối đỏ để cầu may mắn và hi vọng tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Đi chợ Tết, xin chữ về thờ

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn